Đố các bạn , tác giả của bài thơ "bánh trôi nước" là ai?
bn nào đúng và nhanh nhất mik tick cho nha=))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong hai trường hợp a) và b) không nên sử dụng câu rút gọn. Vì hai câu trên đều giao tiếp với người lớn, nên sử dụng câu nói đầy đủ, chủ ngữ và vị ngữ để trả lời khiến người hỏi cảm giác được tôn trọng với người lớn.
Bài làm
- Đối với tình huống a thì không nên dùng câu rút gọn. Vì khi nói với người lớn tuổi hơn bản thân mình, dùng câu rút gọn thì sẽ biểu hiện thái độ không lễ phép với người lớn.
- Đối với tình huống b cũng không nên sử dụng câu rút gọn. Vì đây là nói với người mẹ, người lớn tuổi hơn mình mà lại không thưa gửi nên cx sẽ biểu hiện thái độ không lễ phép
=> Không nên sử dụng câu rút gọn trong hai câu trên.
Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
* Chúc bạn học tốt ạ *
Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, xuân đến, cây đương hoa nở rộ. Lòng người trở nên vui vẻ và nao nức đón một mùa xuân với niềm vui rạo rực.
Mùa xuân cây cối nở rộ rất đẹp, hoa đua sắc nở. Đặc biệt, cơn mưa phùn đầu mua xuân, làm cảm giác trong người mơn mởn hơn; như hưởng một hơi lạnh se se khi đông qua. Xuân đến, con người thêm tuổi mới báo hiệu nhiều thay đổi nhưng không vì vậy mà chúng ta cảm thấy buồn. Mùa xuân bắt đầu một niềm vui mới, một khởi đầu mới, mùa xuân chính là sự bắt đầu, chính là lúc mùa màng tươi tốt.
Mùa xuân đến kéo theo bao màu sắc thắm của cánh đào, cánh mai đang đua nhau khoe sắc, nở rộ khắp các con đường, tạo nên một bức tranh sinh động, ấm áp. Các con đường cũng được quét tước sạch sẽ, nhà nhà đua nhau dọn dẹp để đón mừng năm mới. Trên cây, từng chồi non xanh đang tràn đầy sức sống, vươn cao như muốn hít lấy cả bầu không khí này. Các em nhỏ hí hửng chào đón xuân về bởi những quần áo mới thơm tho, những bao lì xì đỏ thắm. Mỗi người đón nhận mùa xuân theo từng cảm xúc riêng, nhưng có một niềm chung, đó là niềm vui vì một năm mới đang bắt đầu.
Đối với em, mùa xuân chính là nàng tiên mang nhiều màu sắc nhất, em yêu mùa xuân, rất đẹp và rất thơ mộng.
hok tốt
Mùa đông giá rét, cây cối trơ cành sẽ qua đi, nhường bước cho mùa xuân với sức sông mãnh liệt, làm biến đổi cả đất trời. Và đến lúc mùa xuân cũng trôi qua, mùa hạ nồng nàn kéo đến... Cũng như quy luật của thiên nhiên, con người sinh ra, lớn lên và già đi, rồi một ngày kia trở về với cõi vĩnh hằng. Xuân của thiên nhiên qua đi rồi trở lại, nhưng tuổi trẻ của mỗi người chỉ có một lần. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, khỏe nhất và tươi sáng nhất của mỗi con người, vì thế tuổi trẻ thật quý giá. Hơn nữa, tuổi trẻ còn là mùa xuân, niềm tin và hi vọng của đất nước. Chính vì vậy, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhânmùa xuân năm 1946, Tết mở đầu cho một nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Câu nói ngắn gọn nhưng đẹp như một lời thơ, ca ngợi tuổi trẻ của xã hội, đất nước.
Một sớm kia thức dậy, nghe tiếng chim hót trong veo, cành mận ngoài vườn lung linh hoa trắng dưới làn mưa bụi đang bay, ta chợt thốt lên: “Ôi mùa xuân!” Mùa xuân xét theo thời gian là mùa mởđầu cho một năm. Xuân về trăm hoa đua nở, khí hậu ấm áp, cây côi đâm chồi... Vì vậy mùa xuân gợi lên trongta ý niệm về sức sông, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.
Riêng đối với dân tộc Việt Nam, xuân còn gợi lại những chiến công oanh liệt của cha ông, khơi dậy trong lòng niềm tự hào sâu sắc, Làm sao quên được mùa xuân năm 1077, Lí Thường Kiệt đánh tan bôn vạn quân Tông xầm lược; mùa xuân năm 1428, đưa đất nước thoát khỏi sự đô hộ của giặc Minh, Chúng ta cùng hòa mình vào không khí hào hùng, tưng bừng của mùa xuân năm 1789; khi đó người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá hơn hai mươi vạn quân Thanh. Ta hãy cùng sông lại mùa xuân năm 1975 với niềm tự hào, sung sướng; mùa xuân của độc lập tự do, mùa xuân của thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.
Tuổi trẻ của đời người dường như thống nhất với mùa xuân của thiên nhiên, cũng gợi lên ý niệm về sức sống, niềm vui tương lai và hạnh phúc tràn đầy. Ở tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết, lòng hăm hở vui sướng bước vào đời, dù biết mình đang bị tù đày và có thể chết, Tố Hữu vẫn say sưa với tuổi xuân của mình:
Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa.
Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, trí tuệ... bao giờ củng muốn vươn lên cái đẹp nhất, hay nhất, tiên tiến nhất, cao thượng nhất (Lê Duẩn). Tuổi trẻ là tuổi hăng hái, sôi nổi, giàu nhiệt tình, giàu chí tiến thủ, có thể vượt qua khó khăn gian khổ để đạt được mục đích và ước mơ. Bác kính yêu của chúng ta, từ ngày còn rất trẻ đã ôm ấp trong lòng một hoài bão và ước vọng lớn lao: tìm đường cứu nước. Chàng trai Nguyễn Tất Thành đã vượt qua biển cả, gió rét thành Pari, Luân Đôn để cuối cùng tìm được con đường cách mạng và giải phóng dân tộc Việt Nam. Học tập gương Bác, hiện nay nhiều thanh niên đang cố gắng vươn lên, bằng lòng quyết tâm và nghị lực mãnh liệt, vượt qua những khó khăn thực tại của đất nước, tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Tuổi trẻ của mỗi người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội. Thế hệ trẻ là sức sông, niềm hi vọng và tương lai của đất nước. Ngược dòng thời gian, ta nhớ đến tuổi trẻ quật khởi của cậu bé Thánh Gióng đã đánh tangiặc Ân từ thời vua Hùng dựng nước. Tuổi trẻ Đinh Bộ Lĩnh với cờ lau dẹp tan mười hai sứ quân, đem lại sự thống nhất đất nước. Tuổi trẻ trung dũng của Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng làm cho giặc Nguyên Mông kinh hồn bạt vía. Tuổi trẻ của “Anh Nhỏ” Kim Đồng, của ngọn đuốc sáng Lê Văn Tám, của người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu đã làm cho giặc phải cúi đầu kính phục. Tuổi trẻ của bao anh hùng liệt sĩ đổ xương máu để tô thắm lá cờ Việt Nam... Sức mạnh thanh niên là sức mạnh của dân tộc, chính sức mạnh đó góp phần tạo nên cuộc sống mới, xã hội mới và tương lai mới cho đất nước.
Ngày nay, tuổi trẻ có sự đóng góp rất lớn là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Thanh niên hôm nay là những người rất xứng đáng với cha anh đi trước. Những người lính trẻ nơi hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ biển trời đất mẹ Việt Nam, trái tim họ vẫn ngân vang bản tình ca, dệt nên những bản nhạc tuyệt vời và chính cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước. Chúng ta tự hào biết bao tuổi trẻ Việt Nam!
Đất nước, xã hội đặt niềm tin vào thanh niên; vậy thanh niên phải làm gì để xứng đáng với niềm tin ấy? Bạn nghĩ cần phải làm gì thật to lớn ư? Không đâu, bạn hãy làm tốt những công việc bình thường, hãy cốgắng học tập và tu dưỡng đạo đức của chính mình. Trong học tập và lao động cần không ngừng sáng tạo để công hiến nhiều nhất cho xã hội, cho đất nước.
Thanh niên hôm nay cần sống có mục đích, có lí tưởng cao cả. Lí tưởng ấy phải ở suy nghĩ, lời nói và những hành động cụ thể. Thanh niên sống không có lí tưởng cũng như con thuyền không có bến, như con sóng bạc giữa biển khơi, như lá xanh không có nhựa sống, như con ngựa không có người cầm cương..., rồi sẽ không biết đi đâu về đâu.
Chúng ta buồn biết bao khi tuổi trẻ đang góp sức tạo thành mùa xuân của xã hội thì có một số thanh niên tự hủy diệt mùa xuân của mình. Chúng ta cần phải nghiêm khắc phê phán những con người đã để tuổi trẻ của mình bên góc phố, lề đường, trong các quán cà phê, bữa tiệc ồn ào hay trong các thú vui vô bổ, tầm thường. Và thật tiếc, còn rất nhiều thanh niên chưa có niềm tin vào bản thân mình, chưa biết vươn lên trong cuộc sống, chưa chọn cho mình một lí tưởng để theo đuổi, phấn đấu. Chính họ đã để ngày xuân của mình khô héo, tàn lụi hay để nó trôi đi và cứ mòn mỏi dần. Tuổi xuân của họ lãng phí có nghĩa là mùa xuân của xã hội đã bớt tươi thắm, rực rỡ. Thật đáng thất vọng biết bao!
Nửa thế kỉ đã trôi qua, hôm nay đọc lại, ta vẫn thấy lời Bác chân thành, sâu sắc. Bác nhắc nhở chúng ta phải biết tự rèn luyện, phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống để có tương lai tươi sáng. Bằng tài năng, ý chí, nghị lực của bản thân, chúng ta phải biết sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp, để tuổi trẻ của chúng ta thực sự là mùa xuân của xã hội.
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam .
Hok tốt
bạn tham khảo nhé
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
p/s:ở trên mạng
chúc bạn học tốt!
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Bài làm
Vào dịp sinh nhật lần thứ 10 của mình, em được mọi người tặng rất nhiều quà. Trong đó, có một món quà mà em thích nhất, đó là chú gấu bông đáng yêu. Đây là món quà mà bố em đã mua trong một lần đi công tác ngoài Hà Nội.
Chú gấu bông xinh xắn được em đặt tên là Min. Min có bộ lông nâu vàng nhạt, mềm mịn và rất dày dặn. Min cao 90cm nhưng được nhồi rất nhiều bông bên trong nên nhìn chú rất mũm mĩm và đáng yêu. Đôi tai của Min dài, rủ xuống nhìn thật ngộ nghĩnh. Cặp mắt Min bằng nhựa tròn xoe, đen láy. Cái mũi chú hồng hồng, xinh xắn được gắn cùng với chiếc miệng nhỏ.
Min là người bạn thân thiết nhất của em. Mỗi khi đi học về, việc đầu tiên mà em làm là chạy đến ôm Min vào lòng. Đặc biệt, mỗi khi trời rét, được ôm Min đi ngủ thì ấm biết bao! Chính em đã xin phép mẹ may cho Min một bộ quần áo để mặc khi trời trở rét. Giờ đây, Min được khoác thêm một bộ cánh màu xanh ấm áp để xua đi cái giá lạnh trong mùa đông. Nhìn Min thật ra dáng một chú gấu bông chính hiệu.
Em yêu Min cũng bởi đây là món quà mà bố tặng em. Bố hay đi công tác xa nhà nên mỗi khi thấy Min, em lại như được gần bên bố mỗi ngày. Em sẽ luôn yêu thương, bảo vệ Min như người bạn thân thiết nhất của mình.
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
Cuộc thi được Hội nghị của UPU tổ chức tại Tokyo thông qua năm 1969 và chính thức được công bố vào năm 1971, cuộc thi đã thu hút các em học sinh tài năng từ nhiều quốc gia trên thế giới tham gia.
Mục tiêu chính của cuộc thi là thúc đẩy các em học sinh trên toàn cầu say mê viết lách và giáo dục trong học sinh. Mục tiêu của cuộc thi cũng gần gũi với Mục tiêu thứ 4 chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, hướng tới giáo dục toàn diện và công bằng cho các em.
Mỗi năm UPU lại công bố một chủ đề. Các nước tham gia cuộc thi sẽ tổ chức cuộc thi ở cấp quốc gia với sự hỗ trợ của Bưu chính và Bộ Giáo dục đào tạo.
Cuộc thi cấp quốc gia sẽ chọn ra bức thư đạt Giải Nhất và gửi đến UPU dự chung kết toàn cầu. Ban giám khảo của cuộc thi quốc tế sẽ được UPU lựa chọn để đánh giá và lựa chọn những bức thư đạt giải cao và trao Giải Nhất quốc tế.
Đây là đề viết thư UPU hả bạn !Bạn tham khảo nha !
Bài làm
Thư gửi những người lớn!
Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.
Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.
Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.
Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Như vậy "Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng"
Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào?. Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.
Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.
Hồ Xuân Hương. So easy!
Trả lời: Đó là tác giả Hồ Xuân Hương.
Chúc bạn học tốt ^^
#LamThy