K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2020

- Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn.

- Câu nói của bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là “đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ”.

- Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt, kiên quyết đấu tranh chống ách đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc.



 

27 tháng 5 2020

Bà Triệu là con người khảng khái,bất khuất,có í chí và lòng yêu nước

27 tháng 5 2020

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không

Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào

Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu - những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người.

28 tháng 5 2020

wow thanks bạn nha

cảm ơn đã bỏ thời gian giúp mình

2 tháng 6 2020

1. 

Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, vì thời gian gắn với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào khiến ông cha ta có câu tục ngữ : “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.

Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào ? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là nhũng vật cụ thể, hữu hình và quý giá để so sánh với thời gian. Cách so sánh này cụ thể hoá giá trị của thời gian để con người nhận thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quỷ, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “Đát như vàng” đó sao ? Vàng có giá trị như vậy, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm chỉ, giỏi giang và phải để dành, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bậc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết) ; nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ quay trở lại.

Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết.,. Trước khi con người biết tính thời gian thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sống có ích, con người sẽ tích luỹ được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những điều tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, làm việc hết mình và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp số “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ : bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát… bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chắn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn đi chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Bạn đó đã không biết tận dụng thì giờ vàng bạc rồi. Còn đối với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của thiên tài. Những thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc các bạn ạ !

Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hằng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khoẻ của cá nhân chúng ta, tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình. Ngoài việc chơi, việc học hằng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, và một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,… Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt… Tất cả những điều đó nên bố trí trong khi tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể trở thành hiện thực, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sắp xếp thời gian.

Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn ? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé ! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn ?

2.

Con người càng ngày càng phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, con người chỉ biết chạy theo dòng thời gian. Tuy vậy, không phải ai cũng biết quý trọng thời gian, chính vì vậy ông cha ta có câu rằng: Thời gian là vàng bạc. Để chỉ sự quý giá của thứ tài sản vô hình này.

Muốn hiểu về câu tụ ngữ này ta phải giải thích từng phần của chúng. Chắc ai cũng biết vàng bạc là một tài nguyên vô cùng quý giá. Còn thời gian là thì giờ của mỗi người. Đúng là thời gian ai cũng có còn vàng bạc thì không. Vậy thì tại sao vàng bạc đắt đỏ lại được ví với thời gian? Chính vì muốn thấy sự quý giá của vàng bạc nên được so sánh như vậy. Thời gian quý giá biết bao: ai cũng biết mỗi khi thời gian trôi qua sẽ không thể lấy lại. Có thể nói trong chúng ta của cải là quan trọng nhất, nhưng của cải cũng từ thời gian tạo ra. Chúng ta có thể cố gắng tạo ra của cải vật chất, quả thực rất gian khổ và chúng có thể mua những gì bạn muốn. Tuy vậy nhưng chưa có ai mua được thời gian cả. Nếu như vậy thì thời gian phải quý hơn vàng bạc nữa chứ. Hãy quý trọng thời gian như vật chất, hãy nhớ mỗi phút giây trôi qua dù cố gắng vẫn không trở lại được. Hãy vui vẻ mỗi phút giây ta có.

Thời gian vô cùng quý, thế nhưng không phải ai cũng biết quý trọng thời gian. Cũng như không biết cách sắp xếp thời gian hợp lí. Trong các tổ xí nghiệp công nhân luôn quý trọng thời gian. Họ làm việc thật nhanh để có nhiều sản phẩm đóng góp vào quỹ của công ti và nâng cao tay nghề của họ. Ngoài ra họ cũng biết lo cho gia đình một cách hợp lí. Chính họ là những tấm gương biết quý trọng thời giờ. Hay những học sinh họ luôn cố gắng học thật nhiều ở nhà lẫn ở trường và cũng một tay giúp việc cho bố mẹ. Thật đáng để noi theo. Tuy nhiên lại có một số người luôn sống theo thói quen. Cứ lêu lổng mãi. Họ để cho 1 tháng trôi qua, rồi một năm trôi qua không hối tiếc. Khi về già nhận ra đã quá muộn màng, rồi trách, nhưng thời gian đâu có trở lại với họ đâu! Tuy vậy, có người lại chỉ lo làm việc mà không biết sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi. Quả thực việc sắp xếp và quản lí thời gian rất quan trọng, chính nó quyết định đến cuộc sống của mỗi người.

Vậy quản lí thời gian là như thế nào là hợp lí? Cho đến nay những nhà chính trị luôn quý trọng thời gian. Bởi vì thời gian không phải một nguyên liệu có thể tích trữ. Dù muốn hay không chúng ta phải tiêu dùng nó, với tốc độ 60 giây trong một phút. Và dù con người có tài giỏi đến đâu cũng không làm nó dừng lại hoặc chạy nhanh hơn, cũng như làm thay đổi nó. Dù bất lực với thời gian nhưng chúng ta là người sử dụng nó, chúng ta không thể thay đổi nó nhưng chúng ta quyết định phương thức sử dụng nó. Suy cho cùng muốn sử dụng thời gian một cách triệt để là phải tiết kiệm nó như Lê-nin đã nói “ tranh thủ thời gian là tranh thủ được tất cả”

Tóm lại thời gian là vô cùng quý giá. Ai cũng có một khoản thời gian như nhau hãy sắp xếp nó cân bằng để có những phút giây ở bên người thân và công việc. Hi vọng ai cũng sẽ biết tiết kiệm và quý trọng thời gian. Hãy sử dụng hợp lí thời gian như vàng bạc nhé.

3.phải quý trọng thời gian , phải biết cách sử dụng và do chính con người

15 tháng 6 2020

Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại, vì thời gian gắn với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào khiến ông cha ta có câu tục ngữ : “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.

Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào ? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là nhũng vật cụ thể, hữu hình và quý giá để so sánh với thời gian. Cách so sánh này cụ thể hoá giá trị của thời gian để con người nhận thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quỷ, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “Đát như vàng” đó sao ? Vàng có giá trị như vậy, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm chỉ, giỏi giang và phải để dành, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bậc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết) ; nhưng thời gian đã trôi qua thì không bao giờ quay trở lại.

Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết.,. Trước khi con người biết tính thời gian thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sống có ích, con người sẽ tích luỹ được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những điều tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, làm việc hết mình và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp số “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ : bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát… bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chắn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn đi chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Bạn đó đã không biết tận dụng thì giờ vàng bạc rồi. Còn đối với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của thiên tài. Những thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc các bạn ạ !

Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hằng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khoẻ của cá nhân chúng ta, tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình. Ngoài việc chơi, việc học hằng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, và một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,… Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt… Tất cả những điều đó nên bố trí trong khi tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể trở thành hiện thực, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sắp xếp thời gian.

Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn ? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé ! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn ?

29 tháng 5 2020

Tên người: Cri - xtô - phô - rô Cô - lôm - bô

A -mê - ri - gô Ve-xpu-xi

Tên địa lý: A - ri - ca ( châu Mĩ )

I - ta - li - a

A - mê -ri - gô

Lo - ren

Ấn Độ

28 tháng 5 2020

Haizzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz

Làm nhanh giúp mình nha mik tick cho Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ảnh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu...
Đọc tiếp

Làm nhanh giúp mình nha mik tick cho 

Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ảnh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyên cho em bao yêu thương.Nhớ lại hồi còn bé, được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát, bà kể chuyện cổ tích...Ôi! Thật hạnh phúc biết nhường nào! Em yêu bà vô cùng!

Câu 1: Cho biết đối tượng được miêu tả trong đoạn văn 

Câu 2: Chỉ ra các đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của đối tượng được miêu ta trong đoạn văn trên.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả trong đoạn văn trên. 

1
1 tháng 6 2020

a. Đối tượng được miêu tả: bà ngoại

Làm nhanh giúp mình nha mik tick cho Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ảnh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu...
Đọc tiếp

Làm nhanh giúp mình nha mik tick cho 

Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ảnh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyên cho em bao yêu thương.Nhớ lại hồi còn bé, được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát, bà kể chuyện cổ tích...Ôi! Thật hạnh phúc biết nhường nào! Em yêu bà vô cùng!

Câu 1: Cho biết đối tượng được miêu tả trong đoạn văn 

Câu 2: Chỉ ra các đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của đối tượng được miêu ta trong đoạn văn trên.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả trong đoạn văn trên. 

1
2 tháng 6 2020

Câu 1:

Đối tượng được miêu tả trong đoạn văn là :bà ngoại

Câu 2: các đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của đối tượng được miêu ta trong đoạn văn trên là:

+Đôi mắt ,khuôn mặt,mái tóc,tiếng nói

Câu 3:

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biết bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

(Chúc bạn học tốt )