K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em Su đi học về, mặt buồn buồn mách chị Hai, trên đường em đi về gặp một em gấu bông đi lạc. Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to. Em nói bà vú dừng chân để mang em về nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ em sẽ bị ốm. Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi. Em muốn tự ra bế em ấy về...
Đọc tiếp

Em Su đi học về, mặt buồn buồn mách chị Hai, trên đường em đi về gặp một em gấu bông đi lạc. Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to. Em nói bà vú dừng chân để mang em về nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ em sẽ bị ốm. Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi. Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám, vì em là con nít mà. Con nít thì đâu được tự đi ra đường, rủi bị bắt cóc thì sao?

[…] Lúc em đi về, em kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc. Em kể rằng em chỉ sợ nhỡ có cô mèo chú chó nghịch ngợm nào đó đi ngang trêu chọc ngoạm em một phát thì đau lắm. Có khi em lại còn bị gãy lìa tay chân, sứt sẹo tùm lum. Chủ nhân của em gấu ấy chắc cũng cùng tuổi tụi mình hoặc gần gần tuổi mình. Chắc bạn ấy đang rất đau lòng vì lạc mất em gấu... Khi kể, giọng em Su như có lửa râm ran. Em ngồi hình dung ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu đi lạc có thể gặp phải. Trong phút chốc mẹ ngồi nhặt rau gần đó nghe lỏm được, có suy nghĩ không phải em đang kể chuyện về một em gấu bông mà là về một bạn nhỏ nào đó có tâm hồn đồng điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.

Mà chẳng phải cứ mủi lòng mà được. Hai chị em đã chụm đầu vào nhau thì thầm, thì thầm, bàn ngay kế hoạch giải cứu em bé gấu càng sớm càng tốt. Dù cơn mưa nối dài từ chiều qua tối vẫn chưa dứt, nước đổ ào ào trên mái tôn nhà mình, hai chị em vẫn lúp xúp đội áo mưa ra đường, tay cầm theo đèn pin vì lúc này trời đã rất tối. Phải mất gần 10 phút sau, hai chị em mới lọ mọ trở về, trên tay chị Hai là một em gấu bông chỉ to hơn nắm tay một tẹo.

[…] Em ôm chầm lấy con gấu lấm lem nước mưa, vẻ mặt sáng rỡ tưởng như bắt được vàng cũng chưa chắc mừng đến vậy. Cô nhóc cẩn thận giặt con gấu, cẩn thận nhờ chị sấy khô và ẵm bồng, hôn hít em mãi. Khi đi ngủ, em Su dành một vị trí tươm tất gần mình nhất cho em gấu bởi em nghĩ: Em gấu hẳn nhiên đã rất sợ hãi và bị lạnh từ chiều tới giờ. Em hẳn rất buồn khi bị xa chủ cũ. May có chị Hai xuất hiện kịp thời làm “cứu tinh” cho em ấy. Vì thế, em cần phải yêu thương em ấy, làm “vệ sĩ” riêng cho em ấy.

(Võ Thu Hương, Chỉ là em gấu đi lạc trích trong Góc nhỏ yêu thương, NXB Kim Đồng,2018)

1.1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? Kể tên một văn bản (đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2) cùng thể loại với đoạn trích được nêu.

1.2. Em hãy liệt kê các sự việc chính trong đoạn trích trên.

1.3. Tìm một số chi tiết miêu tả:

- Ý nghĩ, tâm trạng của bé Su khi kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc dưới trời mưa.

- Hành động, suy nghĩ của bé Su sau khi giải cứu em gấu bông đi lạc và đưa em về nhà.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật bé Su?

1.4. Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

1.5. Từ nóng trong câu văn: “Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

 

0
4 tháng 5 2023

Cách viết một đoạn bài cảm thụ văn học:

a.    Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật  được ý gì?…)

b.    Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).

c.    Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cầnnêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ)

       Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiẻu học, kiên trì tập luyện từng bước (từ dễ đến khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và cuộc sống của chúng ta

. Các bước làm một đoạn bài cảm thụ văn học:

Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.. Để giúp các em biết cách cảm thụ một đoạn thơ, đoạn văn và viết được đoạn văn cảm thụ vừa đúng vừa hay, các em làm theo các gợi ý (lập dàn ý) dưới đây:

 + Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ cần tìm hiểu

 + Bước 2: Nội dung đoạn văn, đoạn thơ nói lên điều gì?

 + Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật có trong bài ( cách dùng từ, đặt câu, biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ,...)

 + Bước 4: Những suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học (nếu có) khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó.

 + Bước 5: Sắp xếp các nội dung trên thành một đoạn văn ngắn, có câu mở đầu, câu kết đoạn.

12 tháng 5 2023

KHÔNG CHÉP MẠNG thì tự làm đi, KHÔNG MUỐN CHÉP MẠNG nhưng lại đi chép bài của người khác à ?
 

1. Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa. 2. Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói...
Đọc tiếp
1. Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặc thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như của bạn Hòa. 2. Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối : Cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai cái áo của anh em con đấy. Lan phụng phịu : Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi. Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ. 3. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ : Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái áo ấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu. Giọng mẹ trầm xuống : Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất. Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm : Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi. 4. Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. Áp xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ : Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em

1. VB trên đc kể theo ngôi thứ mấy?

2. Nhân vật chính là nhũng ng nào?

3. Văn bản trên viết theo chủ đề gì?(Tình cảm bạn bè, Tình cảm mẹ con, Tình cảm gia đình, Tình cảm anh em)

4. Ng mẹ có tâm trạng như thế nào khi nghe Tuấn nhường tiền mua áo cho em(vỗ về, an ủi Tuấn; buồn bã k nói gì; khóc, âu yếm Tuấn; phân vân đắn đo)

0
5 tháng 5 2023

Trong những ngày dịch bệnh diễn ra căng thẳng, em luôn thầm cảm phục những y bác sỹ trong tuyến đầu chống dịch, những chiến sỹ áo trắng không quản ngại vất vả và nguy hiểm vì sự bình an cho đất nước

4 tháng 5 2023

gg có nhìu lắm b oi

3 tháng 5 2023

Trong câu "Tất cả cùng đồng lòng chống dịch như chống giặc", biện tu từ "cùng" được sử dụng để chỉ sự đồng tình, sự đồng lòng của mọi người trong việc chống lại dịch bệnh, tương tự như khi chống lại kẻ thù giặc ngoài xâm. Từ "cùng" ở đây có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa về sự đoàn kết, sự đồng lòng của mọi người trong tình hình khó khăn, giúp tăng cường tinh thần và sự quyết tâm trong việc chống lại dịch bệnh.

11 tháng 1

Cuộc thi gói bánh chưng vào dịp Tết nguyên đán tại trường em thật vui và ý nghĩa. Sân trường rộn ràng hơn bao giờ hết với các gian bếp dã chiến, bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn, từng nhóm học sinh háo hức chuẩn bị nguyên liệu. Mỗi đội đều có sự tham gia của cả thầy cô và học sinh. Các bạn nhỏ cùng thầy cô cẩn thận cắt lá dong, vo gạo nếp và đậu xanh, rồi khéo léo đặt từng miếng thịt heo vào trong bánh. Những đôi tay thoăn thoắt gói bánh, từng chiếc bánh chưng xanh vuông vắn dần hoàn thiện, mang theo bao nhiêu tâm huyết và niềm vui. Không chỉ là cuộc thi về kỹ năng, mà đây còn là dịp để các bạn học sinh hiểu thêm về truyền thống, văn hóa của dân tộc. Mùi thơm của lá dong, gạo nếp lan tỏa khắp sân trường, tạo nên không khí thật ấm áp và đoàn kết. Sau khi hoàn thành, các đội thi trình bày sản phẩm của mình với niềm tự hào, kèm theo những lời giải thích về quy trình gói bánh. Cuối cùng, ban giám khảo sẽ đánh giá và trao giải cho những đội xuất sắc nhất. Dù ai thắng ai thua, tất cả đều cảm thấy hân hoan vì đã có một ngày trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.