K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ai giải dùm

7 tháng 2

Olm chào em, đáp án là:

Chiêu tài


Đề thi đánh giá năng lực

26 tháng 2

giáo viên mà cũng không biết, đem hỏi học sinh làm chi. GV mà không biết câu trả lời à trời ơi


4 tháng 2

tk ạ

Văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một tác phẩm tố cáo đanh thép chế độ thực dân Pháp và những chính sách áp bức, bóc lột của chúng đối với người dân thuộc địa. Qua văn bản này, chúng ta có thể học tập được nhiều điều từ tấm gương Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đặc biệt là: 1. Tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng căm phẫn giặc cao độ: Ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc tràn đầy lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Người đã phơi bày bộ mặt thật của chế độ thực dân, lột trần những hành động tàn bạo, bất nhân của chúng đối với người dân thuộc địa. Tác phẩm thể hiện rõ lòng căm phẫn giặc cao độ của tác giả trước những đau khổ, mất mát mà người dân phải gánh chịu dưới ách thống trị của thực dân. 2. Ý chí đấu tranh kiên cường và lòng dũng cảm phi thường: Dù sống và hoạt động trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nguy hiểm, Nguyễn Ái Quốc vẫn không hề nao núng. Người luôn giữ vững ý chí đấu tranh kiên cường, không khoan nhượng trước kẻ thù. Tác phẩm "Thuế máu" là minh chứng cho lòng dũng cảm phi thường của Nguyễn Ái Quốc. Người đã không ngại nguy hiểm, đứng lên vạch trần sự thật, thức tỉnh đồng bào và kêu gọi mọi người cùng tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 3. Tinh thần tự học, sáng tạo và tầm nhìn xa trông rộng: Nguyễn Ái Quốc là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Người đã không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ lý luận, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Tác phẩm "Thuế máu" thể hiện rõ tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Ái Quốc. Người đã sớm nhận ra bản chất của chủ nghĩa đế quốc, dự đoán đúng hướng đi của cách mạng Việt Nam và thế giới. 4. Phong cách viết văn sắc sảo, độc đáo và đầy sức thuyết phục: Văn phong của Nguyễn Ái Quốc rất sắc sảo, độc đáo, giàu hình ảnh và sức biểu cảm. Người đã sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu để truyền tải những nội dung sâu sắc, ý nghĩa. Tác phẩm "Thuế máu" có sức thuyết phục mạnh mẽ, lay động trái tim của hàng triệu người đọc, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí đấu tranh của họ. 5. Tấm lòng nhân ái bao la và tinh thần quốc tế cao cả: Nguyễn Ái Quốc là người có tấm lòng nhân ái bao la, luôn quan tâm đến số phận của những người nghèo khổ, bị áp bức trên khắp thế giới. Tác phẩm "Thuế máu" thể hiện tinh thần quốc tế cao cả của Nguyễn Ái Quốc. Người đã kêu gọi các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại, cùng nhau đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Tóm lại, văn bản "Thuế máu" là một tác phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Qua tác phẩm này, chúng ta có thể học tập được rất nhiều điều từ tấm gương Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đặc biệt là tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường, tinh thần tự học, sáng tạo, tầm nhìn xa trông rộng, phong cách viết văn sắc sảo, độc đáo và tấm lòng nhân ái bao la.

30 tháng 1

Nguyên liệu của gang và thép là quặng sắt (thường là quặng hematite) và carbon. Với gang còn một số nguyên tố là Mn, Si,... . Thép có một số nguyên tố khác là khí Oxygen, C, P, Si, Mn,... .

Gang có hàm lượng carbon là 2-5%, Thép có hàm lượng carbon là \(\ge\) 2%

Câu 1 (2.0 điểm):           Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề con người nên biết yêu thương vạn vật.  Câu 2 (4.0 điểm):           Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.                        BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG                      ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm):

          Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề con người nên biết yêu thương vạn vật. 

Câu 2 (4.0 điểm):

          Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.

                       BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG

                       Bên kia sông Đuống

                       Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

                       Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

                       Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

                       Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

                       Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

                       Ruộng ta khô

                       Nhà ta cháy

                       Chó ngộ một đàn

                       Lưỡi dài lê sắc máu

                       Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

                       Mẹ con đàn lợn âm dương

                       Chia lìa trăm ngả

                       Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

                       Bây giờ tan tác về đâu?

(Hoàng Cầm)

 

1
15 tháng 3


Câu 1 ; trong cuộc sống này chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta biết yêu thương vạn vật . Yêu thương vạn vật là yêu những điều nhỏ nhặt bên cạnh chính mình , ta không nên vì nó nhỏ bé mà ghét bỏ nó cũng không nên vì nó to lớn mà sợ hãi nó . Yêu thương vạn vật sẽ dạy cho ta trân trong những gì ta có từ đó chân trọng cuộc sống này giống như hoa hậu nguyễn thúc thùy tiên một người thành công khi còn rất trẻ ở cô chúng ta học được một trong những yếu tố thành công chính là lòng yêu thương từ những điều nhỏ nhất

câu 2 Bên này – bên kia, một dòng sông chia cách hai khoảng trời, chia cách đôi bờ Kinh Bắc một bên là vùng tự do, một bên đã bị giặc chiếm đóng. Cấu trúc “sao nhớ tiếc” “sao xót xa” ẩn chứa đầy tâm trạng đớn đau, mà nhớ, tiếc nuối xót xa. Chữ “sao” như xoáy vào lòng người đọc một nỗi nhức nhối, đau đáu, khôn nguôi, xưa là thanh bình đẹp đẽ, nay là đau đớn chia lìa. Ở đây nỗi đau đã lên đến tột cùng và được cụ thể hoá như là có thể cảm giác được quê hương như là một phần máu thịt, bởi thế quê hương bị chia cắt cũng giống như con người mất đi một phần cơ thể mình. “Như rụng bàn tay – một hình ảnh so sánh thật tự nhiên, giản dị nhưng rất sâu sắc đã tiếp thêm tình yêu nỗi nhớ khôn nguôi của Hoàng Cầm đối với mảnh đất Kinh Bắc. Nỗi nhớ này là điểm xuất phát, sự bùng nổ cho cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy dào dạt trong mạch thơ của ông. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một điệp khúc giàu sức gợi hình tượng:

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Bằng những câu thơ trên, nhà thơ đã khái quát được nét vẽ đẹp nhất, sống động và điển hình nhất bức tranh làng quê Kinh Bắc. Một bức tranh đầy màu sắc, ánh sáng và hương vị. Lời giới thiệu “quê hương ta lúa nếp thơm nồng” hết sức mộc mạc, nó như một nét vẽ bình dị, quen thuộc của làng quê Việt Nam gợi dậy bao ám ảnh trong lòng người đọc về một quê hương thanh bình yên ả. Những bức tranh Đông Hồ là hình ảnh đặc trưng của quê hương Kinh Bắc thể hiện được bản sắc văn hoá tinh hoa của con người trên từng nét vẽ. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp tài hoa trong cuộc sống tinh thần người Kinh Bắc. Những bức tranh Đông Hồ do những nghệ sĩ dân gian sáng tác bao gồm những đề tài quen thuộc phản ánh tâm tư khát vọng trong sáng lãng mạn và không kém phần dí dỏm của người liên doanh: đám cưới chuột, đàn lợn, hứng dừa, đánh ghen... chúng được vẽ trên giấy dó, giấy điệp, vẽ bằng chất liệu cỏ cây, hoa lá, đất cát quê hương. Như vậy nét tươi trong của tranh Đông Hồ không chỉ gợi ra cái tươi tắn trong trẻo mà còn chứa nét đẹp rạng ngời tinh khôi. Chữ “sáng bừng” được dùng khá độc đáo, nó không còn là tính từ mà đã được sử dụng như một động từ không chỉ để chỉ ánh sáng mà còn khẳng định sức sống kỳ diệu của dân tộc. “Màu dân tộc” trở thành một ẩn dụ độc đáo của Hoàng Cầm, qua đó thể hiện niềm kiêu hãnh của nhà thơ về bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Bởi quê hương xiết bao yêu dấu, tự hào sống trọn trong trái tim khói lửa, nhà thơ đã diễn tả nồi đau xót căm hờn xen lẫn sự tiếc nuối xót thương với những hình ảnh đầy ấn tượng:

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu

Câu thơ đầu giống như câu thơ bản lề làm chuyển đổi mạch cảm xúc của bài thơ. Tác giả gọi những ngày giặc xâm chiến là những ngày “khủng khiếp” cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Nhiều hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để gọi tả sự khốc liệt này, hình ảnh “lửa hung tàn” gợi ra sự tàn bạo của kẻ thù đồng thòi là tiếng nói tố cáo phê phán gay gắt chiến tranh. Nếu ở khổ thơ phía trên nhịp thơ đều đặn dàn trải ổn định thì đến khổ thơ này những câu thơ ngôn ngắt nhịp mạnh dồn dập liên tiếp chỉ tội ác chồng chất của kẻ thù cùng với niềm căm thù ngút tròi và nổi đau tột cùng của con người Từ láy “ngùn ngụt” không chi là từ gợi hình chi ngọn lửa mà chính là lòng căm thù của con người bị đốt cháy – những câu thơ của Hoàng Cầm rất giàu sắc thái biểu cảm, bao trùm lên không gian là sự hoang tàn, vắng lạnh, xơ xác, không còn cái vẻ thanh bình, cái nét trù phú tươi tắn. Tất cả chi là một cảnh tượng chia li chết chóc. Chữ kiệt cùng được dùng rất hay – không gian càng trở nên sâu thẳm, nỗi đau được biểu hiện tột cùng. Điều đặc biệt là tác giả không miêu tả cụ thể hình ảnh con người nhưng dấu ấn về cuộc sống chia li hoang tàn vẫn được biểu hiện rõ, ông đã mượn hình ảnh nhũng con vật vô tri trong bức tranh Đông Hồ để nói về nỗi đau của con người, đây là một dụng ý nghệ thuật sâu xa của nhà thơ Hoàng Cầm. Đằng sau nỗi đau là hình ảnh quê hương Kinh Bắc với những phong tục tập quán, những hội hè, đình đám, được gợi nhắc lại hết sức sống động:

Chỉ bằng vài nét phác hoạ, Hoàng Cầm đã dựng nên trước mắt người đọc từng bức chân dung cụ thể của con người Kinh Bắc, họ đều rạng ngời với vẻ đẹp truyền thống, những người thiếu nữ, có vẻ đảm đang tháo vát, nhũng cụ già phúc hậu, những em nhỏ ngây thơ tinh nghịch. Rõ ràng ở đây ta thấy niềm yêu mến sâu sắc của tác giả. Những nỗi ám ảnh trong Hoàng Cầm sâu sắc nhất có lẽ là hình ảnh người con gái Kinh Bắc. Ông đã dùng những câu thơ đẹp nhất, tài hoa nhất để gợi tả họ:

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng

Chữ “Có nhớ” đặt ở đầu câu thơ là lời gợi nhắc đầy ám ảnh, hình ảnh “khuôn mặt búp sen” gợi tả khuôn mặt người con gái vừa đoan trang, trong trắng, phúc hậu vừa dịu dàng, và đây cũng là nét vẽ điển hình nhất của người con gái Kinh Bắc nói riêng và của người con gái Việt Nam nói chung. Và gắn liền với hình ảnh “cô hàng xén ràng đen”, đây lại là một phong tục tập quán cổ truyền, một nét vẽ truyền thống người con gái Kinh Bắc. Cái hay nhất của đoạn thơ trên là biện pháp tu từ so sánh giữa nụ cười thiếu nữ Kinh Bắc với ánh nắng mùa thu. Dường như ở đây có một sự giao hoà giữa vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Nét rạng ngời tươi tắn trong nụ cười cô gái cũng giống với nét rạng ngời tươi tắn của nắng mùa thu chứ không phải cái nắng nóng bỏng gay gắt của mùa hè hay yếu ớt ảm đạm của mùa đông, nắng thu như toả trong nó một sức sống mạnh mẽ. Đến đây người đọc như không còn thấy dấu tích của chiến tranh, bởi vậy câu thơ ẩn chứa một niềm tin tưởng lạc quan của con người. Một không gian Kinh Bắc nhộn nhịp, tấp nập được gợi tả qua một loạt những câu thơ tiếp, hình ảnh người người đông đúc trong một không khí tưng bừng náo nức đã khẳng định một sức sống mạnh mẽ của quê hương Kinh Bắc. Tình yêu quê hương Kinh Bắc tràn đầy trong những vần thơ. Trong hoài niệm của Hoàng Cầm về con người Kinh Bắc có hình ảnh người mẹ:

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy đầm hoen sương sớm

Những câu thơ đậm màu sắc tả thực. Từ láy “còm cõi” đã diễn tả rất tinh tế vóc dáng khổ hạnh của người mẹ đồng thời chỉ rõ những vất vả, nhọc nhằn, lo toan mà người mẹ phải chịu đựng, trong lòng người đọc như dâng lên sự cảm thương sâu sắc. Gian hàng của người mẹ chẳng có gì, dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng, vài thếp giấy đã hoen vàng. Các từ “dăm”, “vài” là các từ chỉ số nhiều nhưng trong cảm nhận của người đọc, người ta ngỡ như chỉ những thứ hàng hoá ít ỏi, sơ sài của người mẹ, chữ “hoen” được sử dụng rất hay, “hoen” không chỉ là sương thấm vào giấy mà như thấm cả giọt nước mắt, mồ hôi của mẹ. Đi liền với hình ảnh người mẹ là tội ác của kẻ thù:

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo

Tác giả gọi kẻ thù là “lũ quỷ mắt xanh” – một hình ảnh ẩn dụ chỉ tội ác tàn bạo và dã man của kẻ thù, từ láy “trừng trợn” không chỉ gợi dáng vẻ nạt nộ, doạ dẫm của kẻ thù mà con góp phần lột tả sống động chân dung của kẻ khát máu, quân cướp bóc. Không những thế, chữ “chợt” chỉ gót giày quân xâm lược đột ngột, bất ngờ, không gian thanh bình bỗng chốc bị phá vỡ. Tác giả sử dụng những từ mạnh mang sắc thái biểu cảm cao “khua” “đạp”, “xì xồ”, “tan”, “gầy teo” diễn tả những hành động dã man liên tiếp của kẻ thù những tội ác chồng chất. Hình ảnh con người hàng xóm, quê hương như bị thu hẹp lai dưới gót giày tàn bạo của quân xâm lược. Qua đó ta thấy tội ác kẻ thù càng tăng, niềm căm thù càng trở nên mạnh mẽ, nỗi đau càng trở nên sâu thẳm. Tột cùng nỗi đau thương trong tâm hồn thi sĩ được đúc kết, gửi gắm qua hai câu thơ lục bát đầy xúc động:

Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vét máu loang chiều mùa đông

Không gian hoang sơ hiu quạnh được gọi tả với vài chiếc lá đa thưa thớt, một chiều mùa đông nhuộm đỏ: đỏ của mầu máu, đỏ của ráng chiều. Câu thơ có khả năng gây ấn tượng cực mạnh đối với người đọc. Câu lá đa lác đác trước lều” gợi âm điệu buồn tẻ, rời rạc, điểm nhịp cho không gian vắng vẻ, thưa thớt, hiu quạnh của làng quê Việt Nam trong những ngày tháng kẻ tù xâm lược các từ “vài ba”, loang được sử dụng rất đắt giúp người đọc cảm nhận được từng vết máu đang loang dần, từng chút từng chút vào cảnh vật cũng như vào con người. Mùa đông vốn ảm đạm, thời gian chiều mùa dông càng khắc sâu thêm sự ảm đạm ấy. Câu thơ đã gọi tả sực khốc liệt của chiến tranh. Những vết máu của chiến tranh thấm đỏ khung trời hay ráng chiều nhuộm đỏ. Tất cả đều gợi sự bi thương tang tóc. Như vậy, hai câu thơ tả ít mà gợi nhiều, nó không chỉ đánh thức người đọc niềm căm thù sôi sục quân xâm lược mà con gợi dậy một nỗi đau khôn cùng. Câu thơ tràn ngập một màu máu và thấm đẫm nỗi khóc thương nhỏ lệ.

Không có cuộc sống gắn bó máu thịt vói quê hương, không tha thiết với vẻ đẹp tinh tuý của truyền thống quê hương thì nhà thơ Hoàng Cầm có lẽ không thể có những mẫn cảm kỳ diệu như vậy. Đọc những dòng thơ nhà thơ viết về Kinh Bắc, chúng ta lại bồi hồi liên tưởng đến quê hương mình và cảm ơn nhà thơ đã nói đúng phần hồn linh nghiêm nhất của chúng ta mỗi khi trào dâng cảm xúc hoài niệm về quê hương.

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NÊN BỊ GAI ĐÂM          (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.          (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NÊN BỊ GAI ĐÂM

         (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.

         (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng vườn. Nắng chói đâu hay mình làm đau những giọt sương đậu hờ trên mép lá. Bụi bay đâu hay mình làm đau những làn hương. Con ong đâu hay tiếng đập cánh vụng về làm giật mình nụ hoa út ít. Lá rơi nào hay mình làm tổn thương giấc mơ của cánh chuồn kim thiêm thiếp sau ngọn cỏ góc ao.

         (3) Tiếng chuông rền làm tổn thương hoàng hôn. Bước chân mau làm tổn thương những con đường. Gót giày khua làm tổn thương lối ngõ. Nếp áo nhàu làm tổn thương bao ấp iu của gió. Vệt lá lăn làm tổn thương thảm rêu nhung ẩm ướt bên thềm.

         (4) Ngòi bút sắc làm đau trang giấy. Nét mực hoen làm đau con chữ gầy. Câu thơ suông làm tổn thương ánh đèn tri kỉ. Giọng ca trơn làm tổn thương điệu nhạc say đắm. Ngón tay bấm bâng quơ làm tổn thương bao âm giai ẩn trong mỗi phím đàn.

         (5) Lần lỗi hẹn làm đau điểm hẹn. Cái bắt tay ơ hờ làm đau nhịp tim sâu. Nụ cười tắt mau làm tổn thương những thắc thỏm mong cầu. Tiếng thở dài làm tổn thương ánh nhìn ngân ngấn. Thoáng chau mày làm đau giọt mồ hôi lau vội lúc cuối ngày.

         (6) Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh…

        (7) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa…

         (8) Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.

(Chu Văn Sơn)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (0.5 điểm): Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn (7).

Câu 4 (1.0 điểm): Trong câu văn: “Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.” Vì sao tác giả lại nói “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm”? 

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản là gì?

0