K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim :

- Nghĩa đen : Sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ, đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại.

- Nghĩa bóng : Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.

24 tháng 2 2020

Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim :

- Nghĩa đen : Sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ, đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại.

- Nghĩa bóng : Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.

24 tháng 2 2020

 h cho minh la A

24 tháng 2 2020

C nha bạn

24 tháng 2 2020

1. Câu rút gọn và khôi phục như sau:

- Đồ ngốc! -> Ông là đồ ngốc!

- Đòi một cái máng lợn ăn không được à? -> Ông đòi một cái máng lợn ăn không được à?

2. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành -> Người/ta/mình trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt -> Canh bốn, canh năm, người vừa chợp mắt.

23 tháng 2 2020

1.Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nhà vua nói:

2. Thấy thuyền đi quá chậm, vua đứng lên mũi thuyền kêu lớn: 

Ngươi cho gió to thêm một tí! Ngươi cho gió to thêm một tí!

3. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: 

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Tôi bán rồi! Họ vừa bắt xong.

(phần bôi đen là thành phần được khôi phục lại)

23 tháng 2 2020

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Nội dung

Nghệ thuật

1

Sông núi nước Nam (Nam Quốc sơn hà

Lý Thường Kiệt

Ý thức độc lập chủ quyền và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Cách sử dụng từ ngữ đắt giá

Giọng thơ đanh thép

2

Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

Trần Quang Khải

Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trí

Hình ảnh thư giàu sức gợi

Giọng thơ hào sảng, hứng khởi

3

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng)

Trần Nhân Tông

Sự sống con người, thiên nhiên bình dị và nhân cách của một vị vua anh minh

Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi

4

Bài ca Côn Sơn

Nguyễn Trãi

Nhân cách thanh cao và sự giao hòa với thiên nhiên của lòng người

Thể thơ lục bát giàu nhạc tính

Hình ảnh gần gũi, quen thuộc

5

Sau phút chia li

(Chinh phụ ngâm)

Nguyên tác: Đặng Trần Côn

Bản dịch: Đoàn Thị Điểm

Tố cáo chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ

Thể thơ song thất lục bát giàu nhạc tính

Nghệ thuật ngôn từ độc đáo

Nghệ thuật điệp ngữ

6

Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương

Phẩm chất tốt đẹp và số phận ngang trái, khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Hình ảnh bình dị nhưng mang tính tượng trưng, đa nghĩa

Sử dụng thành ngữ

7

Qua đèo ngang

Bà huyện Thanh Quan

Nỗi thương nhớ quá khứ và nỗi buồn cô đơn của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ

Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, phong cách thơ trang nhã

Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

23 tháng 2 2020

Văn học trung đại Việt Nam trải qua mười hai thế kỉ từ thế kỉ Xuân Hương đến hết thế kỉ XIX. Đây làthời kì dân tộc ta đã thoát khỏi ách thống trị nặng nề của phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm.Nền văn học trung đại Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dântộc. Về nội dung văn học thời kỳ này mang hai đặc điểm lớn đó là: Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo.
Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo thực ra không hoàn toàn tách biệt nhau. Bởi yêu nước cũng là phương diện cơ bản của nhân đạo.Tuy vậy cảm hứng nhân đạo cũng có những đặc điểm riêng. Nó bao gồm những nguyên tắc đạo lílàm người, những thái độ đối xử tốt lành trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ,đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhanmà bạc mệnh, những người tài hoa mà lận đận…Những nội dung nhân đạo đó đã được thể hiện ởtrong toàn bộ văn học trung đại, những biểu hiện tập trung nhất là ở trong các tác phẩm văn học nửasau thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là trong những tác phẩm thơ.
Nội dung cảm hứng nhân đạo của văn học trung đại có ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng từ bi bác áicủa đạo phật và học thuyết nhân nghĩa của đạo Nho.
Trong thơ trung đại Việt Nam có thể kể ra rất nhiều những tác phẩm mang nội dung nhân đạo như:Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của NguyễnGia Thiều, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu,...
Trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởngyêu nước và độc lập tự do của Tổ quốc:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhà nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Trước hết đó là tấm lòng cảm thông của tác giả dành cho những con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội đã bị bọn giặc ngoại xâm đàn áp dã man:
Nướng dân đen lên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc của Nguyền Gia Thiều đó là việc lên án chế độphong kiến chà đạp lên quyền sống cảu người phụ nữ, lên những số phận tài hoa. Xã hội đó đã tướcđoạt đi những quyền sống thiêng liêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếngnói bênh vực người phụ nữ những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đoạt đi những quyền sống thiêngliêng mà lẽ ra con người phải có. Đặc biệt các tác giả nói lên tiếng nói bênh vực người phụ nữ nhữngngười chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Không chỉ lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người mà các tác giả còn cất lên tiếngnói nhân đạo phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi biết bao nhiêu cảnh sống yênvui, chia lìa bao nhiêu đôi lứa. Qua lời của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm - ĐặngTrần Côn muốn lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa đó là nỗi nhớ người chồng nơi chiến trường gian khổ.
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
Gà eo éc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Nỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Những cuộc chiến tranh này thực chất chỉ là việc tranh quyền đoạt lợi của các tập đoàn phong kiếnvà phủ lên nó là một bầu trời đầy tang thương. Thế lực đồng tiền cũng đã phủ mờ đi những néttruyền thống tốt đẹp của xã hội đó là với trường hợp nàng Kiều. Trong xã hội trung đại, thế lực đồngtiền cũng rất đáng lên án vì nó đã vùi lấp và nhấn chìm đi biết bao những con người tài hoa, những con người có khát vọng hoài bão lớn muốn đem sức lực nhỏ bé của mình cống hiến cho sự nghiệpcủa dân tộc.
Văn học trung đại đã chứng minh cho tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Đó là mộtdân tộc có những truyền thống tốt đẹp. Quay trở lại với bài Đại cáo bình Ngô sau khi đánh thắngquân xâm lược nhà Minh, quân và dân ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù chứ không phải đuổicùng giết tận, việc làm nhân đạo đó chẳng những đã thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộcmà còn thể hiện niềm khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân.
Nhìn chung cảm hứng nhân đạo trong thơ trung đại chủ yếu được thể hiện qua những nét chủ yếu sau:
Trước hết đó là tiếng nói của tác giả, đó là tình cảm của tác giả dành cho những con người nhỏ béchịu nhiều thệit thòi trong xã hội qua đó mà đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, có được tìnhcảm như vậy, các tác giả thơ thời kì này mới viết được những dòng thơ, trang thơ xúc động đến nhưthế.
Thơ trung đại còn thể hiện ở tiếng nói bênh vực giữa con người với con người, đề cao tình bạn, tìnhanh em, tình cha con, thể hiện mong muốn được sống trong hòa bình.
Thơ trung đại đã thể hiện bước đi vững chắc của mình trong hơn mười thế kỉ, đó là sự tiếp nối bướcđi của nền văn học dân gian. Tuy văn học dân gian thời kì này vẫn phát triển nhưng dấu ấn khôngcòn như trước. Thơ trung đại đã thể hiện những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là chủ nghĩa yêunước và tinh thần nhân đạo qua đó mà làm tiền đề cho sự phát triển văn học các thời kì tiếp theo.

24 tháng 2 2020

Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời.“Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắ chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai.

23 tháng 2 2020

Chỉ có 1 từ "nở" thôi . 

23 tháng 2 2020

Hình tượng thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

Chí Phèo là kiệt tác nghệ thuật của văn học Việt Nam hiện đại. Người ta nhớ đến Chí Phèo không chỉ vì sự đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà còn là bởi những nhân vật điển hình trong đó có thị Nở.

Chí Phèo là kiệt tác nghệ thuật của văn học Việt Nam hiện đại. Người ta nhớ đến Chí Phèo không chỉ vì sự đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà còn là bởi những nhân vật điển hình trong đó có thị Nở.

          Thị Nở không phải là nhân vật trung tâm trong tác phẩm nhưng ở nhân vật này lại chứa đầy đủ quan niệm về người phụ nữ nói riêng, về con người nói chung của Nam Cao. Thị Nở là hiện thân của người phụ nữ trong văn chương Nam Cao: dù số phận bất hạnh vẫn ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn, một con người ẩn sau bề ngoài xấu xí là những phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, nhạy cảm, khao khát yêu đương, thương người và bao dung.

          Nếu như nhân vật nữ trong các truyện thơ Nôm khuyết danh, hay như chị Dậu trong Tắt Đèn (Ngô Tất Tố) thường có sự thống nhất giữa tính cách và ngoại hình thì phần nhiều nhân vật của Nam Cao lại ngược lại. Dường như, Nam Cao cố tình tạo nên sự trái ngược giữa hình thức bề ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Ở đây, chúng tôi muốn nói tới cái xấu, cái nghèo, dở hơi của thị Nở để nhấn mạnh tư tưởng của tác giả. Nam Cao không quan niệm đã là nhân vật chính diện thì tất cả đều phải đẹp, nhân vật phản diện thì phải xấu về ngoại hình. Khi miêu tả thị Nở xấu “ma chê quỷ hờn”… “má phinh phính thì mặt Thị còn hao hao mặt lợn…cái mũi vừa ngắn vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…hai môi dày…màu thịt trâu xám ngoách…” Nam Cao muốn khẳng định dù họ xấu như thế nhưng tâm hồn họ đẹp. Ông trân trọng bênh vực họ, quan niệm của ông gần với mơ ước trong văn học dân gian: ngoại hình xấu xí nhưng lại có những phẩm chất đáng trân trọng.

          Tác giả Ngô Gia Võ trong bài viết của mình đã khẳng định: “thị Nở là người nhân hậu, dịu hiền, nêu cao đạo lí cha ông, lại vừa thông minh tinh tế nhất làng Vũ Đại chính là bất ngờ nhất trong kiệt tác Chí Phèo mà hết truyện mới bộc lộ ra”. Nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng những phẩm chất ấy được bộc lộ ngay từ khi thị Nở bắt đầu xuất hiện trong thiên truyện.

          Thị Nở là người hồn nhiên “thông minh nhất làng Vũ Đại”. Khi cả làng tìm một lối đi xa hơn để không phải qua lều của Chí Phèo, Thị lại phân tích cặn kẽ: Chí Phèo đi vắng suốt ngày, khi về thì hắn đã say lả còn gì mà sợ. “Chí Phèo ít khi có nhà, mà ở nhà thì hắn lại hiền lành, ai có thể ác trong khi ngủ. Hắn chỉ về nhà để ngủ”. Thị còn hồn nhiên vào nhà hắn xin rượu bóp chân và ngạc nhiên “sao người ta ghê hắn thế ?”. Thị Nở là cầu nối duy nhất để Chí Phèo nhích dần về phía con người. Con người ấy cần được thông cảm và chia sẻ.

          Không chỉ “thông minh” mà thị Nở còn là người phụ nữ rất nhạy cảm với thiên nhiên. Đó là một nét đẹp trong sáng của tâm hồn con người. “Chiều hôm ấy, trăng lại sáng hơn mọi chiều trăng tỏa trên sông và sông gợn biết bao nhiêu gợn vàng. Gió lại mát như quạt hầu”. Thị Nở đã nhận ra vẻ thơ mộng và gợi cảm của thiên nhiên để  rồi hồn nhiên ngủ lại bên bờ sông một cách dễ dàng. Như chúng ta đã biết : “Nam Cao ít tả cảnh vì cảnh trước hết cũng để soi sáng nội tâm nhân vật”. Điều đó chứng tỏ tâm hồn thị Nở trong sáng và đẹp như thiên nhiên đêm trăng hôm ấy. Như thế ai bảo thị Nở là dở hơi, liệu có đúng không? Chính sự nhạy cảm với thiên nhiên đã đưa đến biến đổi trong cuộc đời thị Nở.

          Trong con người ấy còn chứa đựng lòng thương người, Một trái tim phụ nữ biết khao khát yêu và muốn yêu mà bình thường người phụ nữ không dám nói ra. Trước hành động bất ngờ của Chí, thị ngạc nhiên, hốt hoảng kêu la, sau thì “thị Nở bỗng nhiên bật cười. Thị vừa rủa vừa đập lên lưng hắn nhưng đó là cái đập yêu, bởi đập xong cái tay ấy lại dúi lưng hắn xuống. Và chúng cười với nhau”. Đó là cái cười mãn nguyện. Sau khi được hưởng hương đời- niềm khát khao bình dị của con người, thị Nở như tinh tế hơn, dịu dàng và thật đáng yêu. Xây dựng mối tình Chí Phèo- thị Nở- hai con người bên lề xã hội bắt đầu bằng một đêm chung đụng xác thịt, đó là thử thách của nhà văn. Nam Cao đã thật tinh tế khi xây dựng nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm: “khắp bãi trồng toàn dâu, gió đưa đẩy những thân mềm oặt ẹo, cuộn theo nhau thành làn…và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng thanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫm lên đành đạch như là hứng tình”. Thiên nhiên đã đập theo nhịp đập của trái tim trai gái một cuộc tình đẹp đẽ và thật thanh thản. “Bây giờ chúng ngủ bên nhau…Chúng ngủ như chư bao giờ được ngủ…” Giấc ngủ ấy sẽ là một mốc lớn đánh dấu một giai đoạn những con người sống khổ cực giờ đây sẽ có một cuộc sống hạnh phúc với những tấm lòng khao khát yêu thương. Sau đêm ấy Chí Phèo đã tỉnh ngộ, đã từ bỏ những cơn say triền miên để trở lại làm người. Chí Phèo đã nhận ra cuộc sống xung quanh. “Tiếng chim hót ngoài bãi vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ…” và “chao ôi hắn buồn”. Hắn buồn vì bấy lâu nay con người hắn bị xã hội chôn vùi. Hắn nhớ lại “Hình như một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê…” “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc”. Chính tình yêu của thị Nở đã giúp Chí Phèo trở lại làm người.

          Nếu như đêm hôm ấy chỉ giúp Chí nhận ra mình “già nua vẫn cô độc”, nhận ra mình còn là người thì chính bát cháo hành của Thị Nở- biểu hiện của tình thương đã giúp Chí lại muốn sống, hắn nghĩ về tương lai. Nếu như không có bát cháo và tình cảm chăm sóc ấy mà hắn mới muốn trở lại làm người, một con người chân chính. Câu nói ngô nghê nhưng thật thà của Chí “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” Hay “mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”- đó là khát khao muốn lương thiện, Chí muốn làm lại từ đầu, muốn chuộc lỗi lầm tội ác của mình và “thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Thị Nở chăm sóc hắn như tình thương của mẹ dành cho con. Từ khi nhận được sự chăm sóc của thị Nở Chí thấy “lòng mình thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng thị như mẹ” “mắt hình như ươn ướt”, thị giục hắn ăn cháo “Trời ơi cháo mới thơm làm sao…Sao đến bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo”. Hắn như nâng niu, dè sẻn những giây phút quý hóa bên Thị. Hắn thực sự xúc động bởi từ trước đến giới không ai cho không hắn cái gì, tất cả đều có từ dọa nạt, cướp giật…Những biểu hiện khát khao cuộc sống của Chí là minh chứng cho tình yêu thương và nét đẹp cảm háo ở thị Nở. Cái chết của Chí không phải do thị Nở vô tâm mà chính bởi chế độ phong kiến “mà một biểu hiện là bà cô thị Nở” đã ngăn cản họ đến với nhau. Thị Nở vô tội.

Ở Thị Nở còn một phẩm chất đẹp nữa là lòng bao dung. Sau khi yêu nhau được năm ngày, thị tỉnh táo nhận ra mình phải báo cáo với bà cô. Thị Nở biết nghĩ trước sau, thị biết việc trọng đại của một đời người nên phải báo cáo với người lớn. Nhưng thật bất hạnh là bà cô của thị không đồng ý. Chính việc này đã đẩy Chí Phèo đến đườngcùng giết Bá Kiến và kết liễu luôn đời mình. Trước cái chết của hai người ấy “Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án bất ngờ ấy”. Đa số mọi người đều tỏ ra hài lòng, mỗi người một lời bình. Đội Tảo thì thích ra mặt vì từ bây giờ không bị Bá Kiến ức hiếp. Bọn đàn em lấy làm mừng “Thằng mọi già ấy chết anh em mình nên ăn mừng”. Thị Nở lại là người duy nhất ở làng Vũ Đại chứng kiến cảnh ấy mà không vui mừng trước cái chết của hai người. Và khi bà cô nói với giọng chì chiết “Phúc đời nhà mày con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo”, thị Nở đã đủ thông minh để lảng sang chuyện khác và trong lời nói đó còn chứa đựng lòng thương người, sự bao dung. Chỉ mỗi thị Nở thương cho Lí Cường- Bá Kiến “thiệt người hại của”. Trước cái chết của Chí thị không khóc vô nghĩa, không trách cứ Chí Phèo bỏ mình thị với đứa con trong bụng, cái gì đã mất làm sao lấy lại được. Thị Nở nhớ lại những kỉ niệm ngày xưa và bằng linh tính của người phụ nữ thị nhìn nhanh xuống bụng, chuẩn bị tình huống xấu để sẵn sàng vượt qua. Thị không hối hận vì đã ăn ở với Chí Phèo mà thị còn ‘tiếc” quãng thời gian ấy. Hóa ra thị Nở không đáng chê, đáng cười như người ta vẫn nghĩ mà ở thị Nở, những người phụ nữ có thể học hỏi rất nhiều điều để để hoàn thiện mình. Hóa ra ẩn sau một hình dáng xấu xí ấy thị Nở mang trong mình bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.

 Có thể nói qua tác phẩm Chí phèo, Nam Cao đã xây dựng một hình tượng người phụ nữ khá tiêu biểu. Thông qua hình tượng này tác giả muốn ngợi ca phẩm chất tốt đẹp cuả người phụ nữ. Hình tượng thị Nở trong kiệt tác Chí Phèo của Nam Cao sẽ còn sống mãi với chúng ta như một minh chứng cho tài năng của tác giả.                       

23 tháng 2 2020

Bài 1.

1. Khoai đất lạ, mạ đất quen.

2. Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa