Đặt một câu cân mang nghĩa gốc chuyển
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ hay viết về đề tài quê hương, đất nước. Cây bút tài hoa Nguyễn Đình Thi đã lựa chọn thể thơ lục bát để khắc họa nên phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Mỗi câu thơ khiến không chỉ bản thân em mà người đọc như được chìm đắm trong kí ức về tuổi thơ, về hình ảnh thân thương quen thuộc của quê hương xứ sở. Những điều tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt” hiện lên thật sinh động, rõ nét. Đi kèm với những điều thân thuộc là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù không quản ngại gian khó, nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Với tình yêu quê hương nồng nàn, tác giả còn kể cho người đọc câu chuyện về truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam nhỏ bé luôn phải kiên cường chống âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm. Và dù trải qua bao năm tháng thăng trầm, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Lớp lớp anh hùng đã xuất hiện, đứng lên lãnh đạo nhân dân, bảo vệ đất nước. Cách truyền tải thông điệp về niềm tự hào dân tộc ấy thật đặc biệt nhưng cũng rất giản gị, chân chất. Nhà thơ tiếp tục viết về những phẩm chất tốt đẹp, về tinh thần kiên cường, bất khuất và những đau thương của con người Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh nào, người Việt Nam luôn tình nghĩa, thủy chung, sắt son. Chi tiết "tay người như có phép tiên” nói về bàn tay lao động chăm chỉ của nhân dân tự tạo nên những vật chất, của cải... Niềm tự tôn dân tộc lúc này được nhà thơ bộc lộ qua sự cảm phục, yêu mến và tự hào đối với đôi bàn tay khéo léo, đầy tài hoa của những con người lao động chân chất, thật thà. Chỉ ai có niềm tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam mới có thể viết nên áng thơ hay như Việt Nam quê hương ta.
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả Vũ Đình Liên về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.
Bài thơ là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng.
Một đời áo nâu của Nguyễn Văn Song là một bài thơ xúc động, ý nghĩa về sự hy sinh của mẹ. Người mẹ trong bài thơ vừa có nét chung, rất giống với bao bà mẹ Việt Nam khác, lại có nét riêng, đặc trưng chỉ có trong thơ và cảm nhận của Nguyễn Văn Song.
Người mẹ trong bài thơ này gắn liền với hình ảnh mộc mạc, giản dị, suốt một đời với chiếc áo nâu sòng cũ bạc, nhuốm mùi mồ hôi và mùi sương gió của cuộc đời. Chiếc áo nâu là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người Việt và nó cũng là biểu tượng của những người nông dân. Trên trang thơ của Nguyễn Văn Song hình ảnh người mẹ hiện lên qua chi tiết: “một đời mẹ mặc áo nâu” thật thân quen và gần gũi. Chiếc áo ấy giống với màu của đất và của sương gió cuộc đời. Áo nâu chẳng những bạc phai mà còn sờn rách, điều đó đã phản ánh một cuộc đời vất vả, lam lũ, đói nghèo của mẹ. Trong những dòng thơ là sự chua xót, đau đớn vô cùng của đứa con thương mẹ. Chiếc áo nâu ấy trở đi trở lại là biểu tượng của mẹ khi thì áo nâu bạc, khi thì áo nâu gầy. Thấp thoáng thấy chiếc áo ở đâu là thấy mẹ ở đó.
Phép so sánh được sử dụng thật đắt trong hình ảnh: “Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”. Gợi ra sự hy sinh cao cả của tình mẹ, lặng thầm, bền bỉ giống như dòng sông bồi đắp phù sa cho đất mẹ, cho cây trái. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ là tiếng thở dài chua xót của con khi mẹ đã đi về với trăm năm, chiếc áo nâu giờ đây cất gọn gàng để theo mẹ về cõi phật.
Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của một người mẹ lam lũ, vất vả cả một đời. Đằng sau đó thấp thoáng là đứa con với sự xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời của mẹ. Đó còn là sự biết ơn, trân trọng, là sự xúc động đến nghẹn ngào, sự mất mát đến đau thương khi không còn mẹ trên cõi đời: “Thôi đành nhờ cả khói sương/ áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi”.
“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”, qua bài thơ mỗi chúng ta đều biết ơn, trân quý sự hy sinh cao cả của mẹ. Cố gắng giữ trọn đạo hiếu để báo đáp tình mẹ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi chúng ta vẫn còn có mẹ trên cuộc đời này. Vì thế hãy luôn yêu thương, biết ơn mẹ, hãy làm tất cả những gì có thể để làm mẹ vui lòng.
Ông mặt trời đỏ đang nhô lên phía chân trời.
Sắp xếp hai đội đó đá với nhau quả là một trận bóng không cân sức.