Câu 1: Do có mâu thuẫn trong lúc đá bóng nên N bị một nhóm học sinh nam cùng trường chặn đường và đánh đập. Lo sợ bị các đối tượng này trả thù nên N không dám kể lại sự việc với bố mẹ và thầy cô. N tự mua thuốc rồi đến nhà C để nhờ xử lí vết thương. Thấy cơ thể N có nhiều vết thương, C vô cùng lo lắng nên đã thuyết phục N nói với bố mẹ và đưa đến bệnh viện chữa trị và khuyên N trình báo với cơ quan công an để được can thiệp giải quyết.
a, Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong trường hợp nói trên.
b. Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên làm gì và không nên làm gì?
a. Hành vi của các bạn nam là hành vi bạo lực về thể xác. Trước hành vi này bạn N giấu không kể với người khác. Đây là việc làm không đúng, cách giải quyết sai lầm. Bởi vì, việc giấu diếm chỉ làm cho bạn càng thêm lo sợ, 1 mình chịu đựng, hành vi bạo lực có thể tiếp diễn.
Khi biết tình trạng bạn N, bạn C đã thuyết phục N nói với bố mẹ và đưa đến bệnh viện chữa trị và khuyên N trình báo với cơ quan công an để được can thiệp giải quyết. Đây là việc làm vô cùng đúng đắn, giúp bạn N khắc phục hậu quả của bạo lực học đường, ngăn ngừa hành vi bạo lực tiếp diễn.
b. * Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường:
- Em cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn.
- Nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phỏng tư vấn tâm lí học đường..
- Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực…