giúp mình bài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua hai câu thơ trên em hiểu về nỗi yêu thương của mẹ dành cho con. Mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con mình. Dù con có lớn khôn, ra ngoài xã hội thì mẹ vẫn luôn lo lắng. Tình mẫu tử thiêng liêng vô bờ bến. “Con dẫu già vẫn là con của mẹ, đi suốt đời tình mẹ vẫn yêu con” tình cảm thiêng liêng ấy không có gì có thể giải thích được. Từ hai câu thơ trên em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để k làm mẹ buồn. Trở thành điểm tựa vững chắc cho mẹ sau này
cây: từ ghép: cây hoa
từ láy: cành cây
nhà : từ ghép: nhà cửa
từ láy: nhà nhỏ
xanh: từ ghép: xanh đậm
từ láy: xanh xao
nắng: từ ghép: nắng mai
từ láy : nắng nóng
đỏ : từ ghép : đỏ tươi
từ láy: đỏ đậm
Mỗi con người từ khi sinh ra và lớn lên đều mang trong mình một sứ mệnh, một ước mơ và hoài bão riêng. Để đạt được ước mơ và hoài bão của mình, điều tất yếu chúng ta phải làm đó là học tập, hưởng thị kết tinh của giáo dục, có thể thấy: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Giáo dục là việc thông qua trường lớp, thầy cô, những người có trình độ chuyên môn để mỗi con người tiếp thu những nguồn kiến thức khác nhau, mở rộng tầm hiểu biết và áp dụng chúng vào thực tế. Câu nói đề cao tầm quan trọng của giáo dục trong cuộc sống mỗi con người cũng như trong đời sống xã hội nói chung. Đồng thời câu nói cũng khuyên chúng ta cố gắng học tập vì một tương lai tốt đẹp hơn. Giáo dục mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu: nó cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức quý giá vô tận, giúp con người mở mang hiểu biết, gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Người ham học hỏi là người luôn hoàn thành những bài tập mà mình được giao một cách hoàn thiện và chỉn chu nhất. Không ngừng tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới để mở mang tầm hiểu biết và có ý thức vươn lên trong học tập. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục và việc học, chưa cố gắng tiếp thu kiến thức, lười biếng trong việc học tập. Lại có những người tiếp thu chưa đúng cách nguồn tri thức quý báu và mãi cứ loay hoay trong vòng luẩn quẩn… những người này cần xem xét lại bản thân mình để có thể tiến về phía trước. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất, chính vì vậy hãy sống và cố gắng học tập, tiếp thu nền giáo dục, hoàn thiện bản thân để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh. Không một ai là hoàn hảo nhưng khi ta biết cố gắng vươn lên ta sẽ đạt thành quả xứng đáng.
Tham khảo nhé
- Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.
Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.
- Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ đều là những người được đào tạo trong các trường Sư Phạm. Họ không những có trình độ tay nghề mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực.
- Cha ông ta từ xa xưa đã rất coi trọng vai trò của nhà trường trong việc mở mang truyền bá kiến thức. Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được xây dựng từ những thế kỉ đầu của quốc gia phong kiến Đại Việt. Các nước tiên tiến trên thế giới sở dĩ phát triển nhanh, mạnh vì coi trọng vai trò của giáo dục, trong đó trường học chiếm vị trí hàng đầu.
- Trong thời đại thông tin hiện nay, có rất nhiều nguồn cung cấp tri thức thì vai trò truyền bá kiến thức từ nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.
- Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.
- Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Bạn tham khảo bài viết này nhé.
Trong cuộc đời học sinh thì kỷ niềm đầu tiên đó là ngày đầu tiên cắp sách đến trường, qua văn bản Tôi đi học Thanh Tịnh càng cho ta thấy rõ điều này. Trong ngày đầu tiên đi học nhân vật Tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Nhân vật Tôi thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ . Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người . Nhưng rồi như có một sức mạnh nào đó đẩy cậu về phía trước, cậu cảm thấy xa mẹ rất nhiều. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn ,cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới.
Trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam, không ít tác giả đã sáng tác ra những bài thơ, bài văn hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng các bạn nhỏ. Trần Đăng Khoa là một tác giả tiêu biểu trong số đó.
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm. Từ lúc là học sinh tiểu học, Khoa đã có nhiều bài thơ được đăng báo. Và bài thơ Cây Dừa được Khoa sáng tác năm 1967 khi Khoa 9 tuổi. Được in trong tập thơ: “Góc sân và khoảng trời” năm 1968.
Bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa chất chứa một nét đẹp văn hóa vùng miền, vẻ đẹp đó đã tạo nên bao niềm vui cho cuộc sống con người, một vẻ đẹp nên thơ đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên.
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa để miêu tả cây dừa. Dưới con mắt nhà thơ, cây dừa đã được đặt vào một vị trí mới với hành động tựa như con người, nhìn cây dừa xanh trong vườn, nhà thơ tưởng như dừa đang “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”, cây dừa được hòa với thiên nhiên gió, trăng tạo nên một khung cảnh hài, hòa nên thơ.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Thân dừa được tác giả vẽ lên với màu sắc do thời gian, cho ta thấy sức sống trường tồn, mãnh liệt của cây dừa với hình ảnh “Thân dừa bạc phếch tháng năm” nhưng “Lá dừa vẫn xanh tỏa nhiều tàu”. Dừa vẫn kết nhiều như “đàn lợn con”. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh hóm hỉnh, độc đáo quả dừa như đàn lợn con, tạo nên hình ảnh quả dừa thật đẹp mắt và đáng yêu.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Trên bầu trời đêm hè đầy sao, hoa dừa được tác giả miêu tả hòa cùng ánh sao tỏa sáng lung linh, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng. Một lần nữa bằng sự tưởng tượng tinh tế “tàu dừa” được Trần Đăng Khoa so sánh như “chiếc lược chải vào mây xanh”, tạo nên một cảm giác mượt mà êm ả. Đang say sưa miêu tả cây dừa bằng các biện pháp nghệ thuật tu từ tinh tế, như đột nhiên Khoa nhớ đến cái ngọt mát, trong lành của nước dừa. Bằng câu hỏi tu từ:
Ai mang nước ngọt nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Khoa cho ta thấy, cây dừa không chỉ gắn bó hòa quyện với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh hài hòa nên thơ mà cây dừa còn đem lại cho cuộc sống con người những giây phút tuyệt vời khi được thưởng thức vị ngọt của nước dừa. Không chỉ dừng lại ở đây bằng nghệ thuật nhân hóa, cây dừa của Trần Đăng Khoa còn làm dịu bớt đi cái nắng gay gắt, oi ả của trưa hè:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Với động từ “gọi”, “múa reo”, cây dừa của Trần Đăng Khoa trở nên có hồn, tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Giữa trời trong, với đàn cò, tiếng dừa rì rào như hòa nhịp cùng cánh cò vỗ trên trời xanh:
Trời xanh đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Câu thơ vừa có màu sắc của “trời trong”, vừa có âm thanh “rì rào” của không gian, đàn cò trắng nổi giữa trời trong đang vỗ cánh, đang đánh nhịp “bay vào bay ra”. Khi đọc các câu thơ, ta thấy hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh cây dừa đang hòa với thiên nhiên, với lối suy nghĩ, tưởng tượng của tác giả tạo nên sự hút của bài thơ ngay từ đoạn đầu.
Khép lại bài thơ, tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê:
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.
Từ“Vàng rợi” trong câu: “Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi” có thể thay bằng những từ sau: vàng rực, vàng ối, vàng rơm,...
NẾU ĐÚNG BN CHO MK XIN 1 TÍCH NHA!
CẢM ƠN BẠN RẤT NHIỀU . CHÚC BẠN HỌC TỐT