K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2

Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 40 km/ giờ, đến B nghỉ 30 phút. Lúc về, đi với vận tốc 25 km/ giờ. Biết thời gian cả đi lẫn về và nghỉ là 5 giờ 40 phút. Tính quãng đường AB?

14 tháng 2

văn bản đây ạ

14 tháng 2

văn bản đâu rồi bạn ơi. Không có văn bản sao tụi mình làm được

15 tháng 2

Tuổi thơ tôi gói gọn trong những đêm đông giá lạnh, khi mùa đông về, làn gió rét mướt thổi qua từng khe cửa, luồn lách vào căn phòng nhỏ bé, khiến cho từng hơi thở của đêm đen trở nên thật nặng nề và buồn hơn. Lửa bập bùng trong bếp, là điểm sáng duy nhất trong không gian tĩnh lặng, khói bếp tỏa lên từ những nồi canh nóng hổi, làn hơi ấm áp bốc lên quanh tôi, nhưng cái lạnh ngoài kia vẫn bám riết trong tâm hồn không lối thoát. Những đêm ấy, bà ngồi bên ánh lửa chập chờn, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích, lời bà nhẹ nhàng, chậm rãi như muốn xua tan đi sự tịch mịch của mùa đông. Đối với tôi lúc này, cả thế giới dường như thu nhỏ lại bên bếp lửa ấm áp, và tôi lại rúc mình trong lòng bà, nghe bà kể chuyện.

Ngoại tôi là một người phụ nữ với mái tóc bạc phơ và đôi tay chai sần theo năm tháng, là cả bầu trời tuổi thơ của tôi. Ngoại thường kể những câu chuyện cổ tích, giọng bà trầm ấm, chậm rãi, tựa như lời ru kéo tôi vào giấc mơ diệu kỳ. “Ngày xửa ngày xưa...” – khi câu mở đầu ấy được cất lên, tôi như lạc vào một thế giới nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác, lòng nhân hậu được đền đáp xứng đáng. Những nhân vật như Thạch Sanh, cô Tấm hay cậu bé thông minh bước ra từ lời kể của ngoại, sống động đến mức tôi có cảm giác như chính mình đang đồng hành cùng họ qua những thử thách cam go. Có lần, nghe xong một câu chuyện, tôi tò mò hỏi:

-Ngoại ơi, sao người tốt lại khổ thế?

Ngoại mỉm cười, vuốt tóc tôi:

-Vì ông Trời đang thử lòng họ đấy. Qua khó khăn, mình mới biết trân trọng những điều tốt đẹp nhất, cháu ạ!

Lúc ấy, tôi không thể hiểu hết được ý nghĩa những lời ngoại nói, nhưng vòng tay bà đủ làm tôi thấy an yên. Bà ngồi đó, kể cho tôi nghe những câu chuyện không chỉ để tôi say mê, mà còn để dạy tôi bài học về lòng nhân ái, sự kiên trì và biết trân quý hạnh phúc trong cuộc đời.

Thế nhưng, thời gian không ngừng trôi. Mỗi khi Tết đến, tôi lại vừa háo hức vừa lo âu. Háo hức vì được trở về bên bà, quây quần bên mâm cỗ ngày xuân, nhưng cũng lo lắng vì Tết lại làm ngoại già đi thêm một tuổi. Tôi sợ thời gian sẽ lấy đi ngoại của tôi, lấy đi những đêm bà kể chuyện, những ngày bà dẫn tôi ra chợ Tết, mua cành đào, chậu quất để trang hoàng nhà cửa. Tôi nhớ những mùa Tết bên bà, khi cả không gian như ngập tràn hương vị của ngày xuân. Những cành đào hồng thắm, những chậu quất trĩu quả vàng tươi làm sáng bừng góc sân nhà. Bà, với dáng người nhỏ nhắn nhưng đôi bàn tay luôn thoăn thoắt, bận rộn gói bánh chưng, nấu nồi nước lá mùi để cả nhà rửa mặt ngày đầu năm. Tôi còn nhớ như in hương thơm thoang thoảng của lá dong, nếp mới hòa quyện với mùi khói bếp, tất cả như một phần không thể thiếu của tuổi thơ tôi.

Ngày Tết bên bà không chỉ là những món ăn ngon, mà còn là những khoảnh khắc đầy yêu thương. Tôi theo bà ra chợ xuân, nơi bà cẩn thận chọn từng nhành hoa, từng cành đào. Bà bảo, hoa đào là linh hồn của ngày Tết, và mỗi bông hoa nở rộ như một lời chúc an lành. Tôi hay líu ríu bên bà, đôi khi tò mò hỏi về những phong tục, tập quán mà bà luôn nhẫn nại giải thích.

Tôi thích nhất là khoảnh khắc giao thừa. Cả nhà quây quần bên nhau, còn bà thì luôn dành vài phút để thắp hương trước bàn thờ tổ tiên, khẽ thì thầm lời cầu nguyện cho một năm mới bình an. Lúc ấy, tôi thường nắm lấy bàn tay bà, bàn tay đã chai sần qua năm tháng nhưng vẫn luôn ấm áp.

Thế nhưng, Tết mỗi năm lại khiến tôi thêm lo sợ. Tôi lo rằng thời gian tàn nhẫn sẽ làm bà yếu hơn, chậm chạp hơn. Những nếp nhăn trên gương mặt bà ngày một rõ nét, đôi mắt mờ dần theo năm tháng. Tôi sợ một ngày nào đó, giọng kể ấm áp của bà sẽ chỉ còn là ký ức. Tôi nhớ những lần bà xoa đầu tôi và bảo:

-Mỗi năm qua đi là thêm một lần chúng ta được ở bên nhau, con à. Vì thế, hãy luôn trân trọng những phút giây hiện tại.

Những lời nói ấy khiến tôi thấm thía hơn bao giờ hết. Mỗi mùa Tết, tôi đều tự nhủ phải yêu thương bà nhiều hơn, phải ghi nhớ từng câu chuyện bà kể, từng món ăn bà nấu, từng ánh mắt, nụ cười của bà. Đó không chỉ là ký ức, mà còn là những kho báu quý giá của cuộc đời tôi.

Thời gian không chờ đợi ai, nhưng tình yêu thương mà bà dành cho tôi sẽ mãi là ánh sáng sưởi ấm tâm hồn tôi, như ngọn lửa bập bùng trong những đêm đông năm xưa. Tôi chỉ mong mỗi năm Tết đến, tôi vẫn được trở về bên bà, nghe bà kể chuyện, và cảm nhận trọn vẹn tình thương từ vòng tay ấm áp ấy.

Còn điều gì chưa nói? Có lẽ đó là lời cảm ơn sâu sắc mà tôi chưa kịp nói với bà – cảm ơn bà đã luôn là người chở che, đã luôn yêu thương tôi vô điều kiện, và đã dạy tôi những bài học quý giá về cuộc sống. Mỗi năm trôi qua, tôi càng hiểu rằng, những gì bà trao tặng tôi không chỉ là những câu chuyện cổ tích mà còn là sự thật giản dị của lòng nhân ái, tình yêu thương và sự sẻ chia. Và tôi sẽ luôn trân trọng từng giây phút bên bà, không chỉ trong những mùa Tết, mà trong suốt cả cuộc đời. 

 => đây là bài dự thi '' còn điều gì chưa nói "của mk , bn tham khảo nhé ^^

chúc bạn học tốt

15 tháng 2

tk cho mk

Phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích sau “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa...
Đọc tiếp

Phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích sau “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ở ngoài cửa và ngửng mặt lên trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ tới nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to. Từ đây, tôi bắt đầu vào cuộc đời của tôi. Cho dù tôi sẽ sung sướng hay khổ sở, cái đó tùy ở tính tình tôi khôn ngoan hay đần độn. Song tôi chưa cần biết đến thế, tính đến thế. Mà hãy lấy sự được ung dung độc lập một mình là điều thích lắm rồi.... Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được. Chập tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Khi đêm đã xuống hẳn, cả xóm chúng tôi, các bô lão dế lụ khụ già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông tận giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và những gã tài hoa thì gảy đàn thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình đến tận sáng bạch, lúc ông mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng đông mới tan cuộc ai về nhà nấy.” Help me

0
Phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích sau “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa...
Đọc tiếp

Phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích sau “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở. Khi đã xem xét cẩn thận rồi, tôi ra đứng ở ngoài cửa và ngửng mặt lên trời. Qua những ngọn cỏ ấu nhọn và sắc, tôi thấy màu trời trong xanh. Tôi dọn giọng, vỗ đôi cánh nhỏ tới nách, rồi cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to. Từ đây, tôi bắt đầu vào cuộc đời của tôi. Cho dù tôi sẽ sung sướng hay khổ sở, cái đó tùy ở tính tình tôi khôn ngoan hay đần độn. Song tôi chưa cần biết đến thế, tính đến thế. Mà hãy lấy sự được ung dung độc lập một mình là điều thích lắm rồi.... Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được. Chập tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Khi đêm đã xuống hẳn, cả xóm chúng tôi, các bô lão dế lụ khụ già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông tận giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và những gã tài hoa thì gảy đàn thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình đến tận sáng bạch, lúc ông mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng đông mới tan cuộc ai về nhà nấy.” Help me

0
16 tháng 2

Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Sinh năm Canh Dần, theo tuổi bà mụ, tính đến nay cha vừa tròn năm mươi chín tuổi. Hơn nửa thế kỷ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Cha tôi lấy vợ muộn và lại muộn đường con cái bởi đi chinh chiến hết miền Nam rồi sang Campuchia đến năm 1989 mới về nước, sau ở lì Tây Nguyên thỉnh thoảng mới về nhà.

Cha trở về, cha mang theo nguyên hình vị đại tá tại ngũ. Sáng mới năm giờ, cha đã gọi tôi dậy lên sân thượng tập thể dục. Cha hô một hai, một hai, con cũng hô một hai... một hai... đến mức sáng bảnh bà hàng phố ngó đầu sang bảo: “Nhà mày đang huấn luyện tân binh à?”. Mẹ tôi không giận cứ cười ngặt nghẽo.

Cha tôi đọc báo nghe đài, xem ti vi. Ông càng lo cho tôi, đứa con trai độc nhất. Nó mà dây vào nghiện hút thì không những đời nó tàn mà cả nhà khổ, ông sẽ mất con. Lúc nào, cha tôi cũng cảm thấy bất ổn. Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể... Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi.

Tối, cha bắt cả nhà đi ngủ sớm. Riêng điểm này thì tôi khó chịu lắm, cứ mặt nặng mày nhẹ với cha. Bấy lâu nay quen sống tự do, tôi học hành ấm ớ rồi lướt web, chơi game, hoặc chat với mấy đứa “chíp con” cùng lớp đến một, hai giờ sáng. Một tuần, mẹ tôi sáu ngày đến vũ trường nhảy nhót, hoặc đi uống cà phê đến khuya mới về. Chị Mai mải xem phim Hàn Quốc liên miên. Cái thứ phim toàn khóc lóc, thất tình, ung thư, hoặc bệnh máu trắng rồi ân hận, sám hối... có gì đáng đồng tiền bát gạo mà lấy mất thời gian của chị tôi đến thế? Cha về. Cha thiết quân luật. Đừng hòng ai thức khuya quá mười một giờ đêm. Cha bảo: “Cứ như đơn vị bố thì chín giờ rưỡi là kèn báo ngủ đã tèn teng... tèn teng... Anh nào có muốn đọc nốt bài báo cũng không được vì trực ban... tắt điện”. Chị Mai tôi than thở: “Cứ thế này thì tao đến phải lấy chồng mất thôi, chạy trốn vào nhà bà mẹ chồng có khi còn tự do hơn”.

Tuy có ca thán về cha, nhưng chị Mai thương cha vô cùng. Cái dạo chị mới năm sáu tuổi, cha về phép. Một cái khung xe đạp, một con búp bê tóc vàng, vài mảnh vải cho vợ con; vậy mà cả nhà vẫn đầm ấm, hạnh phúc, vui vẻ. Cha rất quý con gái. Ngày ấy, gia đình tôi chưa chuyển lên Hà Nội ở. Chiều chiều, cha tôi dẫn con gái đi dọc triền đê nhìn đồng quê sông nước. Hình ảnh cha vận sắc phục nhà binh, đeo quân hàm đỏ chói, bàn tay to dầy thô dắt đứa con gái nhỏ bé lích chích đi tha thẩn, nhàn hạ, thanh bình trên triền đê đầy hoa cỏ may cứ đi theo chị tôi suốt tuổi thơ đến bây giờ. Nhưng, ám ảnh, sợ hãi nhất là khi cha khoác ba lô trả phép. Ngày ấy, bên chiến trường Campuchia đánh bọn Pôn Pốt vẫn đang ác liệt. Cha phải đi, bên ấy có nhiều việc đang chờ. Con gái và cha vừa ấm hơi, quen nhau thì cha đã ra đi. Cha không muốn mẹ đưa ra tận ga tàu, cha sợ những giọt nước mắt sụt sùi. Mẹ và chị tôi tiễn chân cha ra đầu làng. Cha âu yếm nhìn vợ, rồi ôm hôn con gái, cha bảo mẹ tôi: “Em và con về đi”. Cha thả con gái xuống và quay lưng rảo bước, những bước chân dài đạp trên đá mạt rào rạo, vội vã, thỉnh thoảng quay lại vẫy vẫy tay. Bỗng chị tôi khóc thét lên và cùn cụt chạy theo cha. Cha tôi quay lại ôm choàng lấy con gái. Nước mắt chị tôi nhoen nhoét vào gương mặt dãi dầu từng trải của cha. Mẹ tôi bảo: “Hay anh ở lại, mai hãy đi”. Cha tôi bảo: “Em đừng buồn. Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa. Thôi nào con, cho bố đi nào”. Cha chuyền tay trao con gái cho vợ rồi quay gót. Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu nhìn lại. Mẹ và chị tôi thầm thũi khóc nhìn bóng cha tôi cứ xa dần, mờ dần.

Hầu như tôi không có kỷ niệm ấu thơ với cha. Cha nhẹ nhàng với con gái bao nhiêu thì nghiêm khắc với con trai bấy nhiêu. Hễ lần nào tôi đi học luyện thi về là cha hỏi han từng li từng tí: “Hôm nay con học môn gì? Con có tiếp thu được không?..”. Tất nhiên, tôi khó chịu ra mặt, trả lời qua loa đôi chút. Lúc cha chưa về, mẹ chẳng bao giờ xét nét tôi như thế.

Tóm tắt đoạn trích trên