K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2020

CẦN GẤP LẮM, CÁC BẠN GIÚP MÌNH

6 tháng 5 2020

TRONG MẤY TIẾNG NỮA, LÀM CHO MÌNH MỘT BÀI VĂN NHE

6 tháng 5 2020

nghĩa là ????

6 tháng 5 2020

Giải 

-Câu trên có nghĩa còn giữ vững được tiếng nói là còn phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

6 tháng 5 2020

“Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung”…

Những lời ca đầu tiên trong bài hát của nhạc sĩ Văn Cao khắc họa hình ảnh êm đềm và yên ả của làng quê Việt Nam ngày đất nước vừa giành được độc lập. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã mở cuộc càn quét, xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946, toàn dân ta bước vào trận chiến đấu chống lại sự đàn áp, đốt phá, tàn sát đồng bào của giặc.

Cuộc chiến tranh đẫm máu ngày ấy được nhạc sĩ Văn Cao diễn tả rất bi thương, ai oán trong tác phẩm của ông:

“Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà
Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn
Đường ngập bao xương máu tơi bời
Đồng không nhà trống tàn hoang”…

Chỉ những con người sống trong thời kỳ lịch sử ấy mới thấu hiểu được hoàn cảnh khắc nghiệt của dân tộc lúc bấy giờ. Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê Việt nam sau những ngày hòa bình lập lại, chỉ biết được chiến tranh qua những trang lịch sử, sách báo và văn học, chưa bao giờ được nghe những người trong gia đình, những nhân chứng sống của ngày ấy kể về cuộc sống gian khổ và hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 11/2 âm lịch vừa qua, khi về quê cùng gia đình làm giỗ cho những người thân, tôi: đã hỏi bố: “Vì sao nhà mình lại giỗ chung ba người trong một ngày hả bố?”. Bố tôi trầm ngâm, bằng giọng buồn buồn ông chậm rãi kể lại về ngày định mệnh ấy của gia đình.

Ngày này, năm ấy (11/2 năm Đinh Hợi - 1947) quân Pháp kéo về càn quét quê tôi. Chúng bắn phá, giết hại rất nhiều người dân vô tội. Chỉ trong một ngày, làng tôi có đến mấy chục người thiệt mạng, riêng gia đình bố tôi mất ba người ở ba thế hệ, gồm bà cố nội, ông nội và bác họ của tôi.

Bà cố nội vì cất vuông vải màu đỏ, chúng tưởng bà đang giấu cờ đỏ sao vàng, liền xả súng bắn chết ngay tại nhà, còn ông nội và người bác tôi chúng vô cớ sát hại ở hai nơi khác nhau, cùng bao người dân khác trong làng. Khi ấy bố tôi mới mười ba tuổi, cô ruột tôi mới chỉ biết bò, chưa đầy một tuổi. Cùng ngày này làng tôi rất nhiều gia đình có giỗ.

Hôm đó giặc Pháp đã tập trung dân làng, bắt mọi người đứng xếp hàng để tìm một cán bộ Việt minh tên Lâm, do đã có một tên Việt gian chỉ điểm trước đó. Chúng lần lượt tra hỏi từng người, song tất cả đều nói không biết, chúng không thể ngờ rằng ông Lâm đứng ngay trước mặt tên chỉ huy Pháp, chính ông cũng là người bị tra khảo và đã trả lời không biết. Người cán bộ Việt minh đó là một cán bộ du kích mưu trí, dũng cảm, được sự che giấu của dân làng nên ông đã không bị lộ...

Đến nay đã hơn nửa thế kỷ, những hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí của bố tôi và những bậc cao niên trong làng. Lòng căm thù ăn sâu vào tâm hồn thơ trẻ của bố tôi. Năm 1950, mới mười sáu tuổi, bố tôi giấu bà nội xung phong đi bộ đội tham gia kháng chiến, rồi các cuộc hành quân đói rét vô cùng gian khổ khắc nghiệt, ông vẫn cùng các đồng đội của mình chiến đấu dũng cảm. Năm 1953 trong một đợt hành quân, đơn vị của ông rơi vào ổ phục kích, bao đồng đội hy sinh, bố tôi bị thương và được các đồng chí của mình đưa về nhà thương chữa trị. Rồi sau khi quay trở lại chiến trường một thời gian, do sức khỏe ông bị ảnh hưởng rất nặng bởi sức ép quá lớn của đại bác, ông phải trở về hậu phương…

Chuyện của bố tôi khiến tôi liên tưởng tới biết bao làng quê Việt Nam ngày ấy. Làng tôi đã không còn xanh bóng tre như ngày nào mà“đường ngập bao xương máu tơi bời” như lời bài hát miêu tả. Không thể nói hết được tài năng của nhạc sĩ Văn Cao, chỉ bằng những âm hưởng giản dị với lời ca mộc mạc “Làng tôi” đã vẽ nên những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến… Sự tàn bạo của thực dân Pháp làm tăng thêm nỗi hận thù của mọi người dân, mọi làng quê Việt nam, thôi thúc họ một lòng theo kháng chiến đánh đuổi bè lũ xâm lược:

“Làng tôi theo đoàn quân du kích
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy và đào hầm sâu”

Làng tôi đã trở thành một ký ức không thể phai mờ đối với bao thế hệ . Đó cũng là một bức tranh bằng âm thanh cho lứa tuổi trẻ sau này hiểu về làng quê Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để tất cả mọi người càng hiểu hơn, yêu hơn quê hương mình trong những ngày hòa bình xây dựng. Những làng quê lại mãi xanh những bóng hình hiền hòa, yêu dấu.

6 tháng 5 2020

“Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung”…

Những lời ca đầu tiên trong bài hát của nhạc sĩ Văn Cao khắc họa hình ảnh êm đềm và yên ả của làng quê Việt Nam ngày đất nước vừa giành được độc lập. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã mở cuộc càn quét, xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946, toàn dân ta bước vào trận chiến đấu chống lại sự đàn áp, đốt phá, tàn sát đồng bào của giặc.

Cuộc chiến tranh đẫm máu ngày ấy được nhạc sĩ Văn Cao diễn tả rất bi thương, ai oán trong tác phẩm của ông:

“Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà
Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn
Đường ngập bao xương máu tơi bời
Đồng không nhà trống tàn hoang”…

Chỉ những con người sống trong thời kỳ lịch sử ấy mới thấu hiểu được hoàn cảnh khắc nghiệt của dân tộc lúc bấy giờ. Tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê Việt nam sau những ngày hòa bình lập lại, chỉ biết được chiến tranh qua những trang lịch sử, sách báo và văn học, chưa bao giờ được nghe những người trong gia đình, những nhân chứng sống của ngày ấy kể về cuộc sống gian khổ và hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Cho đến ngày 11/2 âm lịch vừa qua, khi về quê cùng gia đình làm giỗ cho những người thân, tôi: đã hỏi bố: “Vì sao nhà mình lại giỗ chung ba người trong một ngày hả bố?”. Bố tôi trầm ngâm, bằng giọng buồn buồn ông chậm rãi kể lại về ngày định mệnh ấy của gia đình.

Ngày này, năm ấy (11/2 năm Đinh Hợi - 1947) quân Pháp kéo về càn quét quê tôi. Chúng bắn phá, giết hại rất nhiều người dân vô tội. Chỉ trong một ngày, làng tôi có đến mấy chục người thiệt mạng, riêng gia đình bố tôi mất ba người ở ba thế hệ, gồm bà cố nội, ông nội và bác họ của tôi.

Bà cố nội vì cất vuông vải màu đỏ, chúng tưởng bà đang giấu cờ đỏ sao vàng, liền xả súng bắn chết ngay tại nhà, còn ông nội và người bác tôi chúng vô cớ sát hại ở hai nơi khác nhau, cùng bao người dân khác trong làng. Khi ấy bố tôi mới mười ba tuổi, cô ruột tôi mới chỉ biết bò, chưa đầy một tuổi. Cùng ngày này làng tôi rất nhiều gia đình có giỗ.

Hôm đó giặc Pháp đã tập trung dân làng, bắt mọi người đứng xếp hàng để tìm một cán bộ Việt minh tên Lâm, do đã có một tên Việt gian chỉ điểm trước đó. Chúng lần lượt tra hỏi từng người, song tất cả đều nói không biết, chúng không thể ngờ rằng ông Lâm đứng ngay trước mặt tên chỉ huy Pháp, chính ông cũng là người bị tra khảo và đã trả lời không biết. Người cán bộ Việt minh đó là một cán bộ du kích mưu trí, dũng cảm, được sự che giấu của dân làng nên ông đã không bị lộ...

Đến nay đã hơn nửa thế kỷ, những hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí của bố tôi và những bậc cao niên trong làng. Lòng căm thù ăn sâu vào tâm hồn thơ trẻ của bố tôi. Năm 1950, mới mười sáu tuổi, bố tôi giấu bà nội xung phong đi bộ đội tham gia kháng chiến, rồi các cuộc hành quân đói rét vô cùng gian khổ khắc nghiệt, ông vẫn cùng các đồng đội của mình chiến đấu dũng cảm. Năm 1953 trong một đợt hành quân, đơn vị của ông rơi vào ổ phục kích, bao đồng đội hy sinh, bố tôi bị thương và được các đồng chí của mình đưa về nhà thương chữa trị. Rồi sau khi quay trở lại chiến trường một thời gian, do sức khỏe ông bị ảnh hưởng rất nặng bởi sức ép quá lớn của đại bác, ông phải trở về hậu phương…

Chuyện của bố tôi khiến tôi liên tưởng tới biết bao làng quê Việt Nam ngày ấy. Làng tôi đã không còn xanh bóng tre như ngày nào mà “đường ngập bao xương máu tơi bời” như lời bài hát miêu tả. Không thể nói hết được tài năng của nhạc sĩ Văn Cao, chỉ bằng những âm hưởng giản dị với lời ca mộc mạc “Làng tôi” đã vẽ nên những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt nam trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến… Sự tàn bạo của thực dân Pháp làm tăng thêm nỗi hận thù của mọi người dân, mọi làng quê Việt nam, thôi thúc họ một lòng theo kháng chiến đánh đuổi bè lũ xâm lược:

“Làng tôi theo đoàn quân du kích
Cướp ngay súng quân thù trả thù xưa
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy và đào hầm sâu”

Làng tôi đã trở thành một ký ức không thể phai mờ đối với bao thế hệ . Đó cũng là một bức tranh bằng âm thanh cho lứa tuổi trẻ sau này hiểu về làng quê Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Để tất cả mọi người càng hiểu hơn, yêu hơn quê hương mình trong những ngày hòa bình xây dựng. Những làng quê lại mãi xanh những bóng hình hiền hòa, yêu dấu.


*Ryeo*

6 tháng 5 2020

ah thôi , mik ko cần nữa đâu nha

6 tháng 5 2020

Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ

ko có hình à bạn

6 tháng 5 2020

Trả lời :

Hình đâu ?? Gửi mk để mk làm cho.

- Hok tốt !

^_^

6 tháng 5 2020

nét tương đồng và gợi hình gọi cảm nhé

6 tháng 5 2020

Câu hỏi : Điền vào chỗ chấm.

Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng trên sự vật, hiện tượng khác có nét...với nó nhằm tăng sức gợi...,gợi...cho sự diễn đạt.

Trả lời :

Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng trên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

6 tháng 5 2020

Câu 3:

Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.

Hàng phượng vĩ chạy dài theo con phố dẫn đến ngôi trường tôi đang học. Hai bên đường những tán cây rợp mát, đan vào nhau tạo thành vòm. Cái vòm cổng tự nhiên ấy giống như một hành lang dẫn đến cung điện của một vị vua. Vào những ngày hè như thế này, cái cổng vòm xanh mát của mùa hè đã chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Đi dưới lòng đường, tôi mơ màng tưởng tượng những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn ngàn chú bướm đang múa lượn quanh tôi - một nàng công chúa. Đặc biệt, những cây phương đã già, thân cây vừa vòng tay ôm của một đứa học sinh lớp 6 như tôi, vỏ cây xù xì và chúng đứng thẳng tắp hai bên đường như những người lính đứng canh gác. Đây chẳng phải con đường dẫn đến hoàng cung là gì?

Mùa hè sang, dấu vết của nhưng tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ còn lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Đi dưới lòng đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp một loạt lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian. Theo xuống với những chiếc lá nhỏ xinh như muôn hạt tuyết xanh là những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Tôi bỡ ngỡ cúi nhặt và cẩn thận ép vào trang vở trắng.

Chợt không gian vang lên tiếng râm ra rào rào. Tôi ngẩng lên sửng sốt như lần đầu nghe cái âm thanh bồi hồi ấy. Rất nhiều chú ve đang ẩn mình trong những vòm cây đang ngân nga tiếng hát. Chúng cất lời ca chào đón mùa hè hay cử hành khúc chào mừng những thành viên của cung điện nhà trường?

Giờ đây tôi mới để ý đến xung quanh. Hóa ra chẳng phải chỉ mình tôi đang tự lự đi dưới hàng cây tuổi thơ này. Lấp ló sau những thân phượng già xù xì nâu đất là những bóng áo trắng vô tư. Các bạn đang đi nhặt những cánh phượng đẹp nhát để ép vào trang vở. Cũng có bạn lang thang trên đường, thình thoảng lại chăm chú nhìn vào thân cây xem có thấy chú ve kim nào không. Khi tiếng ve râm ran cất lên, không ai bảo ai, ngẩng lên nhìn hàng cây sắc thắm. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống. Nhưng chỉ một lát sau, khi vài ba tiếng ve ngân lên nho nhỏ là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối.

Sắc nắng của ngày hè tưởng như càng rực rỡ hơn bởi mày đỏ thắm của hàng phượng vĩ và tiếng râm ran của những chú ve.

Tôi yêu mùa hè không chỉ vì có những ngày nghỉ sung sướng, tự do. Trong kí ức của tôi mùa hạ - mùa thi - mùa phượng - mùa ve đã trở thành một mảng kí ức đẹp đẽ trong tâm hồn bất kì một cô cậu học trò nào.

6 tháng 5 2020

Câu 2:

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu?". "Tớ cũng xong rồi!". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

Câu 1:

Nước từ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.

Kiểu so sánh trong đoạn văn:

  • So sánh ngang bằng: dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt 
  • So sánh không ngang bằng: Nó chồm lên, sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ.
6 tháng 5 2020

1/Truyện buồn nhắc lại nữa làm gì.

2/ Dạ,con mới về.

3/Hóa ra đơn vị của nó cũng đang di chuyển vào làm nhiệm vụ ở Quảng Bình.

Mik ko chắc lắm đâu nha!

6 tháng 5 2020

1/ Truyện buồn nhắc lại nữa làm gì

2/ Dạ,con mới về

3/ Hóa ra đơn vị của nó cũng đang di chuyển vào làm nhiệm vụ ở Quảng Bình

6 tháng 5 2020

Cái này bạn lên gg tra nhé vì thường thường mọi ng sẽ ít khi trả lời câu hỏi này lém!!

Mình góp ý thế thôi!!!

Món khai vị:

- Nên chọn các món ăn nhẹ nhàng và dịu mát như: soup, salad hay các món nộm, rau trộn giúp thực khách không cảm thấy ngán.

- Soup không nên đi kèm các món có nhiều tinh bột mà chỉ nên ăn kèm với phồng tôm

- Nên chọn những chén nhỏ để đựng soup, không nên chọn chén quá to tránh trường hợp khách không dùng hết sẽ gây lãng phí hoặc đã no bụng và không thể ăn thêm món chính.

- Nên tránh sự lặp lại món ăn, những món ăn dùng cho món khai vị thì không nên dùng trong món chính nữa

Món chính:

- Nên kết hợp hài hòa trong danh sách các món chính giữa chế độ dinh dưỡng và mức độ phù hợp

- Nên đa dạng các món ăn như các món nhiều đạm, rau củ quả, món canh. Không nên chọn các món nhiều đạm mà không có rau củ quả và ngược lại.

- Có thể chọn các món như: Gà quay, Tôm bao cốm, Cá tẩm bột chiên, Chân giò hầm, thịt bò xào thập cẩm, canh măng sườn,.. Ngoài ra, còn có món chính là cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy hoặc bánh lá. Vf cũng còn tùy thuộc vào đặc trưng từng vùng miền mà lựa chọn những món cho phù hợp.

- Tránh chọn những món quá đơn điệu như: thịt luộc, cá luộc, tôm luộc,…

Món tráng miệng:

- Lựa chọn trái cây theo mùa

- Các món tráng miệng có thể là: hoa quả tươi, các loại kem, chè, thạch rau câu hoặc bánh bông lan,..

Kinh nghiệm lên thực đơn tiệc Buffet

Bạn có thể lên thực đơn buffet theo các món ăn truyền thống của Việt Nam, hoặc các món ăn nước ngoài, hoặc kết hợp cả hai. Với kiểu tiệc này, các món ăn chắc chắn phải rất phong phú và đa dạng về thực phẩm cũng như cách chế biến.

Các món ăn bao gồm:

Thực đơn cho tiệc buffet thường là 20-30 món.

-  Món Salad: là các món rau ăn kèm với sốt tự chọn hay các món gỏi, nộm; khoảng 3-4 món

Món khai vị: là các loại thịt nguội, chả giò, nghêu, sò, tôm, cua , súp; khoảng 3-4 món

Món chính: khoảng 10 món như : Phở xào rau thập cẩm, Pizza hải sản, Mỳ Ý sốt bò băm, Cơm chiên Dương Châu gạo,…

Món tráng miệng: Thường là trái cây, chè, bánh,... nhưng ít nhất tráng miệng phải có 2 món.

Tuy nhiên, cần cân nhắc các khuyết điểm:

- Trong tiệc buffet, số lượng món ăn ra cầm chừng, có nhiều món ăn nhưng ít được chăm chút.

- Hơn nữa, người lớn tuổi do chưa quen với phong cách này nên thường lười đi lấy, lại thêm phần ngại ngùng nên họ sẽ không được thưởng thức đầy đủ món ăn.

- Tiệc loại này cũng có ít người phục vụ nên cũng có thể gây chút phiền toái cho người tham dự.

Hy vọng với những gợi ý trên sẽ phần nào giúp ích được cho bạn trong việc lên thực đơn cho một bữa tiệc.

Chúc bạn có được những thực đơn khoa học và tuyệt vời cho mình!

#hien#