K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Ở các khu sinh học biển, sinh vật có sự khác nhau theo chiều thẳng đứng (chiều sâu) và chiều ngang: + Theo chiều thẳng đứng (chiều sâu): Sinh vật có sự phân tầng rõ rệt theo chiều sâu. Tầng nước mặt là nơi sống của nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi, tầng dưới cùng có nhiều động vật đáy sinh sống.

ví dụ:

- Khu sinh học biển: Cỏ biển, tảo biển, rong nho, san hô, bạch tuộc, mực, ốc hương, tôm hùm, cá chỉ vàng, cá thu, cá heo, cá voi, hải cẩu,…

DT
25 tháng 4

Sự phân bố sinh vật biển theo chiều sâu như:

- Tầng mặt biển:

+ Có ánh sáng, nhiệt độ cao, sinh vật như tảo, cá ngừ, mực sinh sống.

- Tầng trung gian:

+ Ánh sáng yếu, sinh vật như cá thu, cá tuyết, cá mòi sống ở đây.

- Tầng đáy:

+ Không có ánh sáng, áp suất cao, sinh vật đáy như giun, tôm, cá vây tay sinh sống.

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG         Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm để ở bức hoành phi treo chính giữa.        Lăng của các Vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở...
Đọc tiếp

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

         Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm để ở bức hoành phi treo chính giữa.

        Lăng của các Vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ của ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sà cho đồng bằng xanh mát.

      Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các Vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi Vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ toả hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

(Theo Đoàn Minh Tuấn)

Câu 1 :Phong cảnh trước đền Hùng như thế nào?

A. Ẩn trong rừng cây xanh xanh.

B. Như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

C. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa.

D. Là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược.

Câu 2:Đền Hùng có vị trí địa lí như thế nào?

A. Đền Thượng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, bên phải là ngã Ba Hạc, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là đỉnh Ba Vì.

B. Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, bên phải là núi Sóc Sơn, xa xa là đỉnh Ba Vì, trước mặt là ngã Ba Hạc.

C. Đền Thượng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, bên phải là đỉnh Ba Vì, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là ngã Ba Hạc.

D. Đền Thượng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, bên phải là đỉnh Ba Vì, xa xa là ngã Ba Hạc, trước mặt là núi Sóc Sơn.

Câu 3:Từ nào trong bài được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng?


3
25 tháng 4

1. Chọn C

2. Chọn C

3. Các từ ngữ: Vua Hùng, đất Tổ được viết hoa thể hiện sự tôn trọng

câu 1:C

câu 2:C

câu 3:Trong bài, có các từ được viết hoa thể hiện sự tôn trọng như: Vua Hùng, Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Phù Đổng, An Dương Vương. Các từ này đều là tên riêng của các nhân vật lịch sử hoặc địa danh gắn liền với truyền thuyết và lịch sử dân tộc, việc viết hoa thể hiện sự tôn kính đối với các bậc tiền nhân và những địa điểm linh thiêng.

chọn D

Mình viết nhầm đấy ý B đấy

Trong "Những con đường", hình ảnh người mẹ hiện lên giản dị, tần tảo sớm hôm trên những con đường quen thuộc của cuộc đời. Mẹ là người chở che, gánh vác, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con. Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những hành động âm thầm, lặng lẽ, chứa đựng sự hy sinh lớn lao.

Ở "Chiếc rổ đựng trầu", hình ảnh người mẹ gắn liền với chiếc rổ trầu - biểu tượng của sự đảm đang, khéo léo và tấm lòng thơm thảo. Mẹ là người giữ gìn những giá trị truyền thống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những điều giản dị, gần gũi, thấm đẫm hương vị quê hương.

Điểm chung, cả hai bài thơ đều khắc họa người mẹ với tình yêu thương sâu sắc, sự hy sinh thầm lặng và những phẩm chất cao đẹp. Điểm khác biệt, Lưu Quang Vũ tập trung vào sự vất vả, tần tảo của mẹ trên những con đường đời, còn Tế Hanh lại nhấn mạnh vẻ đẹp truyền thống, sự đảm đang và tấm lòng thơm thảo của mẹ qua hình ảnh chiếc rổ trầu. Cả hai hình tượng đều góp phần tô đậm vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam trong văn học.

25 tháng 4

Giải:

Số thứ nhất là: \(\frac23:\frac35=\frac{10}{9}\) (số thứ hai)

Số thứ nhất bằng:

10 : (10 + 9) = \(\frac{10}{19}\) (tổng hai số)

Số thứ nhất là: 190 x \(\frac{10}{19}\) = 100

Số thứ hai là: 190 - 100 = 90

Kết luận: Số thứ nhất là: 100

Số thứ hai là 90

25 tháng 4

Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ. Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

dream house

1 . i live in a country house

2 . i will live with my parents

sports and games

1 . games i like : chess , hide and seek , tag

sports i like : badminton , soccer

2 . it will reduce stress

25 tháng 4

Cảm ơn ☺️.

25 tháng 4

Để giải phương trình \(\left(\right. \frac{1}{2} + 2 x \left.\right) \cdot \left(\right. 2 x - 3 \left.\right) = 0\), ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Áp dụng tính chất tích bằng 0 Phương trình có dạng tích của hai biểu thức bằng 0, tức là: \(\left(\right. \frac{1}{2} + 2 x \left.\right) = 0 \text{ho}ặ\text{c} \left(\right. 2 x - 3 \left.\right) = 0\)

Bước 2: Giải từng phương trình

  • Trường hợp 1: \(\frac{1}{2} + 2 x = 0\) \(2 x = - \frac{1}{2}\) \(x = - \frac{1}{2} \div 2 = - \frac{1}{4}\)
  • Trường hợp 2: \(2 x - 3 = 0\) \(2 x = 3\) \(x = \frac{3}{2}\)

Bước 3: Kết luận Vậy, phương trình có hai nghiệm: \(x = - \frac{1}{4} \text{ho}ặ\text{c} x = \frac{3}{2}\)

25 tháng 4

Ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển,... thường có dân cư đông đúc

Tick cho mik nha

25 tháng 4

Dân cư trên thế giới tập trung đông đúc ở những vùng đồng bằng, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.

25 tháng 4

Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng. Bởi vậy, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã chú trọng đến việc giáo dục tinh thần đoàn kết qua những huyền thoại đẹp như Sự tích trăm trứng, Quả bầu mẹ,…Thiêng liêng thay là ý nghĩa của hai tiếng đồng bào. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sinh sống trên non sông đất nước này đều do cùng một mẹ sinh ra. Bài học về đoàn kết còn được gửi gắm trong những câu ca dao làm rung động lòng người:

Nhiễu điều phủ lấy giá  gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu ca dao trên là một chân lí lớn lao về truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc. Sự gắn bó của tình giai cấp, nghĩa đồng bào được đem so sánh với miếng nhiễu điều (một loại lụa quý màu đỏ, dệt từ tơ tằm) phủ trên chiếc giá gương (chiếc khung để gắn gương soi). Miếng nhiễu ấy che phủ cho tấm gương khỏi bụi, mãi mãi sáng trong. Tấm gương kia cũng làm tôn thêm vẻ đẹp, vẻ quý của miếng nhiễu điều. Hai vật ấy luôn luôn khăng khít bên nhau, bổ sung giá trị cho nhau.

Ý nghĩa câu ca dao không dừng ở đó. Sâu xa hơn, nó chứa đựng một lời khuyên nghĩa tình thắm thiết: Người trong một nước phải thương nhau cùng. Sống trên đất nước này, dù người trên rừng, kẻ dưới biển, dù người Kinh hay người Thượng, chúng ta phải luôn nhớ rằng các dân tộc đều là con của một mẹ sinh ra, đều là dòng giống Lạc Hồng. Đó chính là sợi dây vô hình mà hết sức thiêng liêng kết nối các thành viên trong cộng động để tạo nên xã hội.

Trong cuộc đời, không ai có thể tồn tại được nếu sống cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi ràng buộc quan hệ với gia đình, giai cấp và dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh. Chỉ có một cộng đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về quyền lợi mới tạo nên được sức mạnh dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.

Bài học đoàn kết đã được chứng minh qua thực tế mấy ngàn năm lịch sử của nước ta. Trải qua bao cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, sức mạnh của truyền thống đoàn kết đã tạo nên những chiến công oanh liệt như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh,… Dân tộc Việt Nam nhờ đoàn kết mà tồn tại và không ngừng phát triển.

Đoàn kết trong thời chiến để giữ nước, đoàn kết trong thời bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nhận thức ấy phải được thấm sâu vào mỗi con người. Chúng ta là con một cha, nhà một nóc, Thịt với xương, tim óc dính liền(thơ Tố Hữu). Thương yêu, cưu mang giúp đỡ nhau trong lúc yên vui cũng như trong cơn hoạn nạn, ấy là đạo lí làm người – là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tinh thần đoàn kết, thương yêu giai cấp, giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hằng ngày: một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương mở nơi hang cùng ngõ hẻm, đem ánh sáng văn hóa đến với trẻ em nghèo…Tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa, là kết quả của bài học tương thân, tương ái lưu luyến đã bao đời.

Bên cạch cách sống đẹp đẽ ấy thì cách sống ích kỉ, chỉ biết quyền lợi cá nhân thì đáng phê phán. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác, tệ hại hơn là vui sướng trên nỗi khổ cực, mất mát của đồng bào, đó là biểu hiện sự suy thoái về đạo đức và nhân cách. Xã hội mới không chấp nhận những kẻ như vậy vào cộng đồng dân tộc.

Trong thời đại hôm nay, câu ca dao trên vẫn giữ nguyên ý nghĩa nhân sinh của nó. Kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, chúng ta hãy kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Trên đường đi tới tương lai tươi sáng, lời Bác Hồ dạy luôn luôn là nguồn sức mạnh cho cả dân tộc: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Tick cho mik nha, mỏi tay quá rùi