Bị căng cơ thì phải làm j
sinh 8(ad duyệt vs)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong gia ginh , nguoi ma em yeu quy nhat do la me. Nam nay me 42 tuoi . Dang nguoi me ca doi ,doi ban tay me khong dep vi no da bi chai san nhung no da ghi lai noi vat va de nuoi em khon lon . Me vua diu dang vua lai dam dang . Me thuong day cho em cach nau an nen em hay goi me la " nu cong gia chanh".Nho nhat la lan em bi om , me phai bo mot buoi lam de cham soc cho em . Me do em day , can than boc tung trai nho de em an cho mat . Co lan , em bi nga xe tray dau goi , me lien khu trung cho em va bang lai can than.
Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 01/1868 , sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh trị, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa-giáo dục….
Về chính trị : Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của từng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
Về quân sự: Quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài.
Về giáo dục: Chính phủ thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cuoc-duy-tan-minh-tri-c86a10398.html#ixzz5VnGhXkxh
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân của nhà lí trưởng và tên cai lệ đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy "đánh nhau" với người nhà lí trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cái gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đầy đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất...
Chúc p hk tốt!
*(Chú ý: Khi đóng vai vào một người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo thì không sử dụng được những từ ngữ, những nét miêu tả nội tâm. )
Tôi là vợ ông giáo, sống cùng làng với lão Hạc. Nhà chúng tôi đã nghèo khó, lão Hạc còn nghèo khó hơn.Nhà lão thuộc “loại nhất nhì trong hạng cùng đinh” ở làng Đại Hoàng này, đã vậy lão còn phải cảnh “gà trống nuôi con” mấy năm nay. Con trai lão cũng đẹp giai, sáng sủa nhưng cũng tại cái túng quẫn quá nên không cưới được vợ, mặc dù hai cô cậu cũng thuận lòng nhau lắm. Phẫn chí quá nên nó bỏ cha đi đồn điền cao su sáu, bảy năm nay. Thật tội nghiệp lão!
Ở nhà một mình, lão Hạc chỉ biết làm bạn với con chó mà con trai lão mua về, lão gọi nó là cậu Vàng. Lão thương cậu Vàng lắm, thường hay tâm tình với nó, lão còn cho nó ăn bằng bát như người. Cũng khổ thân cho ông lão, chỉ còn mỗi cậu Vàng làm bạn quanh quẩn cái khu vườn rộng ba sào ấy. Tôi cũng thương cho lão, nhất là khi lão bán cậu Vàng đi.Những tưởng có cậu Vàng là niềm an ủi suốt đời. Nào ngờ ông trời chẳng thương xót gì cho dân nghèo chúng tôi, tất nhiên có cả lão Hạc. Chỉ trong phút chốc, cơn bão tàn nhẫn đi qua làng đã cuốn đi hết ruộng rẫy, nhà cửa. Đúng thật là bất công! Vợ chồng tôi dành dụm bấy lây nay mới chắt chiu được dăm ba đồngmà thoắt cái đã tiêu tan hết cả. Lão Hạc cũng chẳng khá hơn, căn nhà lụp xụp không đủ hai người tan hoang, đồng ruộng, hoa màu tiêu tán, đã thế lão còn lăn ra bệnh. Nhưng đến lúc này tôi cũng chẳng thương tiếc gì lão, nhà tôi không lo được thì biết lo cho nhà ai nữa!Lão nằm liệt giường những tận hai tháng, chồng tôi thỉnh thoảng vẫn qua thăm, lão nhờ chồng tôi mua thuốc men chữa chạy, tôi đếm chừng chắc lão cũng đã vơ vét hết tài sản vào trận ốm đó rồi. Cũng may là lão kịp khoẻ, nhưng trong nhà lão chẳng tìm được thứ gì đáng giá cả. Chắc cùng đường quá nên lão quyếtđịnh bán cậu Vàng. Trước khi bán, lão còn qua nhà tâm sự với chồng tôi.Ngồi rửa bát ngoài giếng, tôi cũng nghe lỏm được vài câu. Coi bộ lão Hạc đắn đo lắm mới đem bán cậu Vàng, còn chồng tôi thì tỏ vẻ quan tâm, nhưng tôi biết ông chẳng thông cảm gì, cái dân trí thức nghèo thì chỉ biết lo cho mấy cuốn sách của mình mà thôi. Còn về phần tôi, tôi cũng chẳng bất ngờ với quyết định này, sớm muộn gì thì cậu Vàng cũng có cái kết như vậy, giữ lại làm quái gì cho khổ thân. Tôi nghĩ thầm và khi lão về tôi cũng chẳng thèm liếc lão một cái. Với tôi, lão Hạc là người dở hơi, đã nghèo mà còn sĩ diện, bày đặt giữ lại con chó Vàng giống như nhà giàu, đúng là không biết thân biết phận.Vài ngày sau, khi đang đi giặt đồ ngoài sông về ngang qua nhà lão Hạc, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao. Tôi chủ động tránh xa chúng vì bọn này chẳng tử tế gì. Thế mà vừa về đến nhà, tôi đã thấy lão Hạc chạy ngay đằng sau, trông lão vừa đáng thương vừa đáng cười: tóc tai rũ rượi, quần thì ống thấp ống cao, lão chạy đimà như người sắp ngã đến nơi, vừa thở hổn hển lão vừa gọi:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính đứng đấy làm gì. Nhưng lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, tôi cũng gọi theo:- Mình ơi, ra lão Hạc có chyện rồi này!Chồng tôi hối hả chạy ra, trên cổ choàng cái khăn, quần áo thì xộc xệch, chắc là ông mệt quá nên ngủ thiếp đi. Chắc cũng đoán ra sự tình, chồng tôi mới hỏi:- Thế nó cho bắt dễ thế hả cụ?Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng vốn thông minh mà lại để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc chống tay lên trán, dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch xuống sân, mắt ngân ngấn nước:- Khổ quá, ông giáo ạ! Nó có biết gì đâu. Tôi cho nó ăn, vừa ngồi vừa kể chuyện để nó ngoan. Thế là thằng Mục với thằng Xiên xồng xộc chạy vào xốc ngửa cậu Vàng lên rồi trói lại, dã man lắm. Rồi chúng cho cậu vào bao khiêng đi. Cậu cũng vẫy vùng ghê lắm, miệng vừa gặm lấy bao vừa rên ư ử, ánh mắt nhìn tôi như trách: “A! Lão già tệ bạc! Tôi đối xử với lão như thế mà lão cho tôi thế này đây…!”Tôi tiếc lắm,cậu ấy là kỉ vật của cháu nó mà tôi không giữ lại được, tôi tệ quá, tệ quá!Đến nước này thì lão thật là khổ. Khuôn mặt của con người từng trải qua đau buồn hiện rõ lên: những nếp mắt trên trán dồn lại từng đường, xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra. Chồng tôi xúc động ngồi xuống cạnh lão nói:- Cụ đừng buồn nữa, cụ làm thế là đúng! Mình bán nó là hoá kiếp cho nó, giúp nó đầu thai kiếp khác sướng hơn.Tôi cũng nói một câu để an ủi:
- Thôi, hai ông cháu vào trong thềm ngồi để tôi đi đun ấm trà rồi lấy thuốc lào ra cho các ông hút đỡ buồn.- Vợ tôi nói phải đấy cụ ạ! Với chúng mình thì thế là sướng rồi. Cụ vào ngồi đây.Tôi toan đi đun nước thì lão Hạc ngăn lại, lão đã lau hết nước mắt nhưng mắt vẫn đỏ, lão xua tay:- Bà giáo cứ mặc tôi. Bây giờ tôi xin phép có đôi lời với ông giáo một lúc.Tôi bỗng giận lão Hạc vì xem thường lời mời của tôi, tôi không nói gì rồi lẳng lặng đi cho đàn gà ăn.
Thật ra tôi cũng chẳng thương hại gì cho con chó của lão, tôi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, thế thôi, vậy mà lãovẫn cứ sĩ diện.Tôi ngồi ngoài vườn nhưng cố tập trung vào chuyện giữa hai người kia. Đại loại lão Hạc nhờ chồng tôi giữ hộ 30 đồng để làm tang khi lão chết và giữ luôn mảnh vườn cho đến khi con trai lão về. Tôi chỉ biết được có thế vì có vẻ lão Hạc đã lặng lẽ ra về từ lúc nào, trông chồng tôi suy tư lắm.Qua câu chuyện trên, tôi thấy lão Hạc thật khó hiểu, có lúc lão tốt, còn lúc thì thật giả tạo. Tôi thấy thế thật vì lão chẳng bao giờ tiếp nhận giúp đỡ của ai, ngay cả tôi đôi khi cũng khong ưa gì lão, nhưng cũng phải công nhận rằng lão thật đáng thương, khốn khó.
(-Tham khảo nhé-)
Tác phẩm “Tôi đi học” kể về ngày đầu tiên đến trường của chính tác giả – Thanh Tịnh. Cứ mỗi cuối thu hằng năm, những kí ước về ngày đi học đầu tiên của tác giả lại ùa về. Hôm ấy, chú bé Thanh Tịnh được mẹ đưa đến trường. Khí trời se lạnh, gió rụng đầy, con đường vốn quen thuộc trở nên xa lạ trước mắt và chú bé cảm nhận mình có sự thay đổi “Hôm nay, tôi đi học”. Khoác trên mình đồng phục đến lớp, chú bé Thanh Tịnh bỗng cảm thấy bản thân lớn hơn và trang trọng hẳn ra. Chú bé bỗng cảm thấy thích thú với bút thước.
Khi đến trường, khung cảnh thật lạ lẫm, chúng khiến chú bé Thanh Tịnhnổi lên một nỗi lo sợ khó tả. Thanh Tịnh bèn nép vào đằng sau mẹ. Sau ba hồi trống vang lên, ông đốc gọi tên từng người vào lớp. Cảm giác lo lắng sợ sệt và hồi hộp khiến chú bé Thanh Tịnh phát khóc. Giống như các bạn khác, chú bé dúi đầu vào lòng mẹ mà khóc òa lên.
Nhờ ông đốc động viên và mẹ an ủi, chú bé đã có thể bước vào lớp. Thầy giáo rất trẻ. Thầy chào mỗi học trò bằng một nụ cười hiền. Vào lớp, nhìn khung cảnh lớp học và những người bạn nhỏ, chú bé Thanh Tịnh bỗng thấy trở nên quen thuộc. Bắt đầu từ giây phút ấy, chú bé trở nên tự tin hơn. Chú đã có thể đọc bài học đầu tiên. Quàng tay lên bàn, chú bé Thanh Tịnh đọc rõ ràng dòng “Tôi đi học” được thầy viết trên bảng.
Chị Dậu:
Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn văn Tức nước vỡ bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình thương yêu chồng tha thiết.
Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.
Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.
Lúc bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.
Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xồ đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
Lão Hạc:
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với con chó Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một con chó đẹp, chó khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!…
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
Hk tốt
Một điều cần ghi nhớ khi bạn bị căn cơ đó là bạn phải dừng ngay các việc lao động, tập luyện lại và lập tức chườm lạnh cho vùng bị căn cơ. Chườm lạnh được biết đến như một phương pháp rất hữu hiệu khi bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh sẽ giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm lạnh, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương cũng như giúp giảm đau một cách tức thời. Bạn dùng khăn bọc viên đá lại và chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Tránh không để viên đá lạnh trực tiếp lên vùng bị căng cơ. Ngoài ra cần lưu ý đeể cho khu vực bị chấn thương trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lạnh một lần nữa. Bạn có thể thực hiện việc chườm lạnh này nhiều lần trong ngày và có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị thương. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên chườm một lần quá lâu để đề phòng biến chứng, tránh tình trạng gây tụ máu hay chảy máu. Tuy nhiên với những ngưởi có tuần hoàn kém, dễ bị hạ nhiệt độ cơ thể thì không nên chườm lạnh và cần lưu ý không chườm lạnh nếu da bạn đang ở điều kiện kém hoặc bị rách và trầy da.