Từ "Đất nước" lặp lại mấy lần? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?*
mik cần gấp !
ai nhanh mik tick cho
Bài Thơ: ĐẤT NƯỚC TÔI (Tác giả: Thanh Hùng)
https://thihuu.com/tho-hay/viet-nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)
Câu trả lời đây nhé
Vào những dịp lễ tết, quê em thường tổ chức chơi ném còn. Trò chơi tuy chỉ diễn ra trong một buổi, một ngày nhưng thường rục rịch chuẩn bị từ cả tháng trước đó.
Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.
Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.
Trước đây, bà Hiền là giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường cấp 3 trên thành phố. Sau khi về hưu, bà cùng gia đình chuyển về xóm em sinh sống. Ở đây, bà nhìn thấy nhiều đứa trẻ hoàn cảnh khó khăn, chưa có điều kiện học thêm, học ở trung tâm. Đặc biệt là các em nhỏ ở trại mồ côi gần đó. Thế là, bà Hiền đã sửa sang lại một căn phòng, mở lớp dạy tiếng Anh tại nhà miễn phí. Lớp học nhỏ của của bà mở cửa bốn buổi một tuần, với học sinh là các bạn nhỏ hoàn cảnh khó khăn, và có cả những cô chú muốn được học tiếng. Bà Hiền không chỉ dạy học miễn phí, mà còn cung cấp sách vở, bút mực cho người khó khăn đến học. Bao tâm huyết, kinh nghiệm, bà Hiền dồn cả vào lớp học tình thương của mình. Nhờ bà, mà bao nhiêu đứa trẻ được củng cố kiến thức vững chắc về Tiếng Anh - điều vốn có phần xa xỉ với những gia đình khó khăn.Em rất kính phục và yêu mến bà Hiền. Bà đã dành thời gian, tiền bạc và công sức của mình để vun vén tương lai cho những đứa trẻ không thân quen. Sự hi sinh lớn lao ấy của bà, đã lan tỏa tình yêu thương ấm áp cho cuộc sống này thêm tươi sáng.
chúc bạn học tốt ;-;
Chiều hôm qua, em đã được chứng kiến một sự việc hết sức xúc động ở ngay khu phố nhà em.
Lúc ấy, khoảng 3 giờ chiều, một đám cháy bỗng bùng lên từ cửa hàng tạp hóa ở đầu ngõ. Sau tiếng kêu cứu của bà chủ quán, người dân xung quanh đồng loạt lao ra, cùng dập lửa. Người nhanh nhẹn gọi điện cho trạm cứu hỏa gần nhất. Các chú, các anh khỏe mạnh thì quấn khăn ướt lên người lao vào bên trong, cứu hai cháu nhỏ và bà cụ. Mọi người còn lại thì ra sức kéo những món hàng chưa cháy ở phía ngoài để giảm thiểu thiệt hại. Người thì kéo vòi, hứng nước, cố dập lửa, để không lan sang nơi khác. Lúc này, mọi người xung quanh em, từ anh sinh viên đến chị may vá, bác thợ xây đều hóa thành anh hùng. Mọi người không sợ nguy hiểm, không sợ lửa cháy. Tất cả đồng lòng giúp cứu người, cứu của. Ánh lửa sáng rực, nhưng không sáng bằng tình người, tình đoàn kết của người dân khu phố em. Sau một hồi căng thẳng kìm chân lửa, đoàn cứu hỏa đã đến. Từng cột nước xối thẳng vào đám lửa, dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Sự kiện ấy khiến em vô cùng xúc động và kính phục mọi người. Nó không chỉ khiến em nhận ra sức mạnh của tình đoàn kết. Mà còn nhận ra được rằng, bất kì ai xung quanh chúng ta đều là những người hùng vĩ đại.
Trong cuộc sống, mọi người không thể thiếu tôi - một chiếc bao bì ni lông. Khi mua sắm, mọi người đều dùng tôi để đựng những đồ mua được. Đó là công việc hằng ngày của chúng tôi - chỉ để đựng đồ, ngoài ra không còn công dụng gì khác. Lúc đầu, sau khi tạm biệt nhà máy và về với một gia đình thương nhân, tôi cảm thấy mình rất hữu dụng. Mỗi khi có ai đó đưa chúng tôi từ nhà máy về, chúng tôi cảm thấy mình thật sự có ý nghĩa. Tôi cũng tin rằng mình sẽ rất hữu ích. Nhưng rồi tôi phát hiện ra mình đã làm hại biết bao người. Gia đình thương nhân đã đưa tôi về với họ từ nhà máy kia đã vứt bỏ tôi khi tôi chỉ mới được sử dụng một lần. Trong cái thùng rác hôi thối, từng thứ rác chen chúc nhau, những anh chai lọ có gan nhất chiếm lấy những chỗ thoải mái nhất, những anh em bao bì chúng tôi thì ở tận đáy thùng rác - một nơi tối tăm và khó ở. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ai nấy đều phải bịt mồm bịt mũi. Rồi sau bao ngày tháng ở trong cái thùng rác ghê tởm ấy - tôi không biết là bao ngày nữa, chúng tôi được đưa về nhà máy. Tôi cảm thấy dễ chịu biết bao! Nhưng sau đó một tai họa lại ập đến với tôi.
Chúng tôi bị chôn dưới lòng đất không biết đã bao nhiêu năm rồi. Mọi người sẽ ngạc nhiên - chúng tôi rất khó phân hủy và phải mất hàng nghìn năm chúng tôi mới biến mất. Loài người không còn cách nào khác phải đốt chúng tôi. Đốt chúng tôi sẽ tạo ra khí thải chứa đi - ô - xin rất độc hại. Khói bay lên sẽ phá hoại tầng ô - dôn - lớp khí quyển hấp thu 90% tia tử ngoại của mặt trời, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi của cây cối, mùa màng, giúp con người có cuộc sống ấm no. Đó là những điều tôi được biết về tác hại của việc đốt chúng tôi - tôi không bị đốt mà bị lẫn vào đất. Mọi người không biết tôi đã làm một việc kinh khủng như thế nào đâu! Tôi đã thay đổi tính chất vật lý của mẹ Đất, khiến mẹ Đất tội nghiệp bị xói mòn. Mẹ Đất đã bị mất hết chất dinh dưỡng và nước, khiến những anh chị cây xanh không thể lớn được. Tôi được nghe chuyện rằng: có một số bạn túi ni – lông khác bị vứt xuống sông ngòi, kênh rạch. Các bạn ấy đã bị nhầm thành thức ăn bởi tôm cá và đi vào cơ thể của chúng. Những tôm cá ăn phải đã bị nhiễm trùng và chết một cách tội nghiệp. Càng nghe, tôi càng ước gì mình không tồn tại trên thế giới này!
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Tôi đã nói rằng khí thải có chứa đi – ô – xin được tạo ra từ việc đốt chúng tôi. Khí thải này rất hại cho sức khỏe con người các bạn : gây ngộ độc, ung thư, giảm khả năng miễn dịch và rối loạn chức năng… Những bạn ni – lông nhuộm màu xanh, đỏ dùng đựng thực phẩm đã qua chế biến gây độc hại tới thực phẩm do chứa kim loại như chì – phải nói rằng những thứ kim loại này là những chất gây tác hại tới não bộ của con người các bạn và dẫn đến ung thư. Còn cả một đống tác hại mà chúng tôi đã gây ra mà phải mất cả thế kỉ mới kể hết: đồ ăn được lưu trữ trong chúng tôi bị nhiễm nhựa, sau đó được hấp thụ vào cơ thể và làm hại sức khỏe cho con người các bạn; BPA có tác động đến não bộ làm chậm phát triển, rối loạn nội tiết và vô sinh. Tôi thấy mình thật là vô dụng!
Vì vậy, tôi đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi người – nên hạn chế sử dụng anh em bao bì ni lông chúng tôi. Tôi cảm thấy hơi khó chịu về việc không được giúp ích cho con người các bạn, nhưng ý thức về tác hại của anh em bao bì chúng tôi đã giúp xua đi sự khó chịu ấy. Tôi thà không giúp được gì cho con người các bạn mà không gây hại gì cho môi trường và các bạn còn hơn là được các bạn sử dụng mà lại gây ra một đống tai họa.
Rác thải ni lông đã trở thành một vấn đề nhức nhối, được mọi người hết sức quan tâm trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm như ngày nay. Hiểu một cách đơn giản, rác thải ni lông là những rác thải khó phân hủy, chúng tích tụ hàng nghìn năm, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống của con người. Hàng ngày, có hàng tấn rác thải bị con người ném thẳng ra môi trường mà không hề bận tâm đến hậu quả sau đó. Một khối lượng rác thải khổng lồ như vậy đổ ra môi trường gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Chúng gây nên mùi hôi thối, khó chịu cho con người. Hơn hết, nếu không được xử lí đúng cách, rác thải sẽ tòn tại dưới dạng chất rắn khó phân hủy, nếu chúng ngấm vào trong chất sẽ gây ô nhiễm đất cùng nguồn nước ngầm, gây nên bao bện tật cho sinh vật và con người. Cũng vì thế, rau quả, thức ăn hàng ngày của chúng ta cũng sẽ bị nhiễm độc, con người ăn vào những loại đồ ăn ý sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh ung thư. Chưa kể đến việc, những bãi rác ngổn ngang khắp nơi sẽ gây mất mĩ quan du lịch, tạo ấn tượng xấu cho du khách nước ngoài mỗi lần đến Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực ngay lúc này để bảo vệ môi trường và ngăn chặn những hậu quả xấu nhất xảy ra. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân cần tự tìm hiểu và nâng cao ý thức của mình về việc bảo vệ môi trường. Cần lập ra những đội dọn dẹp rác ở địa phương để xử lí rác thải. Đồng thời chúng ta cần kêu gọi mọi người dùng những sản phẩm bảo vệ môi trường thay cho túi ni lông. Đây là những biện pháp thiết thực nhất mà chúng ta cần nhau chung tay để loại bỏ rác thải gây ô nhiễm môi trường. Mỗi người hãy là một phần tử nhỏ trong phần tử lớn xã hội để giữ gìn môi trường của chúng ta luôn được xanh - sạch - đẹp.
Cây tre đã rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam thuở xưa. Đến với văn bản “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu được sự gắn bó cũng như tầm quan trọng của cây tre đối với cuộc sống của con người.Mở đầu văn bản, Thép Mới đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng đã giúp hình ảnh cây tre hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, chí khí như con người.Những câu văn tiếp theo, nhà văn đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre trong cuộc sống của con người. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện ở mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Hình ảnh so sánh đầy độc đáo: “Tre là cánh tay của người nông dân” giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của loài cây này. Ngay cả trong đời sống tinh thần, cây tre cũng đóng góp một phần to lớn: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”.
Và hơn cả, cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.
Trong đoạn cuối, tác giả đề cập đến vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Cuộc sống hiện đại với những máy móc, công nghệ thế nhưng cây tre vẫn sẽ còn nguyên giá trị.
Với lối viết mộc mạc, chân tình nhưng giàu hình ảnh, “Cây tre Việt Nam” quả là một tác phẩm hay, giúp người đọc thêm yêu mến và trân trọng về loài cây của làng quê Việt Nam.
Khi đọc tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam.
Nhà văn đã khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.
Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ.
Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.
Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.
Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Người đọc thêm hiểu hơn về giá trị của cây tre Việt Nam trong đời sống vật chất và tinh thần.
Cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Gợi ý phân tích khổ 3 của văn bản "Đoàn thuyền đánh cá": Người dân ra khơi với tư thế tầm vóc lớn lao
- Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng”- con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ
- Nghệ thuật ẩn dụ: “lái gió buồm trăng”: thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động
=> Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền- Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”- mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển
- Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận”- cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt
=> Sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc