K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2020

Con người ai cũng cần phải học. Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết, nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh, tiến bộ. Xã hội ngày một đi lên theo thời gian, đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao, hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy. Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già, học những cái mình chưa biết. Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng khuyên con cháu rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông.

Học là gì? Học là tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, tích lũy kiến thức, rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết, trình độ về mọi mặt. Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời. Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người. Học rất đa dạng, học ở khắp mọi nơi, học bất kì lúc nào. Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa, học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ thấp tới cao. Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học, tiến sĩ, …Thế nào là học mãi. Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. Câu: “Học, học nữa, học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học. Luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công.

Tại sao phải học? Trên đời, ai cũng phải học, ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ. Trường học nào cũng dạy học sinh: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học lễ phép, cách cư xử với xã hội, đạo đức. Từ nhỏ, chúng ta đã học đi, học nói, học gói, học mở. Còn khi đã đến tuổi đi học, chúng ta học thêm văn hóa. Môn học nào cũng vậy, ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng:" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó". Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội. Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được. Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời. Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình, bất chấp lời chê trách, phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay, đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài, gương hiếu học đáng được khâm phục. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới. Giờ đây, con người phát minh ra nhiều vật dụng, khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích. Vì thế, chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại, không lạc hậu để mọi người không xem thường mình. Việc học không tùy vào tuổi tác, công danh mà tùy vào sự cầu tiến, muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người. Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng: ‘Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập? Chúng ta phải xác định mục đích học, ước mơ trong tương lai, ….để cố gắng đạt được ước mơ, nghề nghiệp mình yêu thích. Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta. Học để làm việc, kiếm sống cho bản thân mỗi người. Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa. Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình. Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê, lòng nghị lực, quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn. Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi người noi theo. Anh vẫn tiếp tục đến trường, mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh. Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh. Thầy cô, bạn bè trong trường ai cũng yêu quý, nể phục anh. Học phải học từ từ không nên gấp vội. Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng, thực hành vào thực tế.Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt. Đọc phần nào thấu triệt phần ấy. Học cũng như ăn cơm, cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể. Học tập phải kết hợp với suy nghĩ. Học tập gồm hai phương diện: lí thuyết, thực hành. Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ. Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng. Trái lại, chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào. Ngoài ra, cần phải đọc thêm nhiều tài liệu, báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình.

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê–nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời. Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng đất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển. Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi từ a đến d : "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi từ a đến d :

 "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi làm việc, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước."

a) Biện pháp tu từ nào được sử dụng phổ biến trong đoạn văn trên?

b) Tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong đoạn văn.

c) "Nhưng cử chỉ cao quý" mà tác giả nhắc đến là gì?

d) Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nói về đóng góp của thiếu niên hiện nay với việc xâu dựng đời sống văn hoá, văn minh công cộng hoặc với các hoạt động xã hội mà em biết. Trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt.

CỰC GẤP LUÔN, CẦN NGAY BÂY GIỜ! PLEASE 🙏🙏🏻🙏🏼🙏🏽🙏🏾🙏🏿

 

0
4 tháng 6 2020

  Đập vào mắt anh // là cảnh một bé trai / đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với/ cố bám lấy cành cây để lũ khỏi 

          CN                                          C - V                                                                                            C - V                                   

                                                                                               VN

cuốn trôi 

2 tháng 6 2020

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''

1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"

* Nghĩa đen

  • Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
  • Một hình ảnh ít ai tin được

* Nghĩa bóng

  • Lòng kiên trì của con người
  • Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
  • Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
  • Không có kiên trì thì không làm được gì hết

b. Bàn luận vấn đề

  • Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
  • Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
  • Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
  • Cần phê phán những người không có lòng kiên trì

c. Ý nghĩa câu tục ngữ

  • Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
  • Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được

d. Chứng minh lòng kiên trì

  • Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

2 tháng 6 2020

Còn đây là bài làm

Mỗi người đều có một ước mơ và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể đạt được ước mơ đó. Song có nhiều vấp ngã, nhiều khó khăn, thử thách đang đợi bạn ở phía trước. Lúc đó cần có bản lĩnh, có thể kiên nhẫn và vượt qua tất cả. Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" mang ý nghĩa răn dạy, giáo dục chúng ta cần phải nỗ lực, kiên trì và cố gắng không ngừng để đạt được ước mơ đó.

Câu tục ngữ chia thành hai vế sóng đôi, mang ý nghĩa bổ sung cho nhau. Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Về nghĩa đen, câu tục ngữ rất dễ hiểu. Khi chúng ta muốn mài một cây sắt to thành một cái kim thì rất khó khăn, nhưng không phải không thể. Sự kiên trì, cố gắng sẽ giúp bạn làm được điều đó. Xét về nghĩa bóng thì câu tục ngữ nhắn nhủ mọi người về ý chí, nghị lực, bền bỉ để có thể hoàn thành thật tốt công việc cũng như theo đuổi ước mơ của mình.

Mài một cây sắt thành cây kim đối với nhiều người là chuyện ảo tưởng, không thể, mất nhiều công sức và thời gian. Đúng vậy, mỗi con người đều có con đường đi của mình, để chạm được cái đích đến thực sự không hề dễ dàng. Bởi vậy điều mà chúng ta cần phải có chính là bản lĩnh, sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.

Nhân dân ta từ xưa đến nay phải trải qua bao nhiêu khó khăn, mất mát. Để có được ngày tháng yên bình, cha ông ta đã phải đổi máu, đổi nước mắt. Đó chẳng phải là sự cố gắng bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của mọi người hay sao?

Câu tục ngữ được biểu hiện rất nhiều trong đời sống. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là một minh chứng tiêu biểu có ý chí và tinh thần đáng quý đó. Ông sinh ra đã bị cụt hai tay, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực, sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, ông đã có thể viết bằng chân, viết rất đẹp. Như vậy tinh thần mài sắt thành kim của ông thực sự đáng khâm phục và ngưỡng mộ.

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc vì gian nan phía trước thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả như mình mong đợi.

Bên cạnh những người có sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ đó vẫn còn tồn tại rất nhiều người không có ý chí tiến thủ, nhanh chán, nhanh bỏ cuộc giữa chừng. Thực ra vì họ ngại khó, ngại khổ, ngại vất vả nên mới không chịu làm, chịu học hỏi.

Câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người, khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

( Chúc bạn học tốt )

3 tháng 6 2020

Trả lời

Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì ông cho rằng, quân Thanh mới chiếm được Thăng Long dễ dàng nền còn chủ quan, kiêu ngạo.

Chính vì vậy, vào dịp tết quân Thanh lơ là đón tết không đề phòng nên quân ta tiến hành đánh chiếm làm cho địch bị bất ngờ và khó trở tay kịp.

 Nhớ k cho mình nha 

29 tháng 5 2020

i don't no

29 tháng 5 2020

Phải là I don't know chứ

Bà làm

Vai trò của lí lẽ trong văn lập luận, giải thích:

+ Lí lẽ sắc bén giúp văn bản trở nên thuyết phục với người đọc.

+ Lôi cuốn người đọc theo ý kiến và tâm huyết của người viết.

+ Giải thích được những phần mà người đọc thường không hiểu.

+ Giúp câu văn và bài văn trở nên hay và thú vị.

+ ....

30 tháng 5 2020

Vai trò:

- làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...

2 tháng 6 2020

1. 

Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, vì thời gian gắn với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào khiến ông cha ta có câu tục ngữ : “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.

Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào ? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là nhũng vật cụ thể, hữu hình và quý giá để so sánh với thời gian. Cách so sánh này cụ thể hoá giá trị của thời gian để con người nhận thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quỷ, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “Đát như vàng” đó sao ? Vàng có giá trị như vậy, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm chỉ, giỏi giang và phải để dành, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bậc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết) ; nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ quay trở lại.

Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết.,. Trước khi con người biết tính thời gian thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sống có ích, con người sẽ tích luỹ được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những điều tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, làm việc hết mình và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp số “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ : bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát… bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chắn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn đi chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Bạn đó đã không biết tận dụng thì giờ vàng bạc rồi. Còn đối với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của thiên tài. Những thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc các bạn ạ !

Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hằng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khoẻ của cá nhân chúng ta, tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình. Ngoài việc chơi, việc học hằng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, và một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,… Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt… Tất cả những điều đó nên bố trí trong khi tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể trở thành hiện thực, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sắp xếp thời gian.

Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn ? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé ! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn ?

2.

Con người càng ngày càng phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người chỉ biết chạy theo dòng thời gian. Tuy vậy, không phải ai cũng biết quý trọng thời gian, chính vì vậy ông cha ta có câu rằng: Thời gian là vàng bạc. Để chỉ sự quý giá của thứ tài sản vô hình này.

Muốn hiểu về câu tụ ngữ này ta phải giải thích từng phần của chúng. Chắc ai cũng biết vàng bạc là một tài nguyên vô cùng quý giá. Còn thời gian là thì giờ của mỗi người. Đúng là thời gian ai cũng có còn vàng bạc thì không. Vậy thì tại sao vàng bạc đắt đỏ lại được ví với thời gian? Chính vì muốn thấy sự quý giá của vàng bạc nên được so sánh như vậy. Thời gian quý giá biết bao: ai cũng biết mỗi khi thời gian trôi qua sẽ không thể lấy lại. Có thể nói trong chúng ta của cải là quan trọng nhất, nhưng của cải cũng từ thời gian tạo ra. Chúng ta có thể cố gắng tạo ra của cải vật chất, quả thực rất gian khổ và chúng có thể mua những gì bạn muốn. Tuy vậy nhưng chưa có ai mua được thời gian cả. Nếu như vậy thì thời gian phải quý hơn vàng bạc nữa chứ. Hãy quý trọng thời gian như vật chất, hãy nhớ mỗi phút giây trôi qua dù cố gắng vẫn không trở lại được. Hãy vui vẻ mỗi phút giây ta có.

Thời gian vô cùng quý, thế nhưng không phải ai cũng biết quý trọng thời gian. Cũng như không biết cách sắp xếp thời gian hợp lí. Trong các tổ xí nghiệp công nhân luôn quý trọng thời gian. Họ làm việc thật nhanh để có nhiều sản phẩm đóng góp vào quỹ của công ti và nâng cao tay nghề của họ. Ngoài ra họ cũng biết lo cho gia đình một cách hợp lí. Chính họ là những tấm gương biết quý trọng thời giờ. Hay những học sinh họ luôn cố gắng học thật nhiều ở nhà lẫn ở trường và cũng một tay giúp việc cho bố mẹ. Thật đáng để noi theo. Tuy nhiên lại có một số người luôn sống theo thói quen. Cứ lêu lổng mãi. Họ để cho 1 tháng trôi qua, rồi một năm trôi qua không hối tiếc. Khi về già nhận ra đã quá muộn màng, rồi trách, nhưng thời gian đâu có trở lại với họ đâu! Tuy vậy, có người lại chỉ lo làm việc mà không biết sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi. Quả thực việc sắp xếp và quản lí thời gian rất quan trọng, chính nó quyết định đến cuộc sống của mỗi người.

Vậy quản lí thời gian là như thế nào là hợp lí? Cho đến nay những nhà chính trị luôn quý trọng thời gian. Bởi vì thời gian không phải một nguyên liệu có thể tích trữ. Dù muốn hay không chúng ta phải tiêu dùng nó, với tốc độ 60 giây trong một phút. Và dù con người có tài giỏi đến đâu cũng không làm nó dừng lại hoặc chạy nhanh hơn, cũng như làm thay đổi nó. Dù bất lực với thời gian nhưng chúng ta là người sử dụng nó, chúng ta không thể thay đổi nó nhưng chúng ta quyết định phương thức sử dụng nó. Suy cho cùng muốn sử dụng thời gian một cách triệt để là phải tiết kiệm nó như Lê-nin đã nói “ tranh thủ thời gian là tranh thủ được tất cả”

Tóm lại thời gian là vô cùng quý giá. Ai cũng có một khoản thời gian như nhau hãy sắp xếp nó cân bằng để có những phút giây ở bên người thân và công việc. Hi vọng ai cũng sẽ biết tiết kiệm và quý trọng thời gian. Hãy sử dụng hợp lí thời gian như vàng bạc nhé.

3.phải quý trọng thời gian , phải biết cách sử dụng và do chính con người

15 tháng 6 2020

Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, vì thời gian gắn với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào khiến ông cha ta có câu tục ngữ : “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.

Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào ? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là nhũng vật cụ thể, hữu hình và quý giá để so sánh với thời gian. Cách so sánh này cụ thể hoá giá trị của thời gian để con người nhận thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quỷ, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “Đát như vàng” đó sao ? Vàng có giá trị như vậy, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm chỉ, giỏi giang và phải để dành, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bậc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết) ; nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ quay trở lại.

Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết.,. Trước khi con người biết tính thời gian thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sống có ích, con người sẽ tích luỹ được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những điều tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, làm việc hết mình và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp số “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ : bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát… bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chắn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn đi chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Bạn đó đã không biết tận dụng thì giờ vàng bạc rồi. Còn đối với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của thiên tài. Những thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc các bạn ạ !

Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hằng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khoẻ của cá nhân chúng ta, tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình. Ngoài việc chơi, việc học hằng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, và một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,… Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt… Tất cả những điều đó nên bố trí trong khi tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể trở thành hiện thực, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sắp xếp thời gian.

Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn ? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé ! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn ?