Trương Tiến Dũng

Giới thiệu về bản thân

1+1=3
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Bài làm:

Hằng năm, vào ngày 2/9, địa phương em sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền để chào mừng Tết Độc Lập của dân tộc. Đó là một sự kiện lớn, với sự tham gia của không chỉ người dân địa phương, mà còn thu hút rất nhiều khách du lịch từ nơi khác đến.

Sự kiện được tổ chức ngay trên dòng sông lớn nhất của địa phương là sông Kiến Giang. Từ trước đó, thanh niên trai tráng của từng thôn đã tề tựu để tập luyện. Các bác có tuổi, dày dặn kinh nghiệm thì chỉ bảo những chiến thuật để thi đấu tốt, rồi còn sửa sang lại thuyền thi nữa. Riêng các bà, các mẹ cũng không hề rảnh rỗi, mà cũng hăng hái tập luyện để có thể cổ vũ cho đội nhà.

Sáng 2/9, mới 6 giờ, mọi người đã đến đông đúc, kín cả hai bờ sông để chờ đón lễ hội diễn ra. Sau màn khai mạc nhanh chóng ở đầu làng - điểm xuất phát của cuộc đua. Thì các đội thi nhanh chóng vào vạch với sự quyết tâm cao độ. Mười lăm chiếc thuyền lớn trang trí rực rỡ, chở các thanh niên khỏe mạnh và chiếc trống lớn ở đuôi thuyền lao vút về phía trước ngay sau tiếng còi của trọng tài. Người dân hai bên bờ cũng cổ vũ nồng nhiệt, mạnh mẽ, có người còn lao cả xuống sông, tát nước cổ vũ đội nhà. Tiếng còi, trống, tiếng cổ vũ qua loa rần rần như sấm, khiến không ai có thể dửng dưng được. Theo sự di chuyển của các thuyền đua, đoàn người cổ vũ cũng dần di chuyển theo ven sông. Càng lúc, người cổ vũ càng đông. Bà cô đi chợ về cũng ghé vào xem, khách du lịch cũng ngó vào cổ vũ. Chao ôi là đông đúc. Điều đó càng tiếp thêm sức mạnh cho các đội thi. Các chiếc thuyền kèn cựa nhau san sát, lượt dẫn đầu liên tục bị thay thế, khiến cuộc đua gay gấn vô cùng. Sau hai tiếng đua bền bỉ thì cuộc đua kết thúc trong tiếng hò reo ầm ầm của người dân. Lúc này, người lạ cũng thành người quen, ai cũng hân hoan ôm nhau chúc mừng đội chiến thắng.

Tinh thần thể thao mạnh mẽ, không khí tưng bừng của lễ hội, và sự gắn kết của người dân trong lễ hội đua thuyền đó, chính là sự thành công và ý nghĩa to lớn nhất của sự kiện này. Chính sự yêu mến của nhân dân trên địa phương em, mà suốt bao năm qua, sự kiện này vẫn được tổ chức đều đặn trong niềm hân hoan đón chờ của mọi người.

Bài làm:

Hằng năm, vào ngày 2/9, địa phương em sẽ tổ chức lễ hội đua thuyền để chào mừng Tết Độc Lập của dân tộc. Đó là một sự kiện lớn, với sự tham gia của không chỉ người dân địa phương, mà còn thu hút rất nhiều khách du lịch từ nơi khác đến.

Sự kiện được tổ chức ngay trên dòng sông lớn nhất của địa phương là sông Kiến Giang. Từ trước đó, thanh niên trai tráng của từng thôn đã tề tựu để tập luyện. Các bác có tuổi, dày dặn kinh nghiệm thì chỉ bảo những chiến thuật để thi đấu tốt, rồi còn sửa sang lại thuyền thi nữa. Riêng các bà, các mẹ cũng không hề rảnh rỗi, mà cũng hăng hái tập luyện để có thể cổ vũ cho đội nhà.

Sáng 2/9, mới 6 giờ, mọi người đã đến đông đúc, kín cả hai bờ sông để chờ đón lễ hội diễn ra. Sau màn khai mạc nhanh chóng ở đầu làng - điểm xuất phát của cuộc đua. Thì các đội thi nhanh chóng vào vạch với sự quyết tâm cao độ. Mười lăm chiếc thuyền lớn trang trí rực rỡ, chở các thanh niên khỏe mạnh và chiếc trống lớn ở đuôi thuyền lao vút về phía trước ngay sau tiếng còi của trọng tài. Người dân hai bên bờ cũng cổ vũ nồng nhiệt, mạnh mẽ, có người còn lao cả xuống sông, tát nước cổ vũ đội nhà. Tiếng còi, trống, tiếng cổ vũ qua loa rần rần như sấm, khiến không ai có thể dửng dưng được. Theo sự di chuyển của các thuyền đua, đoàn người cổ vũ cũng dần di chuyển theo ven sông. Càng lúc, người cổ vũ càng đông. Bà cô đi chợ về cũng ghé vào xem, khách du lịch cũng ngó vào cổ vũ. Chao ôi là đông đúc. Điều đó càng tiếp thêm sức mạnh cho các đội thi. Các chiếc thuyền kèn cựa nhau san sát, lượt dẫn đầu liên tục bị thay thế, khiến cuộc đua gay gấn vô cùng. Sau hai tiếng đua bền bỉ thì cuộc đua kết thúc trong tiếng hò reo ầm ầm của người dân. Lúc này, người lạ cũng thành người quen, ai cũng hân hoan ôm nhau chúc mừng đội chiến thắng.

Tinh thần thể thao mạnh mẽ, không khí tưng bừng của lễ hội, và sự gắn kết của người dân trong lễ hội đua thuyền đó, chính là sự thành công và ý nghĩa to lớn nhất của sự kiện này. Chính sự yêu mến của nhân dân trên địa phương em, mà suốt bao năm qua, sự kiện này vẫn được tổ chức đều đặn trong niềm hân hoan đón chờ của mọi người.

Qua bài thơ "Mẹ ốm" của tác giả Trần Đăng Khoa em rút ra một bài học quý giá cho bản thân đó là : Em cần phải dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện cùng cha mẹ , dành những phút giây quý giá nhất bên cha mẹ của mình

-Hai câu thơ trên sử dụng BPTT ẩn dụ 

-Những từ ngữ biểu hiện là : "đi gió đi sương" , thể hiện sự lam lũ , khổ cực và vất varcuar người mẹ châm lo cho cuộc đời của con.

-Tác dụng :

-Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho câu thơ

-Ca ngợi tình mẫu tử cao đẹp ,cao quý

-Tác giả bày tỏ sự thương xót đỗi với sự hi sinh vất vả bao năm vì đứa con của mình. 

                                                                                                           Bài làm

Có ai đó đã từng nói rằng trường học là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh. Đối với tôi, mái trường cấp hai thân yêu - nơi tôi đang học tập chính là ngôi nhà thứ hai đó. Tôi đã trải qua thật nhiều kỉ niệm bên ngôi trường này, đặc biệt nhất là những giờ ra chơi thật sôi động.

Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say.

Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ. Giữa sân, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác xà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thỏa thích. Trên đỉnh cột cờ nằm ở dãy nhà hiệu bộ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió. Nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường. Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp. Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng.

Khi kết thúc mỗi giờ học tập căng thẳng, tất cả học sinh trong trường lại xuống sân trường. Lúc này, sân trường luôn là nơi đông vui, nhộn nhịp nhất. Trên sân trường có nhiều hàng ghế đá, các bồn cây được sắp xếp thẳng hàng. Những cây cổ thụ lâu năm không biết đã tỏa bóng mát cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Nhiều nhóm học sinh ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để trò chuyện với nhau hay đọc sách, học bài trước khi đến lớp. Ở những khoảng sân rộng rãi, từng nhóm học sinh chơi cầu lông, đá cầu, nhảy dây… Tiếng cười nói vang vọng khắp không gian hòa cùng với tiếng chim hót ríu rít. Khoảng sân trường lúc này sôi động biết bao nhiêu.

Khi tiếng trống báo hiệu vào học vang lên, các bạn học sinh nhanh chóng trở lại lớp học. Ngôi trường lại trở nên im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học.

Dưới mái trường này, tôi đã trải qua những giờ học tập thật bổ ích, những giờ ra chơi thật vui vẻ… Đối với tôi, nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai vậy. Ngôi trường đã ở đó, như một người bạn, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỷ niệm của tuổi học trò. Đó cũng là nơi đã chắp cánh cho những ước mơ đang ngày một bay xa hơn.

Câu 9 :

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Câu 10 : Để xứng đáng với truyền thống của dân tộc, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Tích cực tham gia các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ mô trường. Sống trong sạch, lương thiện, chan hòa, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, xã hội. Đồng thời, em cũng sẽ tích cực giới thiệu với bạn bè và mọi người về truyền thống, văn hóa và bản sắc của dân tộc.

Những kỉ niệm với bạn thân là kỉ niệm không bao giờ có thể quên, buồn có, vui có mà kỉ niệm buồn thường sẽ sâu sắc hơn. Em và cậu bạn thân đã cùng nhau đạp xe dưới trời mưa, vừa bị ngã vừa bị ốm nhưng lại rất đáng nhớ.

Cậu bạn của em tên Nam, là bạn học cùng lớn lại ở cùng xóm với em. Hai đứa chơi thân với nhau từ nhỏ, lúc nào cũng dính lấy nhau, đi đâu cũng phải có đôi có cặp, có khi còn thân thiết hơn cả anh em ruột. Bố mẹ hai bên khi không thấy một trong hai đứa là biết chắc hai đứa đang ở cùng nhau hoặc hỏi đứa này sẽ biết được thông tin của đứa kia. Có lần chúng em đang trên đường đi học về, trời bỗng nhiên nổi gió dông, mây đen ùn ùn kéo đến. Thấy gió mát, em và Nam khoái chí đạp xe trên đường. Dù được mọi người nhắc đi nhanh kẻo trời mưa nhưng hai đứa bỏ ngoài tai.

Trời đổ mưa rào, cơn mưa mùa hè mát lạnh, từng hạt nước mưa rơi vào mặt tạo cảm giác thích thú, em với Nam rủ nhau vừa đi xe đạp vừa tắm mưa. Được một đoạn vì đường mưa trơn trượt, xe Nam và vào cái nắp cống nên ngã lăn ra đường, em nhìn thấy thế liền phanh gấp xe lại nên cũng ngã nhào. Hai đứa bị đau chẳng còn thiết tắm mưa, chỉ đành dong xe đạp về nhà. Đêm hôm ấy cả hai đứa đều bị sốt và ho, thế là bị cảm lạnh. Dù bị bố mẹ mắng và phải nghỉ học vài hôm nhưng khi đi học trở lại, hai đứa gặp nhau vẫn cười khúc khích về vụ tắm mưa đó.

Chúng em hứa sẽ không nghịch dại như thế nữa, ngược lại nếu một trong hai đứa có ý định không tốt thì đứa còn lại phải có trách nhiệm khuyên bảo hoặc ngăn cản, nhất định không được hùa theo hoặc cổ vũ. Tình bạn của chúng em đã trưởng thành và lớn dần lên như thế đó.

Những kỉ niệm với bạn thân là kỉ niệm không bao giờ có thể quên, buồn có, vui có mà kỉ niệm buồn thường sẽ sâu sắc hơn. Em và cậu bạn thân đã cùng nhau đạp xe dưới trời mưa, vừa bị ngã vừa bị ốm nhưng lại rất đáng nhớ.

Cậu bạn của em tên Nam, là bạn học cùng lớn lại ở cùng xóm với em. Hai đứa chơi thân với nhau từ nhỏ, lúc nào cũng dính lấy nhau, đi đâu cũng phải có đôi có cặp, có khi còn thân thiết hơn cả anh em ruột. Bố mẹ hai bên khi không thấy một trong hai đứa là biết chắc hai đứa đang ở cùng nhau hoặc hỏi đứa này sẽ biết được thông tin của đứa kia. Có lần chúng em đang trên đường đi học về, trời bỗng nhiên nổi gió dông, mây đen ùn ùn kéo đến. Thấy gió mát, em và Nam khoái chí đạp xe trên đường. Dù được mọi người nhắc đi nhanh kẻo trời mưa nhưng hai đứa bỏ ngoài tai.

Trời đổ mưa rào, cơn mưa mùa hè mát lạnh, từng hạt nước mưa rơi vào mặt tạo cảm giác thích thú, em với Nam rủ nhau vừa đi xe đạp vừa tắm mưa. Được một đoạn vì đường mưa trơn trượt, xe Nam và vào cái nắp cống nên ngã lăn ra đường, em nhìn thấy thế liền phanh gấp xe lại nên cũng ngã nhào. Hai đứa bị đau chẳng còn thiết tắm mưa, chỉ đành dong xe đạp về nhà. Đêm hôm ấy cả hai đứa đều bị sốt và ho, thế là bị cảm lạnh. Dù bị bố mẹ mắng và phải nghỉ học vài hôm nhưng khi đi học trở lại, hai đứa gặp nhau vẫn cười khúc khích về vụ tắm mưa đó.

Chúng em hứa sẽ không nghịch dại như thế nữa, ngược lại nếu một trong hai đứa có ý định không tốt thì đứa còn lại phải có trách nhiệm khuyên bảo hoặc ngăn cản, nhất định không được hùa theo hoặc cổ vũ. Tình bạn của chúng em đã trưởng thành và lớn dần lên như thế đó.