vì sao châu á có nhiều đới và kiểu khí hậu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vai trò của nhân tố địa hình và đất đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:
- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên (Trung Du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên). Khu vực này có đất feralit là chủ yếu, thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,; Có các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn thích hợp để chăn nuôi gia súc lớn
- Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích với đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển; đất phù sa là chủ yếu, thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực (cây lúa nước,..), thực phẩm (rau, đậu,..)
Ta có: Việt Nam ở khu vực giờ số 7
⇒ Trận bóng diễn ra vào: \(17h30'-7h=10h30'\) ở khu vực giờ gốc (cũng là ở Pari)
Do đó:
+) Trận bóng diễn ra vào: \(19h-10h30'=8h30'\) ở Niu Looc (khu vực giờ số 19)
+) Trận bóng diễn ra vào: \(10h30'+5h=15h30'\) ở Niu Đê Li (khu vực giờ số 5)
+) Trận bóng diễn ra vào: \(10h30'+2h=12h30'\) ở Matxcơva (khu vực giờ số 2)
+) Trận bóng diễn ra vào: \(10h30'+8h=18h30'\) ở Bắc Kinh (khu vực giờ số 8)
+) Trận bóng diễn ra vào: \(10h30'+9h=19h30'\) ở Tô Ki Ô (khu vực giờ số 9)
Bài 2.
a. Em cung cấp thêm hình ảnh bản đồ nhé.
Em dùng thước kẻ đo khoảng cách từ C đến D. Sau đó tìm tỉ lệ bản đồ => Tính được khoảng cách thực tế trên bản đồ bằng tính toán.
b. Có nghĩa là khoảng cách trên bản đồ đã bị thu nhỏ 1 000 000 lần so với kích thước trên thực tế.
Châu Phi phát triển kém hơn so với các châu lục khác do nhiều nguyên nhân phức tạp và đan xen, tiêu biểu là:
- Lịch sử bị thực dân hóa đã để lại những hậu quả nặng nề. Việc bị các nước châu Âu đô hộ và khai thác tài nguyên trong thời gian dài đã khiến châu Phi mất đi cơ hội phát triển tự chủ, đồng thời gây ra sự bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội. Các quốc gia mới độc lập phải đối mặt với những khó khăn trong việc xây dựng thể chế, giải quyết mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo, dẫn đến xung đột và bất ổn kéo dài.
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng là một trở ngại lớn. Phần lớn châu Phi có khí hậu khô hạn, đất đai kém màu mỡ, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Những yếu tố này đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, cản trở phát triển kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
- Xung đột và bất ổn chính trị đã làm suy yếu nền kinh tế và xã hội. Nội chiến, xung đột sắc tộc, tham nhũng và quản lý yếu kém đã làm mất đi nguồn lực, cơ hội phát triển và gây ra tình trạng bất ổn, khiến các nhà đầu tư e ngại.
- Hệ thống giáo dục và y tế yếu kém đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chất lượng giáo dục thấp dẫn đến thiếu nguồn nhân lực có trình độ, trong khi hệ thống y tế yếu kém không thể đảm bảo sức khỏe cho người dân, làm giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn là một nút thắt lớn. Đường giao thông, hệ thống điện, nước sạch và các dịch vụ công cộng khác ở nhiều nơi chưa phát triển, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, sản xuất và kinh doanh, làm tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh.
- Nợ nần và phụ thuộc vào viện trợ đã khiến nhiều nước châu Phi khó tự chủ trong phát triển kinh tế. Gánh nặng nợ nần lớn và sự phụ thuộc vào viện trợ từ nước ngoài đã hạn chế khả năng đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng.
Em tham khảo !
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Hệ quả:
- Tạo ra sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
+ Miền Trung có mùa hạ rất khô và nóng, mùa mưa lùi về thu đông.
Nhận định trên nói về vùng núi Đông Bắc của nước ta. Đây là vùng núi thấp có hướng vòng cung, trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và chạy dài từ Bắc vào Nam.
Hướng dẫn giải:
Nhận định trên nói về địa hình "đồi núi" của nước ta. Việt Nam có địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và kéo dài từ Bắc vào Nam. Điều này thể hiện qua các dãy núi lớn như dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, dãy Trường Sơn ở miền Trung, và các dãy núi khác trải dài khắp đất nước. Địa hình đồi núi của Việt Nam không chỉ tạo nên cảnh quan thiên nhiên phong phú mà còn ảnh hưởng đến khí hậu, sông ngòi, và điều kiện sinh sống của người dân.
Châu lục có đặc điểm đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, đồi núi chiếm 1/3 diện tích và núi cao tập trung ở phía Nam là châu Âu.
Châu Á có nhiều đới và kiểu khí hậu vì lãnh thổ châu Á trải dài từ cực Bắc xuống đến tận xích đạo.
Vì Châu Á có hình dạng lãnh thổ rộng lớn