tả quê hương của em có 1 câu tục ngữ tick cho 1 bạn nhanh nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Câu ca dao đó nói đến cảnh đẹp của xứ Nghệ và đó cũng chính là quê hương em. Quê em có dòng sông Lam hiền hòa, nước trôi lững lờ. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú với những bãi ngô xanh mướt. Phía xa xa là núi Hồng Lĩnh như bức tường thành bảo vệ dân làng. Quê em không có những ngôi nhà khang trang mà chỉ có những ngôi nhà ngói đỏ nằm xem giữa những vườn cây tươi tốt. Tuy cuộc sống còn lam lũ và khó khăn nhưng người dân ở đây đều hiền lành, dễ mến. Vào kỳ nghỉ hè, em thường được mẹ đưa đến bờ đê chơi vào buổi chiều vì phong cảnh ở đây rất đẹp. Em rất yêu quê hương của mình.
============uma=========== mãi iu====
Quê em nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, nơi có nhiều hải sản và đảo Yến, có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm.
Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã Ninh Hoà với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ Dinh để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển. Và mọi người hãy dạo chơi ở Dốc Lết, mũi Hòn Khói, nơi cực Đông của Tổ quốc. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em
tui nè:))
Nếu cậu đang cold đơn thì... tui có vài bộ đam hay hay cho cậu đọc đó, đỡ chán ( ͡° ͜ʖ ͡°)
Tham khảo ạ !!
Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.
Tham khảo !
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là biện pháp tu từ so sánh ở chỗ " Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là làm nổi bật được âm thanh êm ái, nhẹ nhàng, trầm bổng tự như tiếng hát. Đồng thời thể hiện được sự nên thơ và kỳ ảo của thiên nhiên hoang dã. Khiến ta cảm nhận được thái độ của tác giả: trân trọng, ngợi ca và yêu thích âm thanh của tự nhiên. Mong muốn mọi người, nhất là những đứa trẻ có thể rời xa mọi khói bụi nhà máy, rời xa công nghệ hiện đại mà lại gần thiên nhiên, lắng nghe âm thanh trong trẻo ấy, cũng mong rằng chúng ta có thể bảo vệ cho thiên nhiên tươi đẹp, trồng cây gây rừng và phủ xanh đồi trọc... Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, giàu âm thanh, giàu sức gợi cảm và lôi cuốn người đọc người nghe.
b)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là biện pháp tu từ nhân hóa ở chỗ "Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa"; "Những cánh bướm rập rờn trôi trước gió". Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa là làm nổi bật sự thanh nhàn, chậm rãi của những chú trâu, sự xinh đẹp của những cánh bướm. "Nhân hóa" giúp cho hình ảnh của những con vật, đồ vật vô tri chở nên gần gũi và sinh động với người đọc, người nghe. Khiến chúng hiện lên như một con người thực thụ, biết suy nghĩ, biết hành động,... Tạo nên cách diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn, và gần gũi với đọc giả, thính giả.
Nếu tách câu văn: "Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ra khỏi văn bản "Cô Tô" , thì câu văn mắc lỗi gì? *
* Trả lời :
=> Nó sẽ mắc lỗi Thiếu Chủ ngữ
A : Hôm nay, mình được cô cho điểm mười.
B : Thế à? Môn gì thế?
A : Môn Văn.
B : Ôi cậu thật tuyệt! Cậu hãy chỉ cho mình cách học giỏi môn Văn nhé!
A : Đâu có gì khó chỉ là vốn từ ngữ và sự quan sát độc đáo sẽ giúp chúng a thêm phần tiến bộ hơn. Nhưng ...
B: Nhưng sao?
A : Nhưng theo mình vẫn nhờ vào sự kiên trì là nhiều nhất!
B : Nhờ sự kiên trì ư?
A : Đúng vậy, có kiên trì chịu khó chau chuốt chuốt kiến thức thì mới có được thành công.
B : Có lẽ cậu nói đúng! Mình cảm ơn nhiều.
A : Không có gì đâu!
a.Trích từ văn bản :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Tác giả Hồ chí Minh b.Nghị luận c."Lịch sử ta có nhiều...yêu nước của dân ta" d. truyền thống yêu nước của nhân dân ta vốn có từ ngàn đời.Đó là tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của ngoại xâm.Từ phụ nữ đên người già,trẻ em,trai tráng.Họ đoàn kết một lòng đánh giặc.Và lịch sử là tấm gương phản chiếu điều đó.Hình ảnh 2 Bà Trưng cưỡi voi,hình ảnh Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.Hình ảnh Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng....Tất cả trở thành làn sóng chống giặc cứu nước đi theo mọi thời đại.Đó là tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Từ "đứng ngồi" là một từ ghép đẳng lập trái nghĩa. Vì hai tiếng tạo nên từ đó là "đứng" và "ngồi", chúng trái nghĩa với nhau, ghép lại thành một từ có nghĩa và là một từ ghép đẳng lập trái nghĩa.
HT nha^^
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Câu ca dao đó nói đến cảnh đẹp của xứ Nghệ và đó cũng chính là quê hương em. Quê em có dòng sông Lam hiền hòa, nước trôi lững lờ. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú với những bãi ngô xanh mướt. Phía xa xa là núi Hồng Lĩnh như bức tường thành bảo vệ dân làng. Quê em không có những ngôi nhà khang trang mà chỉ có những ngôi nhà ngói đỏ nằm xem giữa những vườn cây tươi tốt. Tuy cuộc sống còn lam lũ và khó khăn nhưng người dân ở đây đều hiền lành, dễ mến. Vào kỳ nghỉ hè, em thường được mẹ đưa đến bờ đê chơi vào buổi chiều vì phong cảnh ở đây rất đẹp. Em rất yêu quê hương của mình.
Một giây, hai giây, ba giây…mặt trời đã nhô lên từ phía sau những rặng tre làng, cả bầu trời phía đông hừng lên ánh sáng vàng nhẹ dịu ngọt. Chao ôi! Quê hương em dưới ánh nắng mới đẹp đẽ làm sao, trên những tán lá giọt sương đọng lại long lanh như những hạt ngọc quý, những bông hoa dại ven đường dường như cũng tươi tắn, rực rỡ hơn khi ngày mới lại về. Xung quanh vang lên tiếng chim hót líu lo hòa cùng tiếng cười nói vui vẻ của người dân tạo nên bầu không khí náo nhiệt đầy hứng khởi. Khung cảnh làng quê yên bình, giản dị nhưng lại dễ dàng gợi lên cảm giác gần gũi, hạnh phúc trong em.
Câu đặc biệt: Chao ôi!