K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2022

de

Hình như là phần chu vi mảnh đất ra hết quả sai á bạn. Vì mình phải mở ngoặc 5 x 4 cơ. Ra kết quả chu vi là 60m. Bạn xem lại đề giúp mình nhé

22 tháng 6 2022

Thiếu đề.

22 tháng 6 2022

Câu thơ so sánh:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

=> Cho thấy vẻ đẹp, đồng thời số phận bấp bênh của ng phụ ngữ xã hội xưa.

Câu thơ nhân hóa:

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn

=> Truyền đạt đến người đọc thông điệp,đạo lý thường tình trong cuộc sống bằng hình ảnh ví von.

22 tháng 6 2022

gạch chân các tính từ trong bài thơ sau 

                       chiếc xe lu

              Tớ là chiếc xe lu

             Người tớ to lù lù 

             Con đường nào mới đắp 

             Tớ lăn bằng tăm tắp 

              Con đường nào dải nhựa 

              Tớ làm phẳng như lụa 

              Trời nắng như lửa thiêu

               Tớ vẫn lăn đều đều 

               Trời lạnh như ướp đá 

               Tớ càng lăn vội vã

22 tháng 6 2022

     Chiếc xe lu

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù 

Con đường nào mới đắp 

Tớ lăn bằng tăm tắp 

Con đường nào dải nhựa 

Tớ làm phẳng như lụa 

Trời nắng như lửa thiêu

Tớ vẫn lăn đều đều 

Trời lạnh như ướp đá 

Tớ càng lăn vội vã

Mình không gạch chân được nên mình in đậm nha!

22 tháng 6 2022

loading...

22 tháng 6 2022

Bài 4: 
a) (-8 . 2 + 17) . [x + (-2) . 3] = 20
(-16 + 17) . [x - 2 . 3] = 20
1 . [x - 6] = 20
[x - 6] = 20 : 1
[x - 6] = 20 
x = 20 + 6
x = 26
b) (-5) . x + 5 = (-3) . (-8) + 6
(-5) . x + 5 = 24 + 6
(-5) . x + 5 = 30
(-5) . x = 30 - 5
(-5) . x = 25
x = 25 : (-5)
x = -5
c) -152 - (3x + 1) = (-2) . (-27)
-152 - (3x + 1) = 54
(3x + 1) = -152 -54
(3x + 1) = -206
3x = -206 - 1
3x = -207
x = -207 : 3
x = -69
d) (x + 6)(x - 4) = 0
x2 + 2x - 24 = 0
=> x = -6 hoặc x = 4.

21 tháng 6 2022

Nửa chu vi  mảnh đất hình chữ nhật đó là : 

400:2= 200(m)

Chiều dài  mảnh đất hình  chữ nhật là :

    200:(2+3)*3 = 120

Chiểu rộng  mảnh đất hình chữ nhật là :

200-120=80(m)

Diện tích mảnh đất là : 120*80 =9600(m2)

Vậy thu được số tạ là : 9600 *5 =48000(tạ)

21 tháng 6 2022

`a)`

Nửa chu vi mảnh đất là: `400:2=200(m)`

Chiều rộng mảnh đất là: `200xx2:(2+3)=80(m)`

Chiều dài  mảnh đất là: `200-80=120(m)`

Diện tích  mảnh đất là: `80xx120=9600(m^2)`

`b)` Cả mảnh đất thu được số tạ ngô là: `9600:1xx5=48000` (tạ)

 

Câu 1. Phân tích cấu tạo câu : Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Câu 2 : Cho đoạn thơ :      Ngững người Giáy, người Dao      Đi tìm măng hái nấm      Vạt áo chàm thấp thoáng      Nhuộm xanh cả nắng chiều      Và gió thổi, suối reo      Ấm giữa rừng sương giá. a, ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên. b, từ "giá" trong đoạn thơ...
Đọc tiếp

Câu 1. Phân tích cấu tạo câu : Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

Câu 2 : Cho đoạn thơ :

     Ngững người Giáy, người Dao

     Đi tìm măng hái nấm

     Vạt áo chàm thấp thoáng

     Nhuộm xanh cả nắng chiều

     Và gió thổi, suối reo

     Ấm giữa rừng sương giá.

a, ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên.

b, từ "giá" trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Đặt 3 câu với từ "giá" được dùng với các nghĩa khác nhau và khác với nghĩa của từ "giá" trong đoạn thơ trên.

Câu 3 : Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành hai nhóm theo nghĩa của tiếng "gia".

gia bảo, gia nhập, gia sản, gia đình, gia nhân, gia vị, gia tộc, gia tăng, gia giảm.

Câu 4 : Hai câu văn được liên kết với nhau bằng cách nào, từ ngữ liên kết là gì?

     Nắng sớm chiếu đẫm vào người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

Câu 5 : Sắp xếp các câu sau thành đoạn văn hoàn chỉnh.

(1) Tháp Rùa rêu phong cổ kính nằm uy nghi ở giữa hồ.

(2) Xa xa, cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn.

(3) Nhìn từ trên cao Hô Gươm như một tấm gương khổng lồ.

(4) Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

(5) Đó là một cảnh đẹp cổ kính lãng mạn giữa lòng Thủ đô.

0
20 tháng 6 2022

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa mĩ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.

Khi nhắc đến Chính Hữu, ta thường nhắc đến một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.Tác phẩm của ông thường viết về chiến tranh và hình ảnh người lính với những ngôn từ hàm súc, giản dị. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của ông. Bài thơ được viết và in lần đầu trên một tờ báo đại đội ở chiến khu Việt Bắc (1948), dựa trên những trải nghiệm của Chính Hữu cùng đồng chí đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp vào cơ quan đầu não của ta.

Bằng những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, bài thơ thể hiện ấn tượng hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp và tình đồng chí đồng đội thắm thiết, keo sơn giữa các anh.

Ngòi bút tài hoa của chính hữu cùng với những câu thơ tự do, giọng thủ thỉ tâm tình, ngôn ngữ giản dị, một cách tự nhiên Chính hữu đã từ từ dẫn người đọc đến với cơ sở hình thành tình đồng chí:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày sỏi đá”

Hai câu đầu với cấu trúc câu thơ song hành, thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, cách nói sáng tạo từ tục ngữ “đất cày lên sỏi đá”, giọng thơ thủ thỉ tâm tình gợi cảnh hai người lính đang ngồi kể cho nhau nghe về quê hương mình. Đó là những vùng quê nghèo khó, lam lũ: một người ở miền biển “nước mặn đồng chua”, một người ở miền trung du “đất cày lên sỏi đá”. Phải chăng chính nguồn gốc xuất thân của các anh đã làm nên bệ phóng cho tình đồng chí?

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Đồng hoàn cảnh, chung lý tưởng đánh giặc cứu nước, các ạnh đã tham gia đội ngũ bộ đội kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc chính là nơi hội tụ trái tim những người con yêu nước, đã đưa các anh từ lạ thành quen “anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Có lẽ chung cuộc sống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập tự do của dân tộc, đã từ khi nào các anh trở thành tri kỉ của nhau :

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Hai câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Câu thơ: “súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính. Cũng sự sẻ chia ấy, Tố Hữu từng viết:

“Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng

Tấm chăn tuy mỏng nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội mà người lính không thể nào quên. Nó đã vun đắp lên tình đồng chí của các anh, cái tình ấy ngày một thắm thiết, càng đậm sâu. Các anh giờ đây không chỉ là tri kỉ than thiết của nhau mà đẫ trở thành những người “đồng chí”.

“Đồng chí!” Là một câu đặc biệt như một bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí. Nó như nốt nhấn trên bản đàn, buộc người đọc phải dừng lại suy nghĩ về ý nghĩa mà nó gợi ra. Đó là tiếng gọi thiêng liêng của những người có chung chí hướng lí tưởng vang lên từ sâu thẳm tâm hồn người lính. Tình đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày khó khăn gian khổ. Hai tiếng “đồng chí” đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, làm bừng sang ý nghĩa của cả đoạn thơ và bài thơ.

Mười câu thơ tiếp theo vẫn là những câu thơ tự do, ngôn từ giản dị, mộc mạc cho người đọc thấy được biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

Trải qua những khó khắn nơi chiến trường, tình đồng chí đã giúp các anh có được sự cảm thông, thấu hiểu nỗi lòng, tình cảm của nhau .Những lúc ngồi cận kề bên nhau, các anh đã kể cho nhau nghe chuyện quê nhà đầy bâng khuâng, thương nhớ :

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Ba câu thơ với giọng thủ thỉ tâm tình cùng những hình ảnh giản dị quen thuộc cho thấy những người lính vốn là những người nông dân quen chân lấm tay bùn, gắn bó với căn nhà thửa ruộng. Nhưng khi tổ quốc cần, các anh sẵn sàng từ bỏ những gì thân thuộc nhất để ra đi làm nhiệm vụ: ruộng nương gửi bạn thân cày, để mặc căn nhà trống trải đang cần người sửa mái “mặc kệ” vốn chỉ thái dộ thờ ơ vô tâm của con người, nhưng trong lời thơ của Chính Hữu lại thể hiện được sự quyết tâm của người lính khi ra đi. Các anh ra đi để lại tình yêu quê hương trrong tim mình, để nâng lên thành tình yêu Tổ quốc. Đó cũng là sự quyết tâm chung của cả dân tộc, của cả thời đại. Tuy quyết tâm ra đi nhưng trong sâu thẳm tâm hồn các anh, hình ảnh quê hương vẫn in đậm, vẫn hằn lên nỗi nhớ thân thương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hình ảnh hoán dụ cũng với nghệ thuật nhân hóa, Chính Hữu đã tạo ra nỗi nhớ hai chiều: quê hương – nơi có cha mẹ, dân làng luôn nhớ và đợi chờ các anh, các anh – những người lính luôn hướng về quê hương với bao tình cảm sâu nặng. Có lẽ chính nỗi nhớ ấy đã tiếp thêm cho các anh sức mạnh để các anh chiến đấu dành lại độc lập cho dân tộc.

 

Không chỉ thấu hiểu, cảm thông, các anh còn sẻ chia những thiếu thốn, gian lao và niềm vui bên chiến hào chiến đấu:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Rét run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Đoạn thơ với bút pháp hiện thực, hình ảnh sóng đôi đối xứng “anh – tôi”, “áo anh – quần tôi” tạo được sự gắn kết của những người đồng chí luôn kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ bên nhau. Trong thiếu thốn, các anh đã cùng chia sẻ ốm đau bệnh tật, cũng trải qua những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng chia sẻ những thiếu thốn về vật chất, bằng niềm lạc quan “miệng cười buốt giá”, bằng tình yêu thương gắn bó “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hình ảnh “miệng cười buốt giá” gợi nụ cười lạc quan bừng lên trong giá lạnh xua tan đi sự khắc nghiệt của chiến trường. Các anh nắm tay nhau để chuyền cho nhau hơi ấm, để động viên nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Thật hiếm khi thấy cái bắt tay nào nồng hậu đến vậy!

Như vậy, “Đồng chí” giống như một lời ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình đồng chí đồng đội. Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu mới mẻ, một bức tranh đẹp về người lính chống Pháp. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc mạc, đi thẳng đến trái tim người đọc. Bên cạnh đó với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí.

Văn chương nghệ thuật cần đến những con người biết nhìn hiện thực bằng trái tim. Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên nhưng đồng thời cũng đặt vào bức tranh ấy một viên ngọc sấng thuần khiết nhất, đó là tình đồng chí đồng đội keo sơn thắm thiết. Để rồi khi thời gian trôi qua, tác phẩm trở thành bài ca không quên trong lòng bạn đọc.

20 tháng 6 2022

Khi mùa hè về, hoa phượng lại nở đỏ rực một góc sân trường như tô thắm thêm góc sân một đầy kỉ niệm

29 tháng 6 2022

trên cây, lác đác mấy chiếc lá đỏ.