K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)             Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2: (5.0 điểm)             Cảm nhận tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau:     Gà eo óc gáy sương năm trống,    Hòe phất phơ lung giậu bốn bên.        Khắc...
Đọc tiếp

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2: (5.0 điểm)

            Cảm nhận tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau:

    Gà eo óc gáy sương năm trống,

   Hòe phất phơ lung giậu bốn bên.

       Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

   Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

   Gương gượng soi lệ lại châu chan.

       Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”

(Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác: Đặng Trần Côn,

bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục)

21
15 tháng 5 2021

Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:

+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.

+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.

+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Phản đề:

+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.

+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

            Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và tác giả, dịch giả.

a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):

- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.

b. Dịch giả:

- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):

+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc.

+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm

c. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.

- Triều đình cất quân đánh dẹp.

" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

d. Đoạn trích

- Vị trí: từ câu 9 – câu 16 trong đoạn trích sách giáo khoa.

2. Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích.

a. Cảm nhận ngoại cảnh (câu 9 – 16)

- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”: “eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.

-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài

- Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

-> Báo hiện đã hết một ngày dài: “phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt.

-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.

=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.

=> Đau khổ trong vô vọng

=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:

- Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.

- Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.

-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.

b. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)

- Gương đốt hương:

+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng

+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.

-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.

- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.

-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:

+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng

+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.

-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.

=> Người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.

- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:

+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:

·         Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận.

·         Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp.

·         Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.

=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.

=> Càng cô đơn, tủi thân

-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:

+ Dây đàn bị đứt

+ Phím đàn bị chùng

-> Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.

=> Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.

=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.

15 tháng 5 2021

answer-reply-image

answer-reply-image

Mong Add Chấm Ạk

I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.

15 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

BÀI NÀY TRƯỚC MÌNH CÓ LÀM RỒI !! CHÚC BẠN HỌC TỐT

17 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ truyện "Truyền kì mạn lục".Một tác phẩm được đánh giá là áng thiên cổ kì bút của văn học nước nhà.Trong tác phẩm thì "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có ý nghĩa nhất ca ngợi sự dũng cảm kiên cường chống lại cái ác đến cùng,trừ hại cho dân. Và nhân vật Ngô Tử Văn chính là hình ảnh của sự dũng cảm kiên cường ấy.

"Truyện chức phán sự đền Tản Viên nằm trong tập "Truyền kì mạn lục '' .Được viết bằng chữ Hán vào khoảng thế kỉ XVI gồm 20 truyện.đây là một sáng tác văn học vô cùng lớn với sự gia công hư cấu,sáng tạo chau truốt.Đem đến cho chúng ta một cái nhìn về xã hội phong kiến.Nổi bật lên trong câu chuyện là hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn.Một người dũng cảm kiên cường chống lại cái xấu,cái ác để bảo vệ con người.

Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm "Chuyện chức người phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ là người trung thực ngay thẳng đại diện cho cái thiện và công lý ở đời. Nguyễn Dữ là một nhà nho xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Những câu chuyện của ông đều nhằm tố cáo xã hội phong kiến mà ông đang sống. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả. Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai. Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất. Trước khi trong chiến tranh có một tên tướng giặc bị giết chết tại nước ta. Sau khi hắn chết biến thành ma thành quỷ đóng ở đền trên đất nước ta để hoành hành, tác quái với người dân hiền lành lương thiện. Ai cũng sợ hắn rồi tránh né không dám lại gần, nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại anh đàng hoàng đĩnh đạc tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo gọn gàng ra đốt đền để cho tên quỷ tướng giặc không còn chỗ trú ẩn nữa. Hành động của Ngô Tử Văn làm mọi người sợ hãi, ai cũng lo lắng cho tính mạng của anh nhưng Ngô Tử Văn không sợ gì cả bởi anh tin người tốt làm việc đúng không sợ những kẻ xấu xa gian ác. Hành động của Ngô Tử Văn là hành động của người ngay thẳng muốn tiêu diệt tận gốc cái xấu cái ác trong cuộc sống trừ hại cho người dân lao động, mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên. Khi không còn đền nữa thì hồn ma tướng giặc không có chỗ ẩn nấp để quấy nhiễu dân lành. Dù kẻ ác là hồn ma, là quỷ có nhiều phép biến hóa khiến cho những người dân thường phải hoảng sợ trước phép thuật của hắn nhưng Ngô Tử Văn không sợ, dù là thế giới thật hắn cũng bị Ngô Tử Văn giết chết, thì khi là mà hắn có biến hóa ra sao bản chất xảo quyệt thế nào cũng không làm Ngô Tử Văn nao núng. Xuyên suốt tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" người đọc cảm nhận được rằng Ngô Tử Văn là người cương trực cứng cỏi, luôn đứng lên bênh vực công lý lẽ phải. Hồn ma của tên giặc chỉ là một kẻ ác, gian trá xảo quyệt mà thôi. Dù hắn có dùng thế lực quyền phép của mình làm cho Ngô Tử Văn bị ốm rồi bắt hồn chàng xuống dưới cửa Diêm Vương để cho Diêm Vương xử tội thì Ngô Tử Văn cũng không sợ. Thái độ bình tĩnh của Ngô Tử Văn khi đi qua những quan sai, quỷ thần ở âm tào địa phủ khiến người đọc phải nể phục một con người ngay thẳng, kiên định với việc mình làm không sợ điều gì cả. Ngay cả khi đứng trước mặt Diêm Vương hồn ma tướng giặc kết tội Ngô Tử Văn thì Ngô Tử Văn cũng không sợ chàng đã bảo vệ quan điểm của mình, vạch tội của hồn ma tướng giặc một cách chắc chắn, bằng chứng rõ ràng đanh thép, khiến Diêm Vương phải tha chết cho anh và sau đó, Ngô Tử Văn được đề cử làm chức phán sự đền Tản Viên lo giải quyết những vụ án kiện tụng của người dân. Nhân vật Ngô Tử Văn luôn là người biết mình biết người, anh biết hành động của kẻ xâm lược sự bình yên của nước khác là sai. Khi hắn chết không chịu siêu thoát mà còn vương vấn thành ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống bình yên của người dân. "Hắn có thực là tay hung hãn có thể giao vạ cho tôi không?" Với những bằng chứng đanh thép Ngô Tử Văn đã chứng minh được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải thua trong bẽ bàng. Ngô Tử Văn khi đứng trước kẻ thù luôn kiên cường không khoan nhượng, không sợ uy quyền, cũng không sợ chết nên anh không sợ những lời buộc tội của hồn ma tên tướng giặc. Hắn là một kẻ ác, một người sống từ khi hắn chưa chết cho tới lúc chất vấn là hồn ma xấu. Trước cái xấu cái ác trong cuộc sống tại sao chúng ta phải sợ, dù chúng có nhiều quyền phép và sức mạnh, dù chúng có nhiều thủ đoạn âm mưu bất chính thì chúng cũng luôn là những kẻ xấu, tại sao cái thiện lại phải sợ cái ác. Nhờ tính cách ngay thẳng khẳng khái kiên định của Ngô Tử Văn nên chàng đã chiến thắng trên mọi trận địa dù là ở dương gian hay ở dưới âm tào địa phủ. Tình hình càng nguy hiểm thì tính cách kiên cường thẳng thắn của Ngô Tử Văn càng được phát huy. Ngay cả khi bị quan sai quỷ thần lôi đi , đứng trước pháp luật của Âm Phủ Ngô Tử Văn càng tỏ rõ sự bình tĩnh khí phách của mình. Anh không sợ gì cả một người luôn ngay thẳng càng dũng cảm khi đối diện với cái chết của mình bởi anh không sợ, không làm gì sai mà phải hoảng sợ khúm núm trước quyền uy. Những điều Ngô Tử Văn làm đều vì cuộc sống bình yên của người dân của số đông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ thể hiện bút pháp tả thực kết hợp với những chi tiết hoang tưởng kỳ ảo làm hấp dẫn người đọc. Truyện có nhiều kịch tính chi tiết hấp dẫn người đọc. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác.

I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

14 tháng 5 2021

Thế giới xung quanh vô cùng bao la và rộng lớn . Có những cánh đồng xanh mướt , những toà nhà cao tầng.....

14 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.

Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên. 

Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.

Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”

Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.

Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”

Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:

“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:

“Vẻ chi một tấm hồng nhan
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”

Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:

“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.

Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.

Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc. 

18 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.   Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:   “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”   Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên.    Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.   Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:   “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”   Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.   Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:   “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song”   Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:   “Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.   Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:   “Vẻ chi một tấm hồng nhan Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”   Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:   “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non”   Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:   “Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”   Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.   Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.   Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:     Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.      Mẹ già phơ phất mái sương, Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.      Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.      Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.      Này một thân nuôi già dạy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tình gia thất nào ai chẳng có,

Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.

     Mẹ già phơ phất mái sương,

Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.

     Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

     Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam

Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

     Nhớ chàng trải mấy sương sao,

Xuân từng đổi mới đông nào còn dư.

   (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Những khúc ngâm chọn lọc, Tập 1, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc, giới thiệu,

Biên thảo, chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987, tr.44-45)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?

Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ được dùng để miêu tả về mẹ già, con thơ.

Câu 4. Anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ sau:

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất nào?

Câu 6. Đoạn trích gợi cho anh/chị tình cảm, suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội xưa?

6
14 tháng 5 2021

cả 2 đều sai

18 tháng 5 2021

Caau1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát. 

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;

Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Còn thơ măng sữa, /  Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.

Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:

- Đảm đang, tần tảo.

- Giàu đức hi sinh.

Câu 6:

- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.

-> Tình cảm, suy nghĩ:

+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.

+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.

17 tháng 5 2021

câu 1 :

Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay viết về cha mẹ như:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kinh́ cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.

Người mẹ là người cùng ta thực hiện mơ ước cuả ta mẹ luôn hy sinh bản thân minh̀ để cho con cómột cuộc sống tốt đẹp hơn 

 

 

18 tháng 5 2021

Câu 1

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình càm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè,..

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là loại tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

2. Thân bài:

* Khái quát chung thế nào là tình mẫu tử:

+ Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con

+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc

*  Bình luận về tình mẫu tử:

+  Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

+  Tình mẫu tử đối với mỗi người:

- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

+  Vai trò của tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

* Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

3. Kết bài

Đưa ra cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

1.   Mở Bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

2.   Thân Bài

a. Hai câu thơ đầu
-  Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
-  Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.

b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
-  Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
-  Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.

c. Bốn câu cuối
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
-  Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
- Giọng điệu xót xa, đau đớn.

3.   Kết Bài
-  Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
- Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)            Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:          MẸ VÀ QUẢ Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng​ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

           Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi:

         MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng​

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 điểm)    

Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 điểm)

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 điểm)

Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi -  Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 điểm)

32
17 tháng 5 2021

câu 1:chủ đề cuả bài thơ là:sự nhận thưć cuả người con về công ơn cuả mẹ

câu 2 :phép điệp trong khổ thơ 1 là:những muà quả

phép đối:lũ chúng tôi lớn lên-bí và bầu lớn xuống

câu 3:

chữ "quả"mang ý nghiã tả thực:dòng 1 và dòng 3 cuả khổ đâù.

chữ "quả"mang ý nghĩa biểu tượng:dòng 1 và dòng 4 cuả khổ cuối.

câu 4:nghĩa cuả cuṃtừ quả non xanh :chưa đến độ chín ,chưa trưởng thành;chưa làm được nhưng điều xưng đáng với sự mong đợi cuả mẹ,chưa thanh̀ người tốt. 

II. Làm văn (7,0 điểm)          Anh/chị hãy thuyết minh đoạn trích sau:                 Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,        Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen                     Ngoài rèm thước chẳng mách tin     Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?                   Đèn có biết dường bằng chẳng biết             Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi                    Buồn rầu nói chẳng nên lời    ...
Đọc tiếp

II. Làm văn (7,0 điểm)

         Anh/chị hãy thuyết minh đoạn trích sau:

                Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

       Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

                    Ngoài rèm thước chẳng mách tin

    Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

                  Đèn có biết dường bằng chẳng biết

            Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

                   Buồn rầu nói chẳng nên lời

     Hoa đèn kia với bóng người khá thương

                  Gà eo óc gáy sương năm trồng

                  Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

                             Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu đằng đặng tựa miền biển xa

                        Hương gượng đất hồn đà mê mải

                         Gương gượng soi lệ lại châu chan

                              Sắt cầm gượng gáy ngôn đàn

          Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng.

(Trích Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,

Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.87)

14
13 tháng 5 2021

Chinh phụ ngâm nguyên văn bằng chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Bản Nôm hiện hành, nhiều ý kiến thống nhất, là của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước cảnh chiến tranh liên miên đầu thế kỉ XVIII, cảm động trước thời thế, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm. Qua nỗi niềm và tâm trạng cô đơn, tủi hờn của người chinh phụ, tác phẩm đã nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Bản dịch đã thể hiện tài năng của tác giả và dịch giả trong việc thể hiện những trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế và phức tạp của người vợ nhớ chồng.

Về bản dịch Chinh phụ ngâm hiện có tất thảy bảy bản dịch và phỏng dịch bằng các thể song thất lục bát (bốn bản) và lục bát (ba bản) của các dịch giả : Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Bạch Liên Am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh, nhưng chưa biết bản dịch nào của ai. Riêng bản dịch thành công nhất và được phổ biến rộng rãi xưa nay, thể song thất lục bát, 412 câu (bản in chữ Nôm cũ hiện còn (1902, AB26), hoặc 408 câu (một bản khác lưu tại thư viện Pa-ri) có người cho là của Đoàn Thị Điểm, có người cho là của Phan Huy Ích.

So bản dịch của bà với bản chữ nho thì thấy văn dịch rất sát nghĩa nguyên văn mà lời văn êm đềm, ảo não, rõ ra giọng một người đàn bà buồn bã, nhưng có vẻ thê lương hơn là vẻ đau đớn, không đến nỗi réo rắt, sầu khổ như giọng văn cung oán, thật là lời văn hợp cảnh vật. Bản dịch viết theo thể "song thất". Có nhiều đoạn đặt theo lối liên hoàn, những chữ cuối câu trên láy lại làm chữ đầu câu dưới, cứ thế đặt dài tới mấy câu, thật hợp với tình buồn liên miên không dứt của người chinh phụ.

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh quyền quý, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập công danh nơi yên ngựa và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm nỗi cô đơn lẻ loi, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và hạnh phúc lứa đôi ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ. Đoạn trích miêu tả tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng.

Đầu đời Cảnh Hưng, chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê Mạc đánh nhau đến Trịnh Nguyễn kéo dài cuộc phân tranh, đất nước chia làm hai nửa dưới cái ngai vàng mục ruỗng, rồi khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh nồi da nấu thịt, loạn li chinh chiến, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất thối nát, bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến và nỗi đau khổ của con người những nạn nhân của chế độ xã hội ấy. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều nho sĩ. Nhiều bản dịch Chinh phụ ngâm ra đời, trong đó bản dịch được cho là của Đoàn Thị Điểm là bản dịch thành công hơn cả vì dịch giả đã gặp được ở đó sự đồng cảm sâu sắc.

Hình tượng nổi bật của Chinh phụ ngâm là hình tượng người chinh phụ héo mòn trong trông ngóng chờ đợi. Người chinh phụ hiện lên trong khúc ngâm với ước vọng công hầu và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Nho gia, người phụ nữ quý tộc phong kiến cũng từng mong ước, tự hào về hình ảnh một người chồng dũng mãnh :

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao

Thế nhưng sau những ngày mỏi mòn chờ chồng trong tuyệt vọng, nàng rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng và cất lời oán trách. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi.

Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn chỉ là tâm trạng của nhân vật trữ tình người chinh phụ. Khúc ngâm được phát triển theo mạch tâm trạng và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bao quát được những trạng thái tâm trạng của người chinh phụ. Nội tâm đầy biến động được diễn tả qua những từ ngữ chỉ ngoại hình, tả hành động, tả việc làm của người chinh phụ. Người thiếu phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh vẫn vô tư trang điểm má hồng để lên lầu biếc ngắm cảnh xuân, chỉ khi ngắm màu dương liễu mới bừng tỉnh và nhận ra cảnh ngộ cô đơn của mình ; còn người chinh phụ này luôn chìm đắm trong nỗi cô đơn. Sự trông đợi mỏi mòn và vô vọng đã khiến nàng trễ nải cả việc điểm phấn tô son, công việc quan trọng nhất của người phụ nữ nơi gác tía lầu son như nàng :

Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng,
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo.

Nỗi đau buồn của người thiếu phụ trong cảnh đợi chồng đi chiến trận đã khiến nàng mất hết sức lực, như người mộng du trong ngôi nhà của mình :

Há như ai hồn say bóng lẫn,
Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không.

Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Với việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài, tác giả đã lột tả được trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm của người thiếu phụ. Người thiếu phụ hiện lên với vẻ mệt mỏi và buông xuôi, nỗi cô đơn đã giày vò cả tâm thần và thể xác của người thiếu phụ khiến nàng nhạt phấn phai hương. Nỗi cô đơn bao trùm cả lên không gian và thời gian, ngày và đêm. Trong và ngoài căn phòng đều tràn ngập nỗi cô đơn. Chỉ có người thiếu phụ đối diện ngọn đèn, tình cảnh lẻ loi càng hiện rõ hơn. Cái vẻ lẻ loi tội nghiệp ấy hiện lên thật rõ ràng với hình ảnh :

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc. Puskin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình. Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Ngọn đèn chỉ là vật vô tri vô giác, "có biết dường bằng chẳng biết" :

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Cảnh vật không san sẻ mà cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò :

Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Dịch giả đã sử dụng rất hợp lí những từ ngữ thuần Việt với những chữ như "eo óc", "phất phơ", những từ ngữ ấy dùng để tả cảnh nhưng đã chuyển tải được nỗi cô độc, buồn sầu của người thiếu phụ. Nó vừa gợi hình ảnh, vừa gợi tâm trạng. Dáng hoè phất qua bên nọ bên kia gợi nên hình ảnh người chinh phụ vật vã trong nhớ nhung giữa đêm khuya lẻ loi. Đếm từng khắc thời gian trôi đi chậm chạp, nhìn xung quanh thì bốn phía chỉ là cây hòe rủ bóng, nàng chìm ngập trong nỗi cô đơn. Khi chờ đợi bao giờ thời gian cũng rất dài. Thuý Kiều trong tâm trạng đợi chờ Kim Trọng :

Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !
Giống như tâm trạng người chinh phụ chờ chồng :
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa.

Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công nhưng trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII. Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa.

Dịch Chinh phụ ngâm, dịch giả đã chọn thể thơ song thất lục bát, một thể thơ dân tộc có khả năng lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật, nhất là tâm trạng buồn đau, sầu muộn. Dịch giả đã dịch rất thanh thoát nội dung của nguyên tắc, thể hiện chân thực nỗi buồn của người thiếu phụ phương Đông, mãnh liệt, da diết nhưng kín đáo. Chinh phụ ngâm đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc. Với tác phẩm này, tiếng Việt đã chứng minh khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm một cách sâu sắc, tinh tế. Với tấm lòng thương yêu và sự cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, tác giả và dịch giả cất lên tiếng kêu nhân đạo, tiếng kêu phản đối chiến tranh phi nghĩa. Thái độ phản chiến tuy không bộc lộ trực tiếp song lại rất mạnh mẽ. Chiến tranh đã cướp đi của con người hạnh phúc và tuổi trẻ, thậm chí cả mạng sống. Vì một cuộc chiến, có biết bao người vợ phải xa chồng, phải giam mình trong nỗi cô đơn, buồn tủi như người chinh phụ kia. Có người đón chồng trở về khi tóc đã pha sương, nhưng đó còn là may mắn. Có người đau xót đón tin chồng không trở về sau những ngày mỏi mòn trông đợi.

"Vì ai gây dựng cho nên nỗi này" là lời oán thán nặng nề nhất trong Chinh phụ ngâm, lời ai oán không mạnh mẽ nhưng uất ức và oán trách. Đó là một trong những giá trị của Chinh phụ ngâm. Nhưng cao hơn cả, tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc, một lần nữa, những khao khát hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lại được ủng hộ. Đề tài về thân phận người phụ nữ lại được góp thêm một tiếng nói mới đầy sức mạnh nhân văn..

14 tháng 5 2021

    Chinh phụ ngâm nguyên văn bằng chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Bản Nôm hiện hành, nhiều ý kiến thống nhất, là của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước cảnh chiến tranh liên miên đầu thế kỉ XVIII, cảm động trước thời thế, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm. Qua nỗi niềm và tâm trạng cô đơn, tủi hờn của người chinh phụ, tác phẩm đã nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Bản dịch đã thể hiện tài năng của tác giả và dịch giả trong việc thể hiện những trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế và phức tạp của người vợ nhớ chồng.

Về bản dịch Chinh phụ ngâm hiện có tất thảy bảy bản dịch và phỏng dịch bằng các thể song thất lục bát (bốn bản) và lục bát (ba bản) của các dịch giả : Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Bạch Liên Am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh, nhưng chưa biết bản dịch nào của ai. Riêng bản dịch thành công nhất và được phổ biến rộng rãi xưa nay, thể song thất lục bát, 412 câu (bản in chữ Nôm cũ hiện còn (1902, AB26), hoặc 408 câu (một bản khác lưu tại thư viện Pa-ri) có người cho là của Đoàn Thị Điểm, có người cho là của Phan Huy Ích.

Hình tượng nổi bật của Chinh phụ ngâm là hình tượng người chinh phụ héo mòn trong trông ngóng chờ đợi. Người chinh phụ hiện lên trong khúc ngâm với ước vọng công hầu và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Nho gia, người phụ nữ quý tộc phong kiến cũng từng mong ước, tự hào về hình ảnh một người chồng dũng mãnh :

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao

Thế nhưng sau những ngày mỏi mòn chờ chồng trong tuyệt vọng, nàng rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng và cất lời oán trách. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi.

Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn chỉ là tâm trạng của nhân vật trữ tình người chinh phụ. Khúc ngâm được phát triển theo mạch tâm trạng và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bao quát được những trạng thái tâm trạng của người chinh phụ. Nội tâm đầy biến động được diễn tả qua những từ ngữ chỉ ngoại hình, tả hành động, tả việc làm của người chinh phụ. Người thiếu phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh vẫn vô tư trang điểm má hồng để lên lầu biếc ngắm cảnh xuân, chỉ khi ngắm màu dương liễu mới bừng tỉnh và nhận ra cảnh ngộ cô đơn của mình ; còn người chinh phụ này luôn chìm đắm trong nỗi cô đơn. Sự trông đợi mỏi mòn và vô vọng đã khiến nàng trễ nải cả việc điểm phấn tô son, công việc quan trọng nhất của người phụ nữ nơi gác tía lầu son như nàng

 

Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng,
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo.

Nỗi đau buồn của người thiếu phụ trong cảnh đợi chồng đi chiến trận đã khiến nàng mất hết sức lực, như người mộng du trong ngôi nhà của mình :

Há như ai hồn say bóng lẫn,
Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không.

Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Với việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài, tác giả đã lột tả được trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm của người thiếu phụ. Người thiếu phụ hiện lên với vẻ mệt mỏi và buông xuôi, nỗi cô đơn đã giày vò cả tâm thần và thể xác của người thiếu phụ khiến nàng nhạt phấn phai hương. Nỗi cô đơn bao trùm cả lên không gian và thời gian, ngày và đêm. Trong và ngoài căn phòng đều tràn ngập nỗi cô đơn. Chỉ có người thiếu phụ đối diện ngọn đèn, tình cảnh lẻ loi càng hiện rõ hơn. Cái vẻ lẻ loi tội nghiệp ấy hiện lên thật rõ ràng với hình ảnh

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc. Puskin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình. Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Ngọn đèn chỉ là vật vô tri vô giác, "có biết dường bằng chẳng biết" :

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Cảnh vật không san sẻ mà cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò :

Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Dịch giả đã sử dụng rất hợp lí những từ ngữ thuần Việt với những chữ như "eo óc", "phất phơ", những từ ngữ ấy dùng để tả cảnh nhưng đã chuyển tải được nỗi cô độc, buồn sầu của người thiếu phụ. Nó vừa gợi hình ảnh, vừa gợi tâm trạng. Dáng hoè phất qua bên nọ bên kia gợi nên hình ảnh người chinh phụ vật vã trong nhớ nhung giữa đêm khuya lẻ loi. Đếm từng khắc thời gian trôi đi chậm chạp, nhìn xung quanh thì bốn phía chỉ là cây hòe rủ bóng, nàng chìm ngập trong nỗi cô đơn. Khi chờ đợi bao giờ thời gian cũng rất dài. Thuý Kiều trong tâm trạng đợi chờ Kim Trọng :

Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !
Giống như tâm trạng người chinh phụ chờ chồng :
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa.

Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công nhưng trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII. Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa.

      Chinh phụ ngâm là lời ai oán không mạnh mẽ nhưng uất ức và oán trách. Đó là một trong những giá trị của Chinh phụ ngâm. Nhưng cao hơn cả, tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc, một lần nữa, những khao khát hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lại được ủng hộ. Đề tài về thân phận người phụ nữ lại được góp thêm một tiếng nói mới đầy sức mạnh nhân văn..