Bài 1: Tìm các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện tuyền thuyết " Thánh Gióng". Vai trò của các chi tiết đó trong truyện là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
- Đặt 1 câu có chứa từ đồng âm với từ sắc có trong đoạn thơ:
- Bộ bàn ghế gỗ được làm rất sắc sảo bởi các bác thợ mộc .
mai hắc đế và lý thái tổ
phan bội châu và phan chu chinh
hai bà trưng
ngô quyền
bà triệu
hưng đạo vưng trần quốc tuấn
lê lợi
nguyễn huệ
chu văn an
nguyễn trãi
phùng hưng
đinh tiên hoàng hoặc đinh bộ lĩnh
1, Mai Hắc Đế & Lý Thái Tổ .
2 , Phan Bội Châu và Phan Chân Trinh
3, Hai Bà Trưng .
4,Bà Triệu
5,Ngô Quyền
6.Trần quốc Tuấn
7. Lê Lợi
8.Quang Trung
9. Chu Văn An
10.Nguyễn Trãi
11.Phùng Hưng
12. Đinh Bộ Lĩnh
13.Trần Quốc Tuấn và Quang Trung
a)
Biện pháp tu từ : nhân hóa (Ngọn đèn đứng gác)
TD :Biện pháp nhân hóa đã giúp ta cảm nhận được hình ảnh ngọn đèn dũng cảm đứng canh gác mặc cho mưa gió , vẫn luôn đứng đó soi sáng , giúp đỡ quân ta chiến đấu , giúp đỡ quân ta đánh trận để giành được thắng lợi , tiến bước lên phía trước.
b) Biện pháp tu từ : nhân hóa ( Mầm non vừa nghe thấy ; Nó đứng dậy giữa trời ;Khoác áo màu xanh biếc )
TD :Biện pháp nhân hóa đã giúp ta cảm nhận được hình ảnh mầm non lớn lên vô cùng chân thực và sinh động. Mầm non như một con người : nó biết lắng nghe những rung động của cuộc sống vui tươi , nó mang trong mình sức sống mãnh liệt , nó cũng rất yêu đời, lạc quan, đường hoàng .
a) Biện pháp tu từ so sánh ( Quê hương là chùm khế ngọt ; Quê hương là đường đi học )
TD : "Chùm khế ngọt" là một thức quà quê thanh đạm , hương vị ngọt mát , êm dịu vô cùng gần gũi , bình dị với mỗi con người chúng ta .Tuổi thơ chúng ta luôn gắn bó , trải qua những năm tháng đi học , đến trường ,con đường đi tới trường cũng dần theo đó mà trở nên thân thuộc hơn , gần gũi hơn với chúng ta. Ấy thế mà tác giả Đỗ Trung Quân lại so sánh quê hương với những thứ bình dị nhất , thân thương nhất với mỗi chúng ta : "chùm khế ngọt" và "đường đi học".Như vậy ,Đỗ Trung Quân đã cho chúng ta thấy một hình ảnh quê hương vô cùng thiêng liêng , cao quý nhưng lại vô cùng gần gũi , rất đỗi bình dị , gắn bó với mỗi con người chúng ta trong quá trình ta khôn lớn , trưởng thành.
b) Biện pháp tu từ ẩn dụ "Mặt trời của mẹ"
TD :Từ ”mặt trời” được so sánh ngầm với em bé trên lưng mẹ. Biện pháp ẩn dụ đã thể hiện được sự gắn bó khăng khít , không thể nào tách rời giữa hai mẹ con , đồng thời nó còn thể hiện tình yêu vô bờ bến của người mẹ Tà Ôi với đứa con của mình : đứa con bé bỏng chính là nguồn sống của mẹ , là nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng.
Trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Đó là một chàng dế thanh niên cường tráng, để có được vẻ cường tráng ấy Dế Mèn đã phải sống tự lập từ nhỏ, có ý thức về bản thân, kiên trì trong ăn uống, rèn luyện cơ thể một cách nghiêm túc. Nhưng bên cạnh đó, Dế Mèn cũng đồng thời cho thấy sự chưa hoàn thiện về tính cách, nhận thức và hành động của tuổi mới lớn. Đó là tính kiêu căng, tự phụ về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, xem thường người khác và hay chọc ghẹo mọi người. Và điều khiến mọi người không hài lòng về Dế Mèn nhất đó là đã gây ra cái chết cho Dế Choắt, đó là điều không thể tha thứ. Nhưng đến cuối văn bản, Dế Mèn đã phần nào lấy lại được cảm tình của người đọc vì ăn năn trước tội lỗi của mình.Dế Mèn vừa có nét đẹp, vừa có nét chưa đẹp, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.
Bài 1:
Từ ghép tổng hợp là: Đi đứng, ăn ở, học hành
Từ ghép phân loại là: Vui mừng , cong queo , vui lòng , san sẻ , vụ việc , ồn ào , uống nước , xe đạp , thằn lằn , chia sẻ , nước uống
Từ láy là: San sẻ, ồn ào, thằn lằn
Từ kết hợp hai từ đơn là: Đi đứng, ăn ở, vui mừng, vui lòng, uống nước, nước uống
Bài 2:
A. Giáo mác, giáo viên, giáo xứ,...
B. -Giáo mác là Binh khí thời xưa nói chung.
-Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học
-Giáo xứ là một cộng đoàn và đơn vị địa giới trong một giáo phận.
Những chi tiết kì ảo, tưởng tượng :
Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
Vai trò:
Ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.