Trong cuộc sống hiện đại, nhựa được sử dụng rộng rãi nhờ sự tiện lợi và giá thành rẻ. Tuy nhiên, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng đang trở thành mối nguy hại lớn cho môi trường. Theo Liên Hợp Quốc, mỗi năm thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn nhựa, phần lớn trong số đó bị đổ ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vì vậy, rác thải...
Đọc tiếp
Trong cuộc sống hiện đại, nhựa được sử dụng rộng rãi nhờ sự tiện lợi và giá thành rẻ. Tuy nhiên, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng đang trở thành mối nguy hại lớn cho môi trường. Theo Liên Hợp Quốc, mỗi năm thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn nhựa, phần lớn trong số đó bị đổ ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vì vậy, rác thải nhựa là một vấn đề cấp thiết mà toàn xã hội cần chung tay giải quyết.
Trước hết, rác thải nhựa là những vật dụng bằng nhựa đã qua sử dụng như túi nilon, chai lọ, ống hút,… thường bị vứt bỏ sau một lần dùng. Nhựa có đặc tính khó phân hủy, tồn tại hàng chục đến hàng trăm năm trong môi trường. Việc sử dụng và thải bỏ nhựa bừa bãi đã gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sinh vật và sức khỏe con người. Do đó, rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm đúng mức. Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay rất đáng lo ngại. Mỗi năm, nước ta thải ra khoảng 3,2 triệu tấn rác nhựa, trong đó có hơn 30 tỷ túi nilon. Tại TP.HCM, mỗi ngày phát sinh khoảng 1.600 tấn rác, phần lớn là rác nhựa. Việc sử dụng nhựa một lần và vứt bỏ bừa bãi diễn ra phổ biến, trong khi công tác thu gom, tái chế còn hạn chế. Hầu hết rác nhựa bị chôn lấp hoặc đốt, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
Nguyên nhân của tình trạng rác thải nhựa xuất phát từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, nhựa là vật liệu rẻ, tiện lợi nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Trong khi đó, hệ thống thu gom và xử lý rác thải ở nhiều nơi còn hạn chế. Về chủ quan, nhiều người vẫn thiếu ý thức, sử dụng nhựa một lần và xả rác bừa bãi. Đồng thời, các biện pháp quản lý chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả.
Trước thực trạng rác thải nhựa ngày càng nghiêm trọng, cần có những giải pháp thiết thực để giảm thiểu. Cả xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích dùng sản phẩm thân thiện với môi trường và xử lý rác đúng cách. Mỗi người, đặc biệt là học sinh, nên hạn chế dùng nhựa một lần và tập thói quen phân loại rác. Về bản thân, em sẽ mang theo chai nước cá nhân, túi vải khi ra ngoài và nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ môi trường.
Rác thải nhựa đang gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức, giảm thiểu việc sử dụng nhựa và có hành động cụ thể để bảo vệ trái đất. Nếu mỗi người cùng chung tay hành động, chúng ta sẽ tạo ra những thay đổi tích cực và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.
My classmate is Quynh. If she becomes the president of the 3Rs Club, she will do two things. Firstly, she will organize weekly fairs for students to exchange their old things. Secondly, she will organize recycling clubs and call students to join. In this club, they will make beautiful and helpful things from old things or recycled things.