K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11

sos cứu tuiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii tr lời hô tui câu này với

Văn Công Hùng vô cùng coi trọng những câu chữ, những tác phẩm và muốn biến nó trở nên hoàn hảo nhất. Đối với con chữ, ông không ngại bỏ ra thời gian để chiêm nghiệm từng vẻ đẹp trong đó.

Vậy nên, trong các tác phẩm của ông ta đều cảm nhận được sự tinh tế, chau chuốt và tỉ mỉ. Cái ông nhìn nhận là gốc rễ của vấn đề và sự việc, chứ không phải là vẻ bề ngoài mà người ta muốn chúng ta thấy. 

Tuy nhiên, bài thơ, câu chữ của ông vẫn ẩn chứa sự lãng mạn. Đó là sự rèn luyện và con người được bồi dưỡng từ lâu. Vậy nên ta không hề cảm thấy sự cứng nhắc nhàm chán, mà sự mượt mà ẩn giấu phía sau con chữ là thứ người đọc yêu mến. 

Đây e nhé! Chúc e học tốt!

I. Đọc hiểu (6.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:   Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (6.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

 Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

 Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

(Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được”.

Câu 4. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?

Câu 5. Chi tiết “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em hiểu gì về Lộc?

Câu 6. Thông điệp ý nghĩa nhất với em từ văn bản trên là gì? Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? 

II. Làm văn (4.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sau:

Trưa hè gió thổi

Hoa phượng lung lay

Cánh hoa rụng bay

Như bầy bướm lượn

Tiếng ve ca rộn

Nghe như tiếng đàn

Trưa hè liên hoan

Hoa bay, ve hát.

                               (Trần Đăng Khoa)

Phần làm văn thì mình lấy bài để tham khảo thôi ah, còn nếu thấy mình có trả lời phần đọc hiểu thì các bạn đối chiếu bài của mình với đáp án là được. Chúc bạn học tốt nha.

0

khó quá mình không giả được

Tớ yêu cậu 

có nhé bn

 

4 tháng 11

Có c oii

5 tháng 11

 Bài thơ Cô giáo lớp em của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh là một tác phẩm xúc động, viết về tình cảm yêu thương và sự tận tụy của cô giáo dành cho các học sinh nhỏ. Bằng những lời thơ giản dị và trong sáng, bài thơ giúp người đọc cảm nhận rõ tấm lòng của người giáo viên – như một người mẹ thứ hai, luôn chăm sóc, dạy dỗ và dẫn dắt học trò trên con đường tri thức. Đọc bài thơ, em cảm nhận được sự thân thương, gần gũi và thấm thía công lao của người cô giáo dành cho các bạn học sinh.

 Bài thơ thể hiện rõ tình cảm đặc biệt của cô giáo dành cho lớp học, như tình yêu thương mà một người mẹ dành cho con. Tác giả khéo léo xây dựng hình ảnh cô giáo đến lớp từ sáng sớm, chuẩn bị mọi thứ cho buổi học và chăm chút cho từng bạn học sinh. Hình ảnh cô giáo là hiện thân của sự dịu dàng, kiên nhẫn và bao dung, không chỉ làm nhiệm vụ mà còn dành tình yêu thương chân thành cho các em – những mầm non đang lớn lên. Em cảm thấy xúc động trước tấm lòng tận tụy của cô giáo và nhận ra công ơn lớn lao của thầy cô trong hành trình trưởng thành của mình.

 Ngôn từ của bài thơ trong sáng, giản dị, phù hợp với tâm hồn tuổi thơ, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận tình cảm mộc mạc mà chân thành. Những hình ảnh trong thơ như "cô đến trường sớm," "bàn tay cô dịu dàng" đã vẽ nên hình ảnh cô giáo đầy tận tụy. Nhịp thơ nhẹ nhàng, âm điệu dịu êm như lời tâm sự, lời kể, khiến người đọc thêm thấm thía tình cảm mà tác giả gửi gắm. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh được sử dụng tinh tế, giúp làm nổi bật hình ảnh cô giáo với tấm lòng bao la, tràn đầy yêu thương. Nhờ vậy, bài thơ dễ đi vào lòng người đọc và gợi lên những cảm xúc sâu lắng về tình thầy trò.

Bài thơ Cô giáo lớp em của Nguyễn Xuân Sanh là một tác phẩm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương và sự biết ơn đối với thầy cô. Qua bài thơ, em hiểu thêm giá trị của sự hy sinh, tận tụy của người thầy, giúp chúng ta thành nhân, thành tài. Bài thơ đã mang đến cho em bài học về lòng biết ơn và sự trân trọng dành cho thầy cô – những người lái đò thầm lặng trên dòng sông tri thức. Đây là thông điệp quý giá, nhắc chúng ta luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của những người đã dìu dắt mình trưởng thành.

3 tháng 11

lên mạng á!

5 tháng 11

bài này lớp 6 học r mà sao đây lớp 9 zậy

5 tháng 11

Bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy mang chủ đề ca ngợi vẻ đẹp, sức sống và phẩm chất kiên cường của cây tre – biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam. Qua hình ảnh cây tre, tác giả muốn khắc họa tinh thần bất khuất, giản dị, bền bỉ của người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ nằm ở việc sử dụng hình ảnh tre một cách biểu tượng, kết hợp ngôn từ giản dị mà sâu sắc, dễ đi vào lòng người. Các biện pháp nhân hóa và so sánh làm nổi bật vẻ đẹp của cây tre, khiến người đọc cảm nhận được tre như một người bạn, một người đồng chí gắn bó. Bài thơ cũng mang đến bài học về sự kiên trì, đoàn kết, sẵn sàng đối mặt thử thách và bảo vệ đất nước – phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam. Qua đó, tác phẩm khơi gợi niềm tự hào về truyền thống bất khuất, giúp chúng ta thêm yêu quê hương và trân trọng giá trị văn hóa dân tộc.