Cuối thu trên sân trường những cây bàng cây phượng khẳng khiu trơ trụi lá chỉ còn cây sữa tươi tốt trong màu lá xanh và hương thơm nồng nàn xao xuyến trúng thì thân trò chuyện với nhau em hãy ghi lại cuộc trò chuyện đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.
"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.
Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.
Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.
Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:
"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.
Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:
"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"...
("Đất Nước" - Nguyễn Khoa Điềm)
Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.
Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo... nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.
Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.
Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.
Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. "Ở hiền gặp lành" câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.
Bài tham khảo 1
Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.
Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo… nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.
Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.
Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.
Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. “Ở hiền gặp lành” câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.
Bài tham khảo 2
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người tên là Sơn Tinh, chúa tể của miền non cao, tài nghệ phi thường. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người tên là Thủy Tinh, chúa tể của vùng nước thẳm, có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai người đều xứng đáng làm rể vua Hùng nhưng vua Hùng chỉ có một người con gái, nên băn khoăn không biết gả cho ai. Cuối cùng, vua đành phán rằng: Sáng mai, ai đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh mang đủ sính lễ theo yêu cầu của vua Hùng: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vua Hùng ưng ý, cho Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên.
Vì đến muộn nên không lấy được vợ, Thủy Tinh giận dữ, đùng đùng đuổi theo. Chàng hóa phép gây ra mưa to gió lớn, dâng nước sông lên cao hòng nhấn chìm đồng ruộng, núi đồi. Sơn Tinh chiến đấu kiên cường. Cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức thua trận, đành ôm mối hận tình.
... Mối thù từ ngàn xưa, cho đến nay Thủy Tinh vẫn không quên. Mùa lũ năm 2006, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lấy Mị Nương.
Gần một tuần nay, những đám mây xám đầy hơi nước che kín mặt trời. Tiếng sấm nổ ran. Ánh chớp nhoang nhoáng xé rách bầu trời u ám. Từ thượng nguồn, nước lũ đổ về cuồn cuộn, cuốn phăng mọi thứ bắt gặp trên đường. Sông Hồng sục sôi sóng đỏ, giống như một con ngựa bất kham đang tung bờm phi nước đại. Nước dâng mấp mé mặt đê, con đê sừng sững chạy dọc theo sông, làm nhiệm vụ ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng.
Mặc cho Thủy Tinh điên cuồng, hung hãn báo thù, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh chống trả bằng mọi lực lượng và phương tiện hiện đại. Trên chiếc trực thăng đặc biệt do đại bàng cầm lái đang bay là là sát mặt sông, Sơn Tinh dùng ống nhòm quan sát, phát hiện ra những chỗ Thủy Tinh tập trung nhiều quân nhất để tấn công phá vỡ thân đê. Thôi thì đủ cả thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá... đàn đàn lũ lũ hùng hổ kéo sau Thủy Tinh, tưởng sẽ nhấn chìm đất Phong Châu trong biển nước.
Sơn Tinh sáng suốt chỉ huy trận đánh qua máy bộ đàm. Hàng trăm chiếc máy xúc, máy ủi sẵn sàng chờ lệnh, ở những quãng đê xung yếu, người đông như kiến, hối hả khiêng đất, khiêng đá và móc các khối bê tông đúc sẵn vào cần cẩu. Hàng chục chiếc cần cẩu giống như những cánh tay bằng thép khổng lồ làm việc không biết mệt. Chỉ sau một thời gian ngắn, dãy sà lan có sức chứa hàng ngàn tấn đã được xếp đầy đất đá để dùng cho việc vá đê nếu chẳng may đê bị vỡ. Trên mặt sông, hàng chục xe lội nước dàn hàng ngang, rà lưới sát đáy sông, bắt sống vô số quân tướng của Thủy Tinh, khiến cho hàng ngũ bị rối loạn, mất tinh thần chiến đấu. Cho đến lúc này, dẫu Thủy Tinh đã trổ hết tài nhưng con đê sông Hồng vẫn sừng sững như bức tường thành không gì tàn phá nổi. Hễ Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hoá phép nâng con đê lên cao bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh thì sức cùng lực kiệt, bại trận đành rút quân về.
Khắp mặt đất rộn ràng tiếng trống chiêng và tiếng reo hò mừng chiến thắng. Bầu trời lại xanh trong, chan hoà ánh nắng. Cây cối xanh tươi trở lại, chim chóc líu lo, muông thú tưng bừng mở hội. Người người hân hoan và càng thêm tin tưởng vào tài đức tuyệt vời của Sơn Tinh - vị thần ngự trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi.
Suốt mấy ngàn năm qua, năm nào Thủy Tinh cũng đánh Sơn Tinh nhưng chưa bao giờ thắng. Tuy vậy, Thủy Tinh không nguôi mối hận thù, hằng năm cứ đến tháng bảy, tháng tám lại gây ra giông bão, lũ lụt.
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết đẹp và hay vào bậc nhất trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Truyện phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa, đồng thời cũng nêu lên chân lí: con người có thể làm được tất cả với ý chí và nghị lực phi thường của mình.
Bài tham khảo 3
Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.
Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.
Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.
Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.
Các bạn tin truyện này có thật hay không. Riêng tôi, tôi đảm bảo truyện này có thật một trăm phần nghìn đó.
Chúc bn học tốt
Có,vì ai cũng đều phải làm việc thì mới có ăn.Nếu như không có miệng sẽ không có sức khỏe,nếu không có chân,tay,mắt ,tai thì sẽ chẳng làm nên việc gì cả.
Ý bạn là sao?