sủa đi mấy chế !!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.
Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam - nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.
Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:
Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!
Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.
Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.
Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:
Mai sau
Mai sau
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...
(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)
Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .
Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.
Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.
Trả lời :
Đi khắp các làng quê Việt Nam thì hình ảnh cây chuối thực sự là một trong những điều quen thuộc nhất như đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Và em cũng cảm thấy thêm yêu loại cây quen thuộc này rất nhiều.
Nhìn những tàu lá chuối ở trong vườn dường như vẫn cứ hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời, tàu lá dang rộng ra để có thể đón những làn mưa bụi của đất trời. Nhiều chiếc lá bị gió bão quật nát te tua trông thật giống một chiếc lược đang cứ chải đi chải lại trong không trung. Trong vườn có rất nhiều cây chuối, chuối cũng không mọc đơn lẻ một chút nào cả, ngay cả khi mới trồng thì bố em cũng trồng một cây một thôi. Theo thời gian thì cây đã lớn lên và mọc thêm biết bao nhiêu cây chuối con nữa. Khi cây chuối trưởng thành thì xung quanh nó cũng đã có đàn con đi theo. Có cả mầm chuối đang cố đội đất mọc lên nhìn thật vui và đông đúc.
Một đặc điểm nữa đó chính là ở phần thân chuối tròn có nhiều bẹ khéo đã cuộn chặt lại, kết lại thành thân. Ngay ở chính bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt thật đẹp mắt. Tất cả các tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Những tàu lá chuối to nhỏ và nó có độ dài ngắn khác nhau. Cây chuối đã lớn, trưởng thành thì đã ra các hoa chuối thật to, lâu dần nở bung ra và tạo thành nải chuối. Rất nhiều nải chuối được xếp lại thành buồng chuối sai quả thật thích mắt
Đặc điểm của cây chuối là chỉ ra quả một lần là bị thiêu chột, người ta lại chặt cây chuối đó đi. Quả chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu như chuối xanh người ta hay dùng để nấu ốc, chuối chín ăn lại rất ngọt. Lá chuối cũng có thể gói bánh hay phơi khô để nhóm bếp. Thân cây chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,…Cây chuối đã gắn bó với đời sống thân thiết của người nông dân Việt.
Cây chuối là một trong những loài cây ăn quả thật gần gũi với người nông dân. Đồng thời cũng có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Em cũng rất thích cây chuối – cây biểu tượng cho thôn quê Việt này.
Học tốt
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
hok tok
Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.
chúc bạn học tốt nhé
Em ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch trong tương lai. Sở dĩ em có ước mơ này là vì xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Em nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế khá phát triển, có nhiều tiềm năng, em thấy đây là một nghề phù hợp để mình có thể lo cho cuộc sống sau này. Lý do trên chỉ là lý do nhỏ trong nhiều lý do em hướng đến nghề này, lý do lớn nhất chính là tình yêu đất nước của em. Em muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp, truyền thống lịch sử vẻ vang và đức tính kiên cường, ý chí bất khuất và tinh thần mến khách, lòng thương người của Tổ quốc ta tới bạn bè năm châu. Em muốn những du khách khi đến với ViệtNamsẽ có những ấn tượng tốt đẹp và hơn nữa là em muốn hình ảnh đất nước ta sẽ in sâu trong họ. Còn gì hạnh phúc bằng khi được nói với bạn bè năm châu một cách tự hào rằng “Việt Nam, quê hương tôi đó”.
Tả bài cảm thụ trăng ơi từ đâu đến hay biển xanh diệu kì trăng tròn như mắt cá chẳng bao giờ chớp mi
Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.
Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.
Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.
Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:
"Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà".
Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
"Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi".
Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!
Lần 1 để mỗi đĩa 3 thỏi vàng
TH1 : cân thăng bằng
=> thỏi thật nằm trong 3 thỏi chưa cân
Đem 2 trong 3 thỏi chưa cân lên đĩa cân, mỗi đĩa đặt 1 thỏi
Nếu cân thăng bằng => thỏi thật là thỏi chưa cân
Nếu cân không thăng bằng => thỏi nặng hơn là thỏi thật
TH2 : cân không thăng bằng
=> thỏi thật nằm trong 3 thỏi nặng hơn
Lấy 2 trong 3 ra cân, mỗi đĩa cân đặt 1 thỏi
cân thăng bằng => thỏi còn lại là thỏi thật
cân không thăng bằng => thỏi nặng hơn là thỏi thật
Học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Đầu tiên, ông chia đều 9 thỏi vàng thành 3 nhóm.
Sau đó, ông cân 2 nhóm bất kì với nhau.
Nếu: 2 nhóm có khối lượng bằng nhau \(\Rightarrow\)nhóm chưa cân có thỏi vàng thật
Nếu 1 nhóm có khối lượng nặng hơn nhóm kia\(\Rightarrow\)nhóm đó có thỏi vàng thật
Khi tìm được nhóm chứa thỏi vàng thật, ta sẽ cân tiếp lượt thứ 2
Đặt 2 thỏi vàng bất kì lên cân.
Nếu: 2 thỏi có khối lượng bằng nhau thì thỏi còn lại là thỏi vàng thật
Nếu: Trong hai thỏi đó có thỏi nặng hơn thì thỏi nặng hơn là thỏi vàng thật
Tham khảo nhé~
thánh sủa trước đi
Ko đăng câu hỏi lung tung