4,3-{-1,2}=?????????????????
có bán nick liên quân nha: bạch kim 5
tướng 49 trangphuc 59
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người đàn ông hồ đồ, gia trưởng, độc đoán, là nguyên nhân chính gây ra mọi đau khổ, bất hạnh cho Vũ Nương.
Trương Sinh vốn con nhà hào phú, thấy mến Vũ Nương vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Vũ Nương biết Trương Sinh có tính hay ghen nên luôn cố gắng giữ gìn khuôn phép, chưa từng để vợ chồng phải xảy đến thất hòa. Khi chiến tranh nổ ra, Trương Sinh phải đi lính, điều này chính là yếu tố về khoảng cách để tính ghen tuông hồ đồ của Trương Sinh có sự thử thách.
Mãn hạn lính, Trương Sinh trở về. Nhưng đứa con nhất quyết không chịu nhận cha. Trương Sinh cũng hay tin mẹ mất. Điều đó khiến Trương Sinh rất buồn lòng. Trương Sinh gặng hỏi thì mới hay là do khi Trương Sinh đi lính thì hằng đêm luôn có một người đàn ông đến và bế bé Đản. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ bế Đản cả. Chính điều đó đã khiến máu ghen tuông của Trương Sinh nổi lên.
Trương Sinh còn hồ đồ độc đoán, ghen tuông mù quáng hơn khi Vũ Nương gặng hỏi để cứu vãn cuộc hôn nhân, phân trần giải thích nhưng không được. Hàng xóm đều làm chứng cho tấm lòng thủy chung của nàng nhưng Trương Sinh vẫn không nghe. Vũ Nương chỉ còn biết cách chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch.
Trương Sinh bế con, đau buồn phát hiện ra người đàn ông vẫn đến hàng đêm là cái bóng. Sự ân hận muộn màng khiến Trương Sinh đi tìm vớt xác nàng, lập đàn giải oan cho nàng. Nhưng tất cả đều quá muộn. Trương Sinh không thể khiến người vợ thảo hiền là Vũ Nương sống lại.
Như thế, nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm là người chồng hồ đồ, gia trưởng, độc đoán, ghen tuông thái quá. Trương Sinh là đại diện cho bộ máy chính quyền phong kiến đầy cứng nhắc, cổ hủ; là đại diện cho những ràng buộc, khuôn phép hà khắc của chế độ phong kiến. Chính vì những người như Trương Sinh mà đã gây ra bao đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ.
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).
Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.
Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.
Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.
Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.
Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trước cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc...) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.
Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.
Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử... đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm...). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu - nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca... Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bọ "vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”... Nước Sở của Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.
Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh... thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta - địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quý môn quan”.
Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.
Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.
Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán - Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.
Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-bai-van-thuyet-minh-ve-tac-gia-nguyen-du-c37a1020.html#ixzz5zgsytcmD
Từ nhỏ tôi đã có một ước mơ là trở thành một bác sĩ tương lai. Tôi luôn ấp ủ ước mơ đó để một ngày tôi biến nó trở thành hiện thực.
Từ lúc còn bé tôi đã tự đặt câu hỏi cho mình là lớn lên tôi sẽ làm gì để giúp ích cho mình và mọi người. Và hiện tại tôi đã có câu trả lời. Sau một lần đến thăm người thân bị bệnh tại bệnh viện từ lúc đó tôi mới nhận ra rằng sức khỏe là thứ quý giá nhất của con người. Thế nên, tôi đã quyết định chọn ngành Y. Vì tôi thích được giúp đỡ mọi người và tôi muốn được chia sẻ sự đau đớn của những bệnh nhân ung thư, sự vất vã của những bà mẹ khi sanh, hay cảm thong trước những mất mát của thân nhân người bệnh khi người thân lìa đời. Tôi muốn tự chữa bệnh cho bản thân, gia đình và cho mọi người xung quanh. Hiện nay, ngành Y thì đang rất cần nguồn nhân lực. Khi ra trường, tôi dễ dàng kím việc làm; dễ dàng có chỗ đứng trong xã hội và là ngành có nguồn thu nhập ổn định với cuộc sống sung túc, đầy đủ sẽ lo được bản thân và gia đình. Nếu mai sau tôi thực hiện được ước muốn của mình, tôi quyết định sẽ là một người tận tâm, có trách nhiệm có lương tâm nghề nghiệp và sẽ cố gắng giúp đỡ mọi người bằng cả tấm long như những gì tôi đã nói. Nhiều lúc xem qua nhiều phương tiện thông tin báo đài có những bác sĩ làm việc lơ là mà để quên miếng gạc trong người bệnh nhân. Còn một số bác sĩ thì làm việc vì tiền, và có những thái độ nạt nộ bệnh nhân. Người ta thường nói:” Lương Y Như Từ Mẫu “, nhưng nhìn lại thì trái ngược với thực tế thế nên tôi quyết tâm noi theo gương bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Giờ đây, tôi phải lập ra kế hoạch rõ ràng để cố gắng học tốt để thi đậu tốt nghiệp là điều trước tiên, và sau đó là hướng tới mục tiêu là bước vào cánh cửa trường đại học.
Để mang lại niềm vui cho bệnh nhân tôi sẽ theo đuối ước mơ của mình tới cùng. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt để biến ước mơ thành sự thật và cô Đặng Thùy Trâm là tấm gương sáng để tôi noi theo.
Bài khác:
Khi tôi còn nhỏ, tôi có một giấc mơ rất đẹp là trở thành một bác sỹ trong tương lai nhưng sự thật là tôi đã không thể thực hiện được, nhưng tôi chưa bao giờ hối tiếc về điều đó. Vì vậy,tôi viết một bài luận với chủ đề “ Ước mơ của tôi là trở thành bác sỹ” để bày tỏ những suy nghĩ của mình về nghề nghiệp này.
Cuộc sống của con người trên trái đất có đầy đủ những cung bậc, vui sướng và buồn bã,lúc lên và lúc xuống, lúc khỏe mạnh và lúc ốm yếu. Sức khỏe, bệnh tật giống như ngày và đêm, chúng cứ diễn ra và được gắn liền với vòng tròn cuộc đời của mọi người. Nhưng đó chỉ là những lý lẽ hùng biện rằng sẽ có những người cống hiến cả cuộc đời mình để giảm thiểu sự đau khổ cho người khác. Trong số đó, nghề bác sỹ có lẽ được tôn trọng nhất trong lĩnh vực dịch vụ cho xã hội.
Người bác sỹ đã cống hiến cả cuộc đời mình để chăm sóc bệnh nhân, giảm thiểu những nổi đau cho nhân loại. Họ cứu chữa mọi người thoát khỏi bệnh tật, đau ốm. Họ cố gắng để đem lại cuộc sống tốt hơn và khỏe mạnh hơn cho mọi người.
Bác sỹ làm việc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch trong hiện tại cũng như những nguy hiểm đe dọa con người trong tương lai bằng cách tìm ra phương pháp cứu chữa. Đôi khi phải mất hàng năm miệt mài làm việc, nghiên cứu để tìm ra phương thức cứu chữa nhưng cuối cùng cũng thành công.
Kết quả là chúng ta có thể nhìn thấy lĩnh vực y tế và phẩu thuật đã tiến bộ ngoài sức tưởng tượng. Một bộ phận cơ thể hư hỏng có thể cấy ghép trong lĩnh vực y tế ngày càng tiên tiến hiện nay.
Cuộc sống của một bác sỹ rất khó khăn. Thường thì bác sỹ đến thăm bệnh nhân sau giờ làm việc, đó là thời gian riêng dành cho việc nghỉ ngơi, ngủ hay ăn uống. Đôi khi, bác sỹ làm việc xuyên ngày đêm để chăm lo cho những bệnh nhân nghiêm trọng hoặc những nạn nhân của chiến tranh, bệnh dịch hoặc là những rủi ro chuyên môn. Nhưng bác sỹ luôn luôn đối xử với bệnh nhân của họ bằng nụ cười niềm nở, sự động viên và khuyến khích. Bác sỹ là nguồn hy vọng và sức mạnh ngay cả trong tình trạng kiệt sức, họ cũng luôn hướng về phía những người bệnh. Luôn luôn ghi nhớ lời thề nổi tiếng của Hippocra, những người bác sỹ cam kết bằng chính cuộc đời của họ nhằm giảm thiểu nổi đau cho tất cả những người bệnh.
Ấn độ là đất nước có truyền thống lâu đời trong dịch vụ chăm sóc con người. Nó đã ăn sâu trong văn hóa và tôn giáo của họ.
Kết quả cho thấy rằng, các bác sỹ Ấn độ được biết đến với thái độ thân thiện, tận tâm, chăm chỉ và gần gũi. Họ là những bác sỹ tuyệt vời rất cần trên toàn thế giới. Nhiều bác sỹ Ấn độ đang làm việc tại các bệnh viện lớn trên thế giới.
Ấn độ là quốc gia có số lượng lớn các bác sỹ, khoảng 300 trường đại học y,là nơi đào tạo khoảng 30.000 bác sỹ mỗi năm. Họ làm việc trên tất cả các nước, tại các thành phố và làng mạc,ở những bệnh viện lớn hoặc tại phòng khám của họ. Những năm gần đây,Ấn độ đã có một bước nhảy vọt lớn trong việc hiện đại hóa các bệnh viện cũng như trang bị những thiết bị hiện đại nhất. Điều này đã tạo điều kiện cho họ có thể hoàn thành và chữa trị những ca bệnh phức tạp.
Bên cạnh đó, các bác sỹ đã thực hiện các hệ thống phương pháp điều trị như Ayurvedic,Unani và Homeopathich, sử dụng các phương pháp điều trị có tính chất đổi mới như thuật châm cứu, bấm huyệt, yoga, chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên,…của Trung Quốc. Ngoài ra, những phương pháp đó cũng đã trở nên phổ biến trong cả nước.
Những bác sỹ thực hành các hệ thống truyền thống sẵn có tại địa phương và thường được gọi là “barefoot doctor”. Nhiều bác sỹ kết hợp giữa các phương pháp điều trị hiện đại với các phương pháp điều trị truyền thống như yoga, chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên và Ayurveda. Tất cả mục đích đó là phục vụ con người, xóa bỏ nổi đau của bệnh nhân. Trong khía cạnh này, xã hội dường như mắc nợ với nghề bác sỹ.
KHÔNG ĐĂNG CÂU HỎI LINH TINH
~ HOK TỐT ~
= 5,5 đăng không chán ak