K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2020

thông minh , nhanh nhẹn

23 tháng 2 2020

 Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho tôi mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ, mặc dù hơi nhút nhát và rụt rè nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

24 tháng 2 2020

a) So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

- So sánh vật với vật:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].

(Vũ Tú Nam)

b) So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

Bà như quả đã chín rồi

 Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

  Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Gợi ý: Có thể lấy thêm các ví dụ sau.

a) So sánh đồng loại

- Người với người:

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.

(Tố Hữu)

- Vật với vật:

Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.

(Đoàn Giỏi)

b) So sánh khác loại

- Vật với người:

Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

(Thép Mới)

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Bác Hồ)

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

(Tố Hữu)

Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,

Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.

(Xuân Diệu)



 

23 tháng 2 2020

Đổi: \(3900=3,9kg\)

a, Trọng lượng: \(P=10m=10.3,9=39N\)

b, Khối lượng riêng của vật: \(D=\frac{m}{V}=\frac{3,9}{0,0005}=7800\left(kg/m^3\right)\)

Vậy .........

23 tháng 2 2020

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

23 tháng 2 2020

Văn mẫu lớp 6: Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em

Bài văn mẫu kể lại truyện Thạch Sanh

356 21.449

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em

Văn mẫu lớp 6: Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em được Thư viện văn mẫu VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp cho việc dạy và học môn Ngữ Văn 6 trở nên hiệu quả hơn. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo.

Văn mẫu lớp 6: Kể sáng tạo truyện Thạch Sanh (Theo lời kể của Công chúa)

Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời kể của Lý Thông

Văn mẫu lớp 6: Em hãy đóng vai Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh để kể về cuộc đời của mình

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em - Bài làm 1

Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Tủ lạnh Funiki FR-135CD (135 lít)

3.049.000đ

META.vn

Đèn bàn Tiross TS1805

406.000đ

META.vn

Máy làm sữa đậu nành Magic Korea A-68 - 1,3 lít

980.000đ

META.vn

Dầu gội dược liệu Thái Dương 7 (200ml)

100.000đ

META.vn

Bộ tinh dầu cắm điện Airwick Aroma Oil Diffuser

220.000đ

META.vn

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Bài làm 2

Ngày xưa, ở quận Cao Bình có vợ chồng làm nghề đốn củi hiền lành, giàu lòng thương người. Ngọc Hoàng thương tình hai vợ chồng hiếm hoi bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Người vợ mang thai, nhưng đã nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng qua đời… Mãi mấy năm sau, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, mẹ hiền cũng qua đời. Thạch Sanh bơ vơ, lấy gốc đa làm nhà, kiếm củi độ thân. Ngọc Hoàng rất thương, bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và cho búa thần làm vũ khí.

Gần vùng có tên Lý Thông làm nghề bán rượu. Hắn đã đón Thạch Sanh về nhà kết nghĩa làm anh em. Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mình cho Chằn tinh. Lý Thông đánh lừa Thạch Sanh "đi canh miếu thần" để thế mạng. Nửa đêm, Chằn tinh xông đến vồ mồi, hai bên đánh nhau dữ dội. Chằn tinh tàng hình dùng phép lạ. Thạch Sanh vung búa thần chém chết Chằn tinh, cắt đầu và xả xác quái vật, Thạch Sanh được bộ cung tên thần bằng vàng. Xách đầu Chằn tinh về, Thạch Sanh đập cửa gọi. Hai mẹ con họ Lý hoảng hồn… Nhưng khi mở cửa, Lý Thông nhìn thấy cái đầu khổng lồ của Chằn tinh, hắn bèn dọa Thạch Sanh là đã giết chết vật báu của vua nuôi, phải mau mau trốn đi. Thạch Sanh lại trở về gốc đa chốn cũ. Lý Thông đem đầu Chằn tinh dâng nộp triều đình và hắn được vua phong tước Quận công.

Trong lễ hội kén chọn phò mã, công chúa đã bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đang nằm nghỉ dưới gốc đa chợt thấy con chim lạ bay qua liền giương cung bắn. Đại bàng bị trúng tên, vẫn cố bay về hang ổ. Nhà vua hứa gả công chúa cho người tài nào cứu được công chúa. Lý Thông tìm gặp "đứa em kết nghĩa". Thạch Sanh theo dấu máu tìm đến hang ổ đại bàng. Ác điểu chống trả quyết liệt chàng dũng sĩ, nhưng nó đã bị chàng dùng cung tên vàng bắn mù cả hai mắt, dùng búa thần chém đứt vuốt sắc, bổ vỡ làm đôi đầu quái vật. Dòng dây đưa nàng công chúa thoát khỏi hang sâu, Lý Thông sai quân lính vần đá lấp cửa hang để hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã đi khắp hang lạnh, khám phá. Thạch Sanh lại dùng cung tên thần bắn tan cũi sắt, cứu thoát Thái tử con vua Thủy tề đang bị đại bàng giam hãm. Thạch Sanh được Thái tử mời xuống chơi thủy phủ. Nhà vua hậu đãi chàng dũng sĩ cõi trần. Để đền ơn ân nhân, vua Thủy tề tặng Thạch Sanh nhiều vang ngọc, nhưng chàng khước từ, chỉ xin nhận một cây đàn thần làm kỉ vật. Thạch Sanh lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương.

Hồn Chằn tinh và đại bàng gặp nhau, lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chúng ăn trộm kho báu của nhà vua đem về giấu ở gốc đa. Thạch Sanh bị hạ ngục!

Công chúa sau khi được cứu thoát thì bị câm. Các quan ngự y đều bó tay. Lý Thông vô cùng nóng ruột… Nằm trong ngục, Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn lúc thì ai oán não nùng, lúc thì hờn căm uất hận. Nghe tiếng đàn thần, công chúa tự nhiên nói được, nàng xin vua cha được gặp người đánh đàn. Gặp ân nhân, công chúa vui mừng khôn xiết kể. Lý Thông bị hạ ngục. Nhà vua giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng đã tha tội, cho cả hai mẹ con về quê. Nhưng đến giữa đường, cả hai mẹ con Lý Thông đều bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Vua cho Thạch Sanh làm phò mã. Mười tám nước chư hầu bất bình kéo quân vây đánh kinh đô. Thạch Sanh lại dùng đàn thần đẩy lui giặc. Hàng vạn tướng sĩ chư hầu được Thạch Sanh đãi một niêu cơm thần bé xíu mà họ ăn mãi chẳng hết.

Mấy năm sau, vua già yếu, nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Bài làm 3

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiên sầv lành” và “ác giả ác báo”.

Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em – Bài làm 4

Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, hàng ngày lên rừng chặt củi để nuôi thân, lấy gốc đa làm nhà. Năm 13 tuổi, Thach Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Lí Thông làm nghề bán rượu, kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh và được cung tên vàng. Lí Thông cướp công Thạch Sanh, tìm cách đẩy người em kết nghĩa trở lại gốc đa. Thạch Sanh bắn trọng thương đại bàng, lần theo vết máu tìm đến hang sâu.

Chàng đã cứu được công chúa Quỳnh Nga con vua Viện Vương và hoàng tử con vua Thủy Tề. Chàng được mời xuống thăm thủy cung. Tại đây chàng chinh phục được Hồ Tinh. Vua Thủy Tề tặng chàng một cây đàn và một niêu cơm thần. Trở lại gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại. Thạch Sanh bị giam vào ngục tối.

Chàng lấy đàn thần ra gảy. Công chúa Quỳnh Nga đang ốm đau bỗng tươi tỉnh lại, nói cười khi nghe tiếng đàn thần. Mưu gian của Lí Thông bị bại lộ. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường cả hai mẹ con bị Thiên Lôi đánh chết, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Quân 18 nước chư hầu kéo đến vây kinh đô. Thạch Sanh gảy đàn thần lui giặc, không mất một mũi tên, không chết một mạng người nào. Thạch Sanh dọn một niêu cơm mà quân 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Thạch Sanh được phong quốc trạng. ít lâu sau, vua Viện Vương nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Đáng chú ý nhất là truyện Thạch Sanh đã vạch cho mọi người thấy rằng cái chính nghĩa, cái thiện chỉ có thể tạm thời bị che lấp, nhưng cuối cùng vẫn giành được thắng lợi, cái phi nghĩa, cái ác có thể tạm thời thắng thế, nhưng cuối cùng sẽ bị thất bại, những kẻ mang tư tưởng phi nghĩa, tư tưởng đen tối dù có mưu mô, khôn khéo đến đâu cũng sẽ bị trừng trị.

Câu 1 :  Suy nghĩ của em về câu chuyện sau :                                        Báu vậtLúc hấp hối , một bác nông dân muốn cho các con mình trở thành những người làm nghề nông giỏi Bác cho gọi các con đến bên giường và dặn: " Các con ơi , bố sắp từ giã cõi đời này. Các con hãy ra cánh đồng nho tìm một thứ giấu ở đó. Đó là tất cả những gì bố dành cho các con ". Các cậu con trai cứ tưởng...
Đọc tiếp

Câu 1 :  Suy nghĩ của em về câu chuyện sau :
                                        Báu vật
Lúc hấp hối , một bác nông dân muốn cho các con mình trở thành những người làm nghề nông giỏi 
Bác cho gọi các con đến bên giường và dặn: " Các con ơi , bố sắp từ giã cõi đời này. Các con hãy ra cánh đồng nho tìm một thứ giấu ở đó. Đó là tất cả những gì bố dành cho các con ". Các cậu con trai cứ tưởng bố giấu vật gì nên ra sức đào bới ko chừa 1 chỗ nào. Thực ra chẳng có báu vật gì cả, nhưng vì nho được vun xới cẩn thận nên các con bác nông dân đã được mùa bội thu.
Câu 2 : 
" Ngày xưa có 2 mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khao khát được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi ( không phải là người con chết ) và cuối cùng, anh mang về được quả táo biếu người mẹ ".
Dựa vào lời tóm tắt trên em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện

1
24 tháng 2 2020

Câu 1:

Câu chuyện mang đến thông điệp: Lao động là vinh quang, lao động tạo ra giá trị.

23 tháng 2 2020

Câu :"Người đẹp như hoa"  (1)

và "Hoa đẹp hơn người"      (2)

*Giống:

- Ngắn gọn, súc tích

- Sử dụng biện pháp so sánh

- Dùng hình ảnh người và hoa để đối chiếu

* Khác :

- Câu (1) : so sánh ngang bằng

- Câu (2): so sánh không ngang bằng

*Ý nghĩa:

- Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung cho nhau về mặt ngữ nghĩa.

- Một bên ca ngợi người phụ nữ có nhan sắc đẹp tựa bông hoa; một bên lại đề cao sắc đẹp của bông hoa

23 tháng 2 2020

Sorry các bạn mình nhầm đề nhé. Phải là "Hoa đẹp như người"

          Đề 2:Phần 1: Đọc hiểu:Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:      Dù giáp mặt cùng biển rộng      Cửa sông chẳng dứt cội nguồn      Lá xanh mỗi lần trôi xuống      Bỗng... nhớ một vùng núi non...Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.Câu 2: Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn...
Đọc tiếp

          Đề 2:

Phần 1: Đọc hiểu:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

      Dù giáp mặt cùng biển rộng

      Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

      Lá xanh mỗi lần trôi xuống

      Bỗng... nhớ một vùng núi non...

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên

Câu 4: Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng?

Phần 2: Tạo lập văn bản:

Câu 1: Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150 chữ ) kể về những nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn.

Câu 2: Đọc bài thơ sau

      Buổi sáng

      Biển giấu mặt trời

      Sáng ra mới thả

      Qủa cầu bằng lửa 

      Bay trên sóng xanh.

      Trời như lồng bàn

      Úp lên đồng lúa

      Nhốt cả bầy chim

      Đang còn mê ngủ.

      Cỏ non sương đêm

      Trổ đầy lưỡi mác 

      Nắng như sợi mềm 

      Xâu từng chuỗi ngọc.

      Đất vươn vai thở

      Thành khói lan a đà

      Trời hừng bếp lửa

      Xóm làng hiện ra.

   Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả

Ai nhanh mình tich nha

Mình cần gấp lắm

 

 

 

0

1.Người Tây Âu – Lạc Việt chiến đấu dũng cảm, mưu trí, biết dựa vào địa thế rừng núi, ngày ở yên "ngày ẩn", đếm đến ra đánh quân Tần "đêm hiện", đánh lâu dài với giặc khiến chúng gặp nhiều khó khăn, chán nản, mất hết ý chí xâm lược, phải rút quân.

2.Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần:

- Buổi đầu cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt gặp nhiều khó khăn, quân thù hung bạo, người thủ lĩnh Tây Âu bị giết,... nhưng nhân dân không chịu đầu hàng mà trốn vào rừng, tiếp tục cuộc kháng chiến.

- Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Tây Âu – Lạc Việt đã kiên cường chiến đấu, đẩy quân Tần vào thế "đóng đinh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong", năm 208 TCN thì giành được thắng lợi, nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

23 tháng 2 2020

1.                                                 Bài làm 

.- Tổ tiên ta bước đầu tạo dựng được truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Thán phục và học tập tinh thần chiến đấu bất khuất của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước.

2.                                                   Bài làm
Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt chống quân xâm lược Tần :
- Buổi đầu cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Tây Âu — Lạc Việt gặp nhiều khó khăn, quân thù hung bạo, người thủ lĩnh Tây Âu bị giết..., nhưng nhân dân không chịu hàng mà trốn vào rừng, tiếp tục cuộc kháng chiến.
- Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã kiên cường chiến đấu, đẩy quân Tần vào thế "đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong", năm 208 TCN thì giành được thắng lợi, nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh.

 

+ Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

+ Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm. + Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

+ Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.