Nguyễn Thị Thu Giang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Thu Giang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1. 

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2. 

Căn cứ vào chữ thứ hai của dòng thơ thứ nhất là chữ “thi” – luật bằng, suy ra bài thơ được triển khai theo luật bằng

Câu 3. 

- Biện pháp tu từ nổi bật nhất trong bài thơ là liệt kê trong câu thứ hai:

-Tác dụng của biện pháp liệt kê:

+ Tăng hiệu quả biểu đạt, nhấn mạnh ý của tác giả

+Tái hiện vẻ đẹp của thơ cổ điển: những hình ảnh thiên nhiên núi, sông, khói ,hoa, tuyết, trăng, gió thường xuất hiện trong thơ Đường-> thể hiện tâm hồn thanh tao, hòa mình vào thiên nhiên

+Tạo sự tương phản với thơ hiện đại: Nếu thơ xưa thien về thiên nhiên và cái đẹp, thì thơ hiện đại (hai câu cuối) lại hướng đến lý tưởng cách mạng, tinh thần thép.

+Tác giả không phủ nhận vẻ đẹp của thơ xưa mà chỉ  ra rằng thơ hiện đại cần phải có tính chiến đấu, thể hiện được ý chí của thời đại

Câu 4: 

+Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh rằng thơ ca hiện đại không chỉ ca ngợi thiên nhiên mà còn phải mang tinh thần chiến đấu và có sức mạnh như "thép" để phục vụ cách mạng.

+“Nhà thơ cũng phải biết xung phong” → Tác giả khẳng định người cầm bút không chỉ là nghệ sĩ mà còn là chiến sĩ, phải đóng góp vào công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.

Câu 5: 

Bài thơ "Khán 'Thiên gia thi' hữu cảm" của Nguyễn Ái Quốc có cấu tứ rõ ràng theo lối đối lập giữa thơ xưa và thơ nay, thể hiện trong hai phần tương phản. Hai câu đầu nói về đặc điểm của thơ ca truyền thống, thường ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên với những hình ảnh quen thuộc như núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió. Đây là những yếu tố thường thấy trong thơ Đường, thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, tạo nên một phong cách thơ mang tính thưởng ngoạn. Tuy nhiên, đến hai câu sau, tác giả đã chuyển ý mạnh mẽ, khẳng định rằng thơ hiện đại phải có “thép”, tức là phải mang tinh thần cách mạng, phản ánh khí thế đấu tranh của thời đại. Nhà thơ không chỉ làm thơ mà còn phải biết xung phong, dấn thân vào con đường cứu nước. Cách xây dựng cấu tứ đối lập này giúp làm nổi bật sự khác biệt giữa thơ ca truyền thống và thơ hiện đại, từ đó nhấn mạnh tư tưởng của Bác Hồ: thơ không chỉ để thưởng thức cái đẹp mà còn phải phục vụ cách mạng, cổ vũ tinh thần đấu tranh của dân tộc.