K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2022

Thể loại

Định nghĩa

Các văn bản được học

 

 

 

 

 

 

 

Truyện

1. Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nvật lsử được kể.

- Con rồng cháu tiên; Bánh  chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm

2. Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật quen thuộc bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin chiến thắng.

- Sọ Dừa, Thạch Sanh; Em bé thông minh.

3. Ngụ ngôn: Mượn truyện về loài vật, đồ vật, vật (hay chính con người) để nói bóng gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó.

- Đeo nhạc cho mèo; Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng

4.Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Treo biển; Lợn cưới áo mới

 

Ca dao

Chỉ các thể loại trữ tình dgian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đ/sống nội tâm của con người.

- Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước; than thân; châm biếm.

 

 

Tục ngữ

Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, h/ảnh. Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất…) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; về con người và xã hội..

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

 

26 tháng 2 2022

Tham khảo ạ

Vietnam geography has for a long time owned precious benefits nowhere else could be found. Vietnam, officially called The Socialist Republic of Vietnam is situated on the eastern part of Indochina Peninsula in Southeast Asia. Whole Vietnam's territory runs along the eastern coast of the peninsula, in which the mainland extends from the longitude 102°8'E to 109°27'E and between the latitude 8°27'N and 23°23'N. In addition, Vietnam also considers Paracel Islands and Spratly Islands as its territory. The S-shaped country has a north-to-south distance of 1,650 kilometers and is about 50 kilometers wide at the narrowest point. The country also has a land border with China (1,281 km), Laos (2,130 km), Cambodia (1,228 km) and a long coastline, adjacent to the Gulf of Tonkin, South China Sea and Gulf of Thailand. Located in the area of tropical monsoon climate with high humidity of over 80% all the year round, with the diversification in topography, three main regions of Vietnam stretch in different climate zones. The climate in Vietnam varies from North to South, from mountains to plains and coastal.

Địa lý Việt Nam trong một thời gian dài sở hữu những lợi ích quý giá không nơi nào có thể tìm thấy. Việt Nam, tên gọi chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo, trong đó đất liền kéo dài từ kinh độ 102 ° 8'E đến 109 ° 27'E và giữa vĩ độ 8 ° 27'N và 23 ° 23'N. Ngoài ra, Việt Nam xác nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của mình. Quốc gia hình chữ S có khoảng cách từ bắc xuống nam là 1.650 km và rộng khoảng 50 km tại điểm hẹp nhất. Nước này cũng có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km), Campuchia (1.228 km) và đường bờ biển dài, tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao trên 80% quanh năm, với sự đa dạng về địa hình, ba vùng chính của Việt Nam trải dài ở các vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu ở Việt Nam thay đổi từ Bắc vào Nam, từ núi đến đồng bằng và ven biển.

26 tháng 2 2022

Thuyết minh nhé

Tiếng việt

Đó lgọi là kể chi tiết về đất nước

HT

26 tháng 2 2022

Giới trẻ hiện nay đang vấp phải 1 nạn học đường vô vùng nghiêm trọng đó là hút thuốc lá điện tử. Đặc biệt hơn là lớp em cũng có những bạn như vậy. Sau đây em xin kể về bạn Nghĩa lớp em. Bạn Nghĩa là 1 người háo thắng, đua đòi, ham chơi nhưng lại có vóc dáng cao lớn, đối xử rất tốt với bạn bè và  bạn cũng là người hàng xóm của em. Chúng em thường đi học cùng nhau nhưng có dạo bạn ấy thường đi sớm và khi em đến trường thì em lại không gặp bạn ý ở lớp. Em khá là lo cho bạn. Ở lớp bạn ý hay chơi với em nhưng bây giờ rất ít ra nói chuyện với em mà lại ra chơi với nhóm bạn nghịch nhất khối. Điều này càng khiến em lo lắng hơn. Mọi khi tan trường em cùng Nghĩa về nhưng hôm nay bạn ý không đi với em mà đi với nhóm nghịch ngợm đó nên em nén đi theo bạn. Em thấy Nghĩa cùng họ đi ra sau trường, rút tay ra gỏi túi với thứ trên tay là 1 ống gì đó. Do em đứng xa chỗ bạn nên em cũng không nhìn rõ. Tự nhiên, các bạn đút nó vào miệng rồi rút ra thở cả 1 đống khói ra. Em sững lại rồi nhận ra đó là thuốc lá điện tử. Em liền chạy đến lôi Nghĩa ra và nói rằng" Cậu hãy dừng lại việc này ngay lập tức. Nó rất nguy hiểm đến phổi của cậu. Nó có thể khiến cậu bị ung thư đấy". Nghe đến đây, Nghĩa liền ném nó đi. Thật may khi Nghĩa đã nghe theo lời khuyên của em. Mong rằng những bạn đã và mới vi phạm thì hãy dừng lại không về sau hối hận cũng không kịp.

xin T.I.C.H

  • Tốt danh hơn lành áo.
  • Miếng ăn quá khẩu thành tàn.
  • Áo rách cốt cách người thương.
  • Ăn có mời, làm có khiến.
  • Quân tử nhất ngôn.
  • Vô công bất hưởng lợi.
  • Ác giả ác báo
  • Không ai giàu ba họ,
    Không ai khó ba đời
  • An phận thủ thường
  • Anh em như thể tay chân
  • Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may
  • Sông có khúc người có lúc.
  • Sống chết có nhau
  • Tắt lửa tối đèn.
  • Tham công tiếc việc.
  • Tham sống sợ chết
  • Tham thì thâm.
  • Thật thà như đếm.
  • Thắng không kiêu, bại không nản.
  • Thẳng như ruột ngựa.
  • Thuốc đắng giã tật, nói thật mất lòng.
  • Trọn tình trọn nghĩa
  • Mỗi nền văn học từ mỗi quốc gia khác nhau lại có những đặc điểm, đặc trưng riêng. Là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, văn học Việt Nam cũng có nhiều nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Nếu như Trung Quốc nổi tiếng với những tác phẩm tiểu thuyết, Nhật Bản nổi tiếng với những bộ truyện tranh thì Việt Nam ta cũng vô cùng tự hào với những bài ca dao đã đi cùng bao thế hệ.

    Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam, được kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam. Ca dao còn là một thể loại văn học đơn giản - thể thơ dân gian. Ca dao Việt Nam ra đời từ rất sớm, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo nhịp điệu nhất định. Trải qua nhiều cải biến và phát triển, cho đến ngày nay, ca dao vẫn là một thể loại văn học đặc trưng của dân tộc.

    Ca dao có tên gọi khác là thơ trữ tình, do đó nó cũng có những đặc điểm về nội dung và hình thức của một thể loại văn học. Về nội dung, đề tài, ca dao bao quát và phản ánh phạm vi rất rộng của cuộc sống con người bao gồm cả nghi lễ, phong tục tập quán, đời sống gia đình, cộng đồng, những nét đẹp đạo đức lối sống và cả kinh nghiệm sống quý báu. Đối tượng của ca dao đa dạng và phổ biến ở tất cả lứa tuổi, nhưng trong mỗi đề tài khác nhau thì nhân vật trữ tình lại khác nhau. Ca dao viết về gia đình, nhân vật trữ tình là người mẹ, người vợ... Ca dao viết về tình yêu trai gái, nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái. Ở phạm vi rộng lớn hơn như xã hội, thời đại nhân vật trữ tình mà ca dao lựa chọn lại là người đại diện cho cả tầng lớp hoặc một đối tượng trong xã hội như người phụ nữ, người nông dân.

    Về hình thức, ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống. Thể thơ được sử dụng chủ yếu trong ca dao là thể thơ của dân tộc - lục bát và lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao đôi khi còn dùng các thể thơ như song thất lục bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng. Ca dao Việt Nam thường ngắn gọn, súc tích nhưng giàu cảm xúc, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ và các hình ảnh mang tính biểu tượng. Trong ca dao thường xuất hiện hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp từ, cụm từ, hình ảnh, đôi khi lặp cả dòng thơ. Điều đó yêu cầu chúng ta khi phân tích ca dao phải xuất phát từ yếu tố đó. Cho nên, khi phân tích ca dao, chúng ta phải xuất phát từ những hình thức lặp đó. Ngôn từ sử dụng trong ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.

    Ca dao Việt Nam có rất nhiều nội dung, mỗi nội dung được phản ánh trong một mảng với đối tượng phản ánh và chủ đề khác biệt. Loại đầu tiên là ca dao với tình cảm yêu thương, tình nghĩa bao gồm tình cảm gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng; tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp dân tộc. Đó là những lời ca về mọi miền của Tổ quốc thân yêu:

    "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."

    Hay thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến:

    "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
    Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
    Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
    Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?!"

    Ca dao yêu thương, tình nghĩa dễ khơi gợi nên niềm đồng cảm, niềm tự hào, yêu nước và lòng biết ơn thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng chiến đấu hi sinh hay gần gũi nhất là yêu thương, biết ơn những người đã có công sinh thành dưỡng dục. Có một bài ca dao mà ngày nay bao người vẫn thuộc:

    "Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
    Một lòng thờ mẹ, kính cha,
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

    Loại ca dao quen thuộc tiếp theo là ca dao than thân, ra đời từ vất vả, bất công của cuộc sống. Đó là người nông dân trong xã hội cũ và là người phụ nữ với những đè nén, áp bức bất công.

    "Thân em như hạt mưa sa,
    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
    Thân em như giếng giữa đàng,
    Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
    Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

    Trong xã hội phong kiến xưa kia, chế độ nam quyền gia trưởng đã đẩy bao người phụ nữ vào hoàn cảnh bi kịch bất hạnh. Ca dao giống như những lời than thân trách phận, vang lên từ tận đáy lòng họ. Để rồi mãi mãi về sau, người ta vẫn ghi nhớ mãi.

    Ngoài những mảng trên, kho tàng ca dao Việt Nam còn có rất nhiều bài ca dao hài hước, trào phúng, châm biếm. Ca dao mảng này chủ yếu làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào lộng đặc trưng của dân gian Việt Nam. Nó tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu, những con người đáng cười trong xã hội. Ví như một bài ca dao châm biếm thói mê tín dị đoan:

    "Số cô chẳng giàu thì nghèo,
    Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
    Số cô có mẹ có cha,
    Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
    Số cô có vợ có chồng,
    Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"

    Không biết tự bao giờ, ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn con người Việt Nam. Ca dao là giá trị văn hóa tình thần phi vật thể được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ca dao không chỉ ngân vang giai điệu ngọt ngào của yêu thương mà còn là nơi lưu giữ bao kinh nghiệm quý giá mà cha ông ta đúc kết từ cuộc sống thực tế như "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối." Đồng thời, ca dao cũng gửi gắm những bài học đạo lý làm người như lòng hiếu thảo với cha mẹ, sức mạnh của tình yêu. Trong văn học, ca dao cũng tạo nên động lực cho văn học phát triển. Đó là nguồn tư liệu quý giá, phong phú cho các nhà văn, nhà thơ sáng tạo các tác phẩm của mình. Ca dao chính là nét đẹp tâm hồn Việt Nam.

    Nhiều năm tháng đã qua đi nhưng ca dao vẫn luôn sống mãi với trái tim triệu triệu con người Việt. Để rồi mỗi lần giai điệu quen thuộc của ca dao vang lên, chúng ta lại bồi hồi nghĩ về quá khứ vàng son của Tổ quốc.

24 tháng 2 2022

Phải ghi tham khảo nha

Lưu Nguyễn hà An

Bạn lớp 4 thôi

24 tháng 2 2022

1. Mở bài:

- Nói chuyện riêng là hành động xấu cần loại bỏ bởi đó là một đức tính xấu ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh trong học đường…

2. Thân bài.

- Gọi tên: Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.

- Biểu hiện: trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.

- Nguyên nhân: Do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học là việc quan trọng hàng đầu. Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nói chuyện. Do tò mò thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ.

- Tác hại:

+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng

+ Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bời lêu lổng

+ Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng không tốt với mình

+ Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng

+ Ảnh hưởng đến quá trình giảng bài của thầy cô có thể thầy cô bị ức chế không thể giảng bài hay không thể truyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.

- Biện pháp: Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách

+ Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường

+ Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.

+ Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. không những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không sửa đổi.

- Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói xấu này để không còn tồn tại trong ngôi trường học tập của chúng ta.

3. Kết bài:

- Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì môi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.

Nghị luận hiện tượng nói chuyện riêng - Mẫu 1

Hiện nay, khi mà đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó chính là một sự phát triển về nền văn hóa, đó cũng chính là sự phát triển nền văn minh nước nhà. Ta có thể nhận định được ngày nay, những lối sống văn hóa, hay văn minh dường như cũng đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Tuy vậy nhưng ta thấy được đâu đó vẫn còn tồn đọng rất nhiều những hành vi không tốt đẹp. Đặc biệt là trong nhà trường, ta như thấy được trong giờ học thì hiện tượng học sinh nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ là một hiện tượng phổ biến. Nó dường như xuất hiện ở hầu hết các trường học và là một vấn đề rất lo ngại cho cả xã hội chúng ta hiện nay.

Đầu tiên ta phải hiểu được vấn đề nói chuyện riêng trong giờ học là một hành động như thế nào mà lại bị coi là một hành vi thiếu văn hóa? Khi nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ tức là họ – những người học sinh kia ngay trong giờ học làm những hành động không phải là học bài. Các em dường như có bàn bạc và thảo luận về những vấn đề từ nhỏ nhặt cho đến những chuyện lại rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những bài học hay mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp. Trong lúc cô giáo đang giảng bài thì các bạn quay ra nói những câu chuyện riêng tư đời sống của mình chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào?”, “Bạn có thấy kiểu tóc mới của mình hợp không?”,…Có vô vàn những câu chuyện vụn vặt không liên quan đến bài học của các bạn. Và khi chúng ta tập trung đến những câu chuyện được đánh giá là vô bổ đó, những câu chuyện không đi đến đâu cứ tràn lan mà làm cho các bạn mất đi lượng kiến thức cô giảng dạy trên lớp. Và điều đó thật đáng buồn bởi học sinh chúng ta đi học là để tiếp thu tri thức, tiếp thu tri thức là mục đích của việc ngày ngày bạn cắp cặp đến trường. Vậy mà bạn lại không tận dụng được nó, mà sao nhãng lãng phí vào những việc làm việc riêng trong lớp.

Có thể nói được rằng chính những cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành những câu “chuyện thường ngày” nó được diễn ra ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta. Đây thực sự là một điều đáng buồn biết bao nhiêu.

Để rồi, ta như thấy được rằng khi mà những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoặc chính họ cũng đã bỏ tất cả những kiến thức. Bỏ cả một lượng thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Quả thật lúc đó thì dường như mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu”. Đặc biệt hơn ta như thấy được ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ dù đang cố gắng học tập, ghi chép lại bài giảng thì dường như cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn mà do những người làm việc riêng đã gây ra.

Khi được đánh giá trên tất cả những hành vi nói chuyện riêng hay làm việc riêng ngay trong giờ học có thể nói là một hành vi không hề có văn hóa một chút nào. Ta như thấy được rằng, cũng sẽ thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người – những thế hệ được coi là chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Thông qua đây ta như thấy được hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó. Ta như hiểu điều đó tức là mỗi người học sinh đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình. Hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến chính mình, chính những người xung quanh.

Xét một cách toàn diện, ta như thấy được chính những hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng. Có lẽ rằng chính chúng ta cũng như đã đánh mất đi tinh thần hiếu học của học sinh. Thêm một nguyên do đó là người truyền dạy kiến thức cũng cần phải có một bài giảng hấp dẫn để gây ra được sự chú ý của các em học sinh. Không thể khi mà người thầy không biết được truyền tải kiến thức mà học sinh lại chú ý nghe được. Các thầy cô hãy biết đa dạng hóa bài mình dạy để có thể thu hút các em.

Tất cả chúng ta hãy để hành vi vô văn hóa này sẽ phải triệt tiêu và loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết. Ta như thấy được dường như mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và chính các bạn dường như cũng cần phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học.

Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.

Nghị luận hiện tượng nói chuyện riêng - Mẫu 2

Học đường và các vấn nạn trong học đường luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Bởi học đường chính là nơi rèn luyện, xây dựng cho các em học sinh một hành trang vững chắc để bước chân ra cuộc đời. Mà hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học là một trong số đó. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc của tập của học sinh.

Học sinh, những người trẻ tuổi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Mang trong mình những sứ mệnh to lớn, sau này sẽ gánh vác một phần giang sơn. Công việc đầu tiên của học sinh đó chính là học. Là trang bị những kiến thức cần thiết, để tương lai bước vào đời.

Chính bởi nhiệm vụ quan trọng như vậy, nên việc học đối với học sinh là một việc cực kì trọng đại. Nó quyết định con đường tương lai của người đó. Nếu một người không chịu khó học tập, tương lai sẽ khó có thể làm lên được sự nghiệp, công danh như mong muốn.

Mà nếu còn vướng vào những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng tới quá trình học tập. Người ấy còn phải chịu nhiều hậu quả khác ở trong tương lai. Hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng đã dần phổ biến hơn trong lớp học. Nó là hệ lụy của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Cuộc sống của con người trở lên đầy đủ hơn. Học sinh cũng phân biệt ra giàu nghèo nhiều hơn. Những bạn học sinh nhà có hoàn cảnh khá giả, thì chẳng ham mê gì học tập. Chỉ bởi vì sự bắt buộc của cha mẹ, làm cho những học sinh ấy phải đi học. Tạo ra cảm giác chán học trong học sinh, dẫn đến tình trạng mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học.

Hay là do sự phát triển của văn hóa giải trí. Công nghệ thông tin phát triển mạnh. Con người hòa nhập với thế giới một cách dễ dàng. Những thứ mà học sinh tiếp cận cũng rất nhiều, và hay hơn hẳn những bài giảng của thầy, cô. Cho nên những chủ đề mà học sinh đưa ra bàn luận trong lớp mới là điều mà học sinh thích thú, còn những bài giảng khô khan, làm cho học sinh trở lên chán ngán.

Nhưng không phải bởi vì có kinh tế, có đam mê thứ khác mà học sinh từ bỏ việc học. Chỉ tập trung vào làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Bởi mỗi con người sống trong xã hội cần vận động để có thể tồn tại. Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng. Con người nếu không có kiến thức, kĩ năng cần thiết. Khi ra đời sẽ chẳng được ai đón nhận cả. Chính vì vậy, việc học chưa bao giờ là mất đi giá trị của nó.

Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng vẫn luôn diễn ra trong các lớp học. Điều ấy thể hiện những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa của học sinh. Bởi các em đang trong độ tuổi mới lớn, bước đầu hòa mình vào cuộc sống. Có rất nhiều thứ mới mẻ để các em tiếp cận. Vì vậy, các em quan tâm tới những việc xung quanh hơn bài giảng cũng là một điều dễ hiểu.

Cái chúng ta cần để cải thiện tình trạng này là việc làm sao cho học sinh hứng thú với việc học. Việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên, hay có những biện pháp phù hợp hơn là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Thiết nghĩ, chính bản thân các bạn học sinh. Cần có một thái độ học tập tích cực, bởi các bạn nên biết rằng. Của cải vật chất chỉ là thứ bên ngoài, sẽ mất đi. Chỉ những kiến thức mà các bạn học tập được, mới là hành trang vững chắc nhất cho các bạn, trên bước đường tương lai của mình. Chỉ có làm chủ được kiến thức, mới có thể làm chủ được tương lai.

Hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp học, gây ra những hệ lụy rất xấu cho sự phát triển của học sinh. Đòi hỏi mỗi học sinh cần tự ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân mình. Để có thể học tập cho tốt, cho giỏi. Để tương lai sau này góp sức mình vào việc xây dựng, làm giàu quê hương đất nước.\

HT

Chi mang tinh chat tham khao

24 tháng 2 2022

Lớp

Stt

Tên tác phẩm

(Đ.trích)

Tác giả

Nước

TK

Thể loại

Nội dung chính

NT đặc sắc

6

1

Lòng yêu nước

Ê-ren-bua

Nga

XX

Bút kí

Thể hiện tình yêu nước thiết tha, sâu sắc. Nêu lên chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật bình thường nhất.

NT lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động cụ thể

-> có sức thuyết phục.

 

2

Buổi học cuối cùng

Đô-đê

Pháp

XIX

Tr. ngắn

Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.

Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng nhân vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

7

3

Xa ngắm thác núi Lư

Lý Bạch

 

TQ

VIII

Thơ TNTT Đ.luật

Vẻ đẹp của núi Lư và tình yêu quê hương đằm thắm, bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

Hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo

4

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Lý Bạch

TQ

VIII

Thơ Ngũ

Ngôn

Thể hiện một cách nhẹ nhàng, thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong một đêm trăng thanh tĩnh.

 

Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cảm xúc chân thành.

5

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Hạ Tri Chương

TQ

VIII

Thơ (TN)

 Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày được đặt chân về quê cũ

Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh, k/hợp tsự.

6

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đỗ Phủ

TQ

VIII

Thơ

 

Thể hiện nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Bộc lộ khát vọng cao cả: Có được ngôi nhà vững ngàn gian để che cho tất cả người nghèo trong thiên hạ.

 

 

Kết hợp trữ tình với tự sự.

7

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

Đan Mạch

XIX

Tr. ngắn

 Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bán diêm bất hạnh.

Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.

8

Đánh nhau với cối xay gió

Xéc-van-téc

Tây Ban Nha

XVI

Tiểu thuyết

 Xây dựng cặp nhân vật tương phản: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô .Tác phẩm đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của con người.

 

N/thuật x/dựng n/vật (đối lập) và gây cười

9

Chiếc lá cuối cùng

O.

Hen-ri

XIX

Tr. ngắn

   Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

 

Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần

 

10

Hai cây phong

Ai-ma-tôp

Cư-rơ-gư-xtan

XX

Tr. ngắn

 Kể về hai cây phong do thầy Đuy-sen người thầy đầu tiên trồng. Truyền cho người đọc tình yêu quê hương da diết và lòng tôn kính người thầy.

 

Lối kể chuyện hấp dẫn, lối m/tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh.

11

Đi bộ ngao du

Ru-xô

Pháp

XVIII

Nghi luận xã hội

 Tác giả chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ . Thể hiện sự giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên của tác giả.

 

Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động -> có sức thuyết phục

 

Lớp

Stt

Tên tác phẩm

(Đ.trích)

Tác giả

Nước

TK

Thể loại

Nội dung chính

NT đặc sắc

9

13

Mây và sóng

Ta-go

Ấn Độ

XX

Thơ

Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

H/ảnh TN giàu ý nghĩa tượng trưng, k/hợp b/cảm với kể chuyện.

14

Bố của

Xi-mông

Mô-pa-xăng

Pháp

XIX

Tr. ngắn

 Nhắn nhủ về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người.

NT m/tả d/biến t/trạng n/vật, k/hợp t/sự n/luận.

24 tháng 2 2022

STT

Tác phẩm

(đoạn trích)

Tác giả

Thể loại

Nội dung

Nghệ thuật

1

Buổi học cuối cùng

Đô- đê

Truyện ngắn

Truyện đã thể hiện tình yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc

Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình và hành động.

 2

Cô bé bán diêm

An- đéc- xen

Truyện ngắn

Khơi gợi lòng thương cảm đối với những em bé bất hạnh, thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhân hậu.

Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố mộng tưởng và hiện thực trong tác phẩm.

 3

Đánh nhau với cối xay gió

Xéc- ven- téc

Tiểu thuyết

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn- ki –hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội

Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật
Có giọng điệu phê phán, hài hước. 

 4


Chiếc lá cuối cùng

 

O-Hen-ri

Truyện ngắn

Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau.
Sức mạnh của tình yêu cuộc sống đã chiến thắng bệnh tật.
 Sức mạnh và giá trị của nghệ thuật chân chính.

Kết cấu truyện đảo ngược tình huống hai lần.
Xây dựng tình tiết truyện hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.

 5

Hai cây phong

Ai-Ma-Tốp

Tiểu thuyết

Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku –rêu.

 

Cách xây dựng mạch kể ; Cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

 6

Cố hương

Lỗ Tấn

Truyện ngắn

Phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật đọc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

 7

Những đứa trẻ

Go-rơ-ki

Hồi kí

Văn bản thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng cao đẹp; sự khao khát tình cảm của những đứa trẻ.

Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lý nhân vật. 
Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau. 
Kết hợp phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm

 8

Robinxon ngoài đảo hoang

Đi-phô

Tiểu thuyết

Gợi hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ.
Bộc lộ được sự lạc quan của Rô-bin-xơn.
Vẽ được chân dung kì dị của vị chúa đảo.

Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm.
Ngôi kể thứ nhất chân thực, giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh.

 9

Bố của Xi mông

Mô- păng -xăng

Truyện ngắn

 Nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người
Thông cảm với nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác

Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc

 10

Con chó Bấc

Lân đân

 

 Ca ngợi lòng nhân ái : Con người và loài vật đều cần đến tinh yêu thương. Tinh yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.
Hướng con người hãy từ bỏ nhung đam mê vật chất, đến với một cuộc sống tốt đẹp, tràn ngập trong thế giới của tinh yêu thương.

 Kể xen tả với những chi tiết tỉ mỉ, tinh tế.
Đi sâu miêu tả nội tâm (tâm hồn) loài vật bằng trí tưởng tượng phong phú .

 11

Mây và sóng

Ta - go

Thơ

Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt; đồng thời gửi gắm những triết lí đậm tính nhân văn của nhà thơ.

Hình thức lời thoại lồng trong lời kể
Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng
Cấu trúc tương ứng, có sự lặp lại và phát triển góp phần khẳng định chủ đề 

 12

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Mô-li-e

Pháp

 

Lớp kịch được xây dựng hết sức sinh động, Khắc hoạ tài tình tính cách nhân vật. Gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả.