K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG   Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có: A. Đất-nước-không khí. B. Đất-nước-không khí-sinh vật. C. Đất-nước-không khí-trên cạn. D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật. Câu 2: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10 - 38,50C; 10,6 - 320C; 5 - 440C; 8 - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. C và B. B. C và A. C. B và A. D. C và D. Câu 3: Môi trường...
Đọc tiếp

CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Câu 1: Môi trường sống của sinh vật gồm có:

A. Đất-nước-không khí. B. Đất-nước-không khí-sinh vật.

C. Đất-nước-không khí-trên cạn. D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật.

Câu 2: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10 - 38,50C; 10,6 - 320C; 5 - 440C; 8 - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là:

A. C và B. B. C và A. C. B và A. D. C và D.

Câu 3: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái 

A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống, sinh sản của sinh vật.

D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Câu 4: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm 

A. tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. không khí, độ ẩm, ánh sáng, chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

Câu 5: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm 

A. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, động vật và con người.

B. sinh vật trong môi trường và những mối quan hệ giữa chúng với môi trường.

C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

D. sinh vật trong môi trường và những mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Câu 6: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

A. yếu tố hữu sinh.     B. yếu tố vô sinh.     C. các bệnh truyền nhiễm.   D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

Câu 7: Khoảng xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó loài sinh vật có thể sống, tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là:

A. Nơi ở. B. Vùng phân bố riêng. C. Giới hạn sinh thái.        D. Ổ sinh thái.

Câu 8: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt nhất.

    B. ở mức phù hợp để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. ở mức phù hợp giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

    D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển và chống chịu tốt nhất.

Câu 9: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với một số yếu tố này nhưng hẹp đối với một số yếu tố khác thì chúng sẽ có vùng phân bố

A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp.

 Câu 10: Nơi ở là

A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. địa điểm cư trú của các loài.

C. khoảng không gian sinh thái. D. nơi sống thuận lợi của sinh vật.

Câu 11: Một "không gian sinh thái" của một loài mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là: 

A. Nơi ở. B. Sinh cảnh. C. Giới hạn sinh thái.    D. Ổ sinh thái.

Câu 12: Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời và với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.

B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái.

C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái.

Câu 13: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 25 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 20C và cao hơn 440C cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 350C, khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C và cao hơn 420C cá bị chết. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Từ 20C đến 44 0C là giới hạn sống của cá chép về nhiệt độ.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn sinh thái rộng hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì khoảng thuận lợi hẹp hơn.

D. Từ 5,60C – 420C là giới hạn sinh thái của cá rô phi đối với nhiệt độ.

Câu 14: Có hai loài cá: loài cá cơm Engraulis encrasicholus phân bố chủ yếu ở vùng biển ôn đới châu Âu và loài cá miệng đục Chelmon rostatus sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Kết luận nào sau đây đúng về hai loài cá trên?

A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng ôn đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn.

B. Loài cá cơm hẹp nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng nhiệt đới nhiệt độ nước dao động mạnh hơn.

C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng ôn đới nhiệt độ nước khá ổn định.

D. Loài cá cơm hẹp nhiệt hơn loài cá miệng đục do vùng ôn đới có nhiều cá thể sinh sống nên làm nhiệt độ rất ổn định.

Câu 15: Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C, ta có bảng số liệu sau:

 

Loài

Nhiệt độ

Độ ẩm

Giới hạn trên

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Giới hạn dưới

A

42

26

60

80

B

28

10

30

50

C

32

15

45

75

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Loài A và C có cạnh tranh với nhau.       B. Loài A và B không cạnh tranh với nhau.

C. Loài B và C có cạnh tranh với nhau.         D. Giữa 3 loài đều có sự cạnh tranh qua lại với nhau.

QUẦN THỂ SINH VẬT

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?

A. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.

B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.

C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định.

D. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.

Câu 17: Xét các tổ chức sống

 (1) cá rô phi đơn tính ở trong hồ. (2) cá trắm cỏ trong ao.          (3) sen trong đầm.                (4) cây ở ven hồ.  

(5) rắn trên cánh đồng.                 (6) bèo hoa dâu trên mặt ao.  (7) voi ở khu bảo tồn Yokđôn. (8) tổ mối ở bờ đê.

 Trong số các tổ chức sống trên, có bao nhiêu tổ chức sống được gọi là quần thể?

A. 8.                          B. 7.                        C. 6.                        D. 5.

Câu 18: Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ

A. hỗ trợ hoặc đối kháng. B. hỗ trợ hoặc hội sinh.    C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh.  D. hỗ trợ hoặc hợp tác.

Câu 19: Những trường hợp nào sau đây biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

Ở cá sụn Chondrichthyes, ấu thể nở ra trước ăn trứng chưa nở, ấu thể khỏe ăn ấu thể yếu.

Loài cá Edriolychnus schmidti sống ở mức nước sâu, con đực thích nghi với lối sống kí sinh vào con cái.

Cá ép Echeneis bám vào cá mập để được vận chuyển đi xa.

Nấm cộng sinh với rễ cây thông giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng tốt hơn.

Cá vược Perca fluviatilis, khi điều kiện dinh dưỡng xấu, cá bố mẹ bắt cá con làm mồi.

A. (1), (2), (4), (5).          B. (1), (2), (3).          C. (1), (2), (5).       D. (2), (3), (5).

Câu 20: Những loài có sự phân bố cá thể theo nhóm là

A. các cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu sống trên các tán lá.

B. nhóm cây bụi mọc hoang dại, giun đất sống đông đúc ở nơi đất có độ ẩm cao.

C. đàn trâu rừng ở bãi lầy, chim hải âu làm tổ trên vách núi.

D. chim cánh cụt Hoàng đế ở Nam Cực, dã tràng cùng nhóm tuổi trên bãi triều.

Câu 21: Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi

A. theo cấu trúc tuổi và nhóm tuổi của quần thể.

B. theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

C. do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.

D. theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.

Câu 22: Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa

A. hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi từ môi trường.

B. tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. tận dụng được tối đa nguồn sống từ môi trường.

D. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 23: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân bố đồng đều là kiểu phân bố ít phổ biến, có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 24: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.

B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.

C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

D. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

Câu 25: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S: Ở giai đoạn ban đầu số lượng cá thể tăng chậm, sau đó số lượng tăng lên rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng lên rất nhanh số lượng cá thể là do

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.

B. tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong.

C. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chứa của môi trường.

D. kích thước (xét về số lượng) của quần thể còn nhỏ.

Câu 26: Dựa theo kích thước quần thể (xét về số lượng), trong những loài dưới đây thì loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm số mũ?

A. Rái cá trong hồ.  B. Ếch, nhái ở ven hồ.        C. Ba ba sống ven sông.         D. Vi khuẩn lam trong hồ.

Câu 27: Giả sử quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa cũng như không xảy ra sự xuất cự và nhập cư. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn sẽ tăng khi

A. b > d. B. b < d. C. b = d 0. D. b = d = 0.

Câu 28: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

B. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

C. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

D. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

Câu 29: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

Câu 31: Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là

A. quần thể chim cánh cụt. B. quần thể cá trê. C. quần thể rái cá. D. quần thể ốc bươu vàng.

Câu 32: Các quần thể động vật như: tê giác, muỗi, gấu trúc, hổ, voi, chuột, ruồi. Quần thể có khả năng phục hồi chậm nếu kích thước của quần thể bị suy giảm là

A. tê giác, muỗi, gấu trúc, hổ.    B. tê giác, gấu trúc, hổ, voi.    C. tê giác, gấu trúc, hổ, chuột.     D. tê giác, hổ, voi, ruồi.

Câu 33: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là

A. nguồn thức ăn từ môi trường.     B. mức sinh sản.   C. sức tăng trưởng của cá thể.    D. mức tử vong.

Câu 34: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức

A. hợp tác.     B. vật ăn thịt.           C. di cư. D. cạnh tranh.

Câu 35: Quần thể là một tập hợp cá thể

A. cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

C. khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.

D. cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

Câu 36: Hiện tượng voi rừng tràn về phá rẫy của người dân, thậm chí quật chết người ở một số bản làng thuộc tỉnh Đăk Lăk, nguyên nhân chính là do:

A. Voi tìm thức ăn là các loại hoa màu.     B. Tập tính hoạt động của voi là thích lang thang, ưa hoạt động.

C. Ổ sinh thái của voi bị thu hẹp quá mức.  D. Tính khí của Voi dữ dằn, hay tìm đến bản làng quậy phá.

Câu 37: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt.

C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi với môi trường của quần thể.

D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng thích ứng của các cá thể của loài với môi trường.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sống sót, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 39: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Hai loài có ổ sinh thái không trùng nhau thì không cạnh tranh nhau.

B. Sự trùng lặp ổ sinh thái là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài.

C. Cùng một nơi ở có thể chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài.

D. Sự cạnh tranh khác loài là nguyên nhân chính mở rộng ổ sinh thái.

Câu 40: Nếu có thiên tai hay sự cố làm tăng vọt tỉ lệ chết của quần thể, thì loại quần thể thường phục hồi nhanh nhất là:

A. Quần thể có tuổi trung bình thấp.    B. Quần thể có tuổi sinh lí cao.    

C. Quần thể có tuổi sinh lí thấp.     D. Quần thể có tuổi trung bình cao.   

Câu 41: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc sinh ra cho đến khi chết do già được gọi là:

A. Tuổi thọ sinh thái.   B. Tuổi thọ trung bình.       C. Tuổi thọ sinh lí.     D. Tuổi quần thể.

Câu 42: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là:

A. Mất hiệu quả nhóm. B. Sức sinh sản giảm.            C. Gen lặn có hại biểu hiện. D. Không kiếm đủ thức ăn.

Câu 43: Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất?

A. Dùng hoá chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt.

B. Đặt bãy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản.

C. Cho chuột ăn thức ăn có tẩm hoá chất để chúng không sinh sản được.

D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng.

Câu 44: Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.   

B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

C. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.    

D. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi.

Câu 45: Cho các ví dụ sau:

- Ở chim sẻ ngô, khi mật độ là 1 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong 1 tổ là 14 con, khi mật độ tăng lên 18 đôi/ha thì số lượng con nở ra trong 1 tổ chỉ còn 8 con.

- Ở voi châu Phi, khi mật độ quần thể bình thường thì trưởng thành ở tuổi 11 hay 12 và 4 năm đẻ một lứa; khi mật độ cao thì trưởng thành ở tuổi 18 và 7 năm mới đẻ một lứa.

- Khi mật độ mọt bột lên cao, có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng.

Các ví dụ trên nói lên ảnh hưởng của mật độ đến đặc trưng nào của quần thể?

A. Sức sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.     B. Khả năng chống chịu với các điều kiện sống của môi trường.

C. Tỉ lệ các nhóm tuổi của quần thể.                    D. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần thể.

Câu 46: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể là

A. do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh. B. do thay đổi cấu tạo cơ thể sinh vật phù .

C. do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh. D. do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. 

Câu 47: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?

A. Quần thể ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè.

B. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác.

C. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng.

D. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch.

Câu 48: Dạng biến động nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?

A. Nhiệt độ môi trường tăng đột ngột làm cho châu chấu ở trên cánh đồng chết hàng loạt.

B. Cứ sau 5 năm số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do tăng nhiệt độ.

C. Số lượng tảo ở hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.

D. Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào màu đông.

Câu 49: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.

Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.

Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

    Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (3).

Câu 50: Những cư dân ven biển Bắc bộ có câu “ tháng 9 đôi mươi tháng 10 mồng 5”. Câu này đang nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật?

A. Loài cá Cơm – biến động theo chu kỳ mùa.     B. Loài Dã tràng – biến động theo chu kì tuần trăng.

C. Loài Rươi – biến động theo chu kì tuần trăng.    D. Loài Rùa biển – biến động theo chu kì nhiều năm.

Câu 51: Chỉ thị nào dưới đây cho thấy rõ nhất quần thể đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng?

A. Quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể nhỏ.                      B. Loài sinh vật này rất hiếm trong tự nhiên.

C. Kích thước quần thể của loài dao động xung quanh 500 cá thể.      D. Độ đa dạng di truyền của quần thể ngày một suy giảm.

Câu 52: Chiến lược nào sau đây có tác dụng tăng sự đa dạng di truyền nhanh nhất của một quần thể  giao phối đang trong tình trạng có nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyền thấp?

A. Bắt tất cả các cá thể của quần thể cho sinh sản nhân tạo.

B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể.

C. Kiểm soát quần thể ăn thịt và cạnh tranh với quần thể đang bị nguy hiểm.

D. Du nhập các cá thể mới cùng loài từ quần thể khác tới.

 

QUẦN XÃ SINH VẬT

Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?

A. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng, các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng và quan hệ khác loài.

B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

C. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định.

D. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định.

Câu 54: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác. B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá.

C. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá. D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá.

Câu 55: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:

A. Châu chấu và sâu. B. Rắn hổ mang.

C. Chim chích và ếch xanh. D. Rắn hổ mang và chim chích.

 

Câu 56: Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh, mắt xích có sinh khối lớn nhất là sinh vật

A. tiêu thụ bậc một. B. sản xuất.  C. tiêu thụ bậc ba. D. phân giải.

Câu 57: Lưới thức ăn là

A. nhiều chuỗi thức ăn.                         B. gồm nhiều loài sinh vật.  

C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.  D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Câu 58: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng

A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3.

Câu 59: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là:

A. Dinh dưỡng.             B. Khác loài.              C. Hỗ trợ.   C. Đối kháng.

Câu 60: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ " cá " vịt " người thì một loài sinh vật bất kỳ có thể được xem là

A. một sinh vật tiêu thụ.        B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân huỷ.        D. một bậc dinh dưỡng.

Câu 61: Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do

A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn.

B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ.

C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần.

D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.

Câu 62: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là:

A. Tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.

B. Tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết qua mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được.

D. Tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.

Câu 63: Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn

A. năng lượng của các bậc dinh dưỡng. B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng.

C. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. D. sinh khối và số lượng cá thể.

Câu 64: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là

A. chim sâu, mèo rừng, báo. B. cào cào, thỏ, nai.

C. chim sâu, thỏ, mèo rừng.    D. cào cào, chim sâu, báo.  

Câu 65: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô ® Sâu ăn lá ngô ® Nhái ® Rắn hổ mang ® Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là:

A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang. B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.

C. Nhái, rắn hổ mang , diều hâu.             D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.

Câu 66: Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?

A. Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng.

B. Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm rất nhanh.

C. Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

D. Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật.

Câu 67:  Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.

B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.

C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.

D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

Câu 68: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một lưới thức ăn trong quần xã?

A. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.

B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.

D. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất thì thực vật có sinh khối lớn nhất.

Câu 69: Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi

A. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi đại dương.

B. đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ đến ra khơi đại dương.

C. đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khơi đại dương vào bờ.

D. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ.

Câu 70: Nguy cơ lớn nhất làm giảm số lượng các loài trong quần xã do con người gây ra là gì?

A. Khai thác quá mức các loài có tiềm năng kinh tế.

B. Du nhập những loài ngoại lai vào quần xã trong nước.

C. Khai thác quá mức làm một số loài tuyệt chủng dẫn đến phá vỡ mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài.

D. Các hoạt động của con người làm thay đổi, phân nhỏ và biến dạng nơi ở của nhiều loài trên cạn lẫn dưới nước.

Câu 71: Lưới thức ăn của một ao nuôi cá như sau:

 

Trong ao vật dữ đầu bảng có số lượng rất ít ỏi. Từ hiện trạng của ao, bạn hãy chỉ cho người nông dân nên áp dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả để nâng cao tổng giá trị cá mè hoa trong ao?

A. Tiêu diệt bớt cá quả vì cá quả là cá dữ đầu bảng, lúc đó cá mương, thòng đong, cân cấn sẽ tăng thì tổng giá trị sản phẩm trong ao sẽ tăng.

B. Loại bớt cá mè hoa nhằm giảm cạnh tranh với cá mương, thòng đong, cân cấn.

C. Thả thêm cá quả vào ao để tiêu diệt cá mương, thòng đong, cân cấn nhằm giải phóng giáp xác vì thế tăng thức ăn cho mè hoa.

D. Loại bớt cá quả để cá mương, thòng đong, cân cấn phát triển.

Câu 72: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.

B. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại.

C. Trong quan hệ hỗ trợ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống.

D. Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi.

Câu 73: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ . B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.

C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.

Câu 74: Hai loài ếch cùng chung sống trong một hồ nước, số lượng của loài 1 hơi giảm, còn số lượng của loài 2 giảm đi rất nhanh, điều này chứng minh cho mối quan hệ:

A. Hội sinh.       B.  Cộng sinh.        C. Con mồi - vật dữ. D. Cạnh tranh.  

Câu 75: Tảo giáp nở hoa gây độc cho các loài cá và tôm sống ở gần là ví dụ về quan hệ

   A. đối kháng. B. ức chế - cảm nhiểm.     C. cạnh tranh. D. sinh vật này ăn sinh vật khác.

Câu 76: Ở biển, có các loài động vật nhỏ như cá bống, giun nhiều tơ, cua… sống trong tổ giun Erechis để có nơi ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn thừa, phân của giun Erechis. Mối quan hệ giữa các loài động vật nhỏ và giun Erechis

A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cộng sinh.    C. quan hệ hợp tác. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Câu 77: Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Mối quan hệ sinh thái giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là

A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác. B. vật ăn thịt – con mồi, hợp tác, hội sinh.

C. cộng sinh, kí sinh vật chủ, hợp tác. D. ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, hợp tác.

Câu 78: Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là đúng?

A. Hợp tác là mối quan hệ hai loài cùng có lợi và nếu thiếu một trong hai loài thì cả hai loài không thể tồn tại được.

B. Nấm phát triển ở rễ cây thông là mối quan hệ kí sinh- vật chủ.

C. Tháp sinh thái số lượng lộn ngược (bậc 1 và 2) được tìm thấy trong quần xã có quan hệ kí sinh – vật chủ.

D. Tu hú đẻ trứng vào tổ chim cúc cu là kiểu quan hệ hợp tác.

Câu 79: Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là đúng?

A. Vật ăn thịt luôn có kích thước lớn hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi.

B. Vật ăn thịt có thể có kích thước nhỏ hơn con mồi nhưng số lượng luôn ít hơn số lượng con mồi.

C. Vật ăn thịt luôn ăn các con mồi già yếu và do vậy giúp con mồi ngày càng có nhiều con khỏe mạnh hơn.

D. Quần thể con mồi tăng trưởng theo đồ thị hình chữ J còn quần thể vật dữ tăng trưởng theo hình chữ S.

Câu 80: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là

A. vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.

B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.

C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau.

Câu 81: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? 

A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt. 

B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. 

C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. 

D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Câu 82: Mối quan hệ hỗ trợ bao gồm:

(1) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.     (2) Hải quỳ sống trên mai cua.

(3) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.                  (4) Phong lan sống trên thân cây gỗ.

(5) Trùng roi sống trong ruột mối.

       A. (1), (2), (3).                       B. (2), (3), (5).                 C. (2), (4), (5).            D. (1), (3), (4).

Câu 83: Phát biển nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, ... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, sau đó hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống, sau đó hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 84: Điều nào sau đây không thuộc ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái?

A. Giúp chúng ta hiểu các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ được thay thế trong tương lai.

B. Xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

C. Chủ động điều khiển sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho con người.

D. Thuần hóa giống vật nuôi, cây trồng từ thiên nhiên hoang dại theo hướng có lợi cho con người.

Câu 85: Quá trình hình thành một quần xã ổn định từ một hòn đảo mới được hình thành giữa biển, được gọi là:

A. Diễn thế dưới nước. B. Diễn thế thứ sinh.           C. Diễn thế nguyên sinh. D. Diễn thế trên cạn.

Câu 86: "Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai" được hiểu là dạng

A. diễn thế phân hủy. B. diễn thế thứ sinh.  C. diễn thế nguyên sinh.     D. diễn thế dị dưỡng.

Câu 87: Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:

Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc,…

Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ.

Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi: các sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn.

Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi.

Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là

 A. (2) ® (1) ® (4) ® (3). B. (3) ® (4) ® (2) ® (1). C. (1) ® (2) ® (3) ® (4). D. (1) ® (3) ® (4) ® (2).

Câu 88: Nghiên cứu tại một khu rừng nhiệt đới cho thấy: có một vùng mà các cây cao to bị chặt phá tạo nên một khoảng trống rất lớn giữa rừng, về sau đã diễn ra quá trình phục hồi. Quá trình diễn thế sinh thái trong khoảng trống bị tác động chủ yếu do nhân tố ánh sáng, bốn loài thực vật xuất hiện với các đặc điểm sau:

- Loài A: Cây gỗ có phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm, mô giậu kém phát triển.

- Loài B: Cây gỗ lớn có phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, mô giậu phát triển.

- Loài C: Cây cỏ có phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.

- Loài D: Cây thân cỏ có phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển.

Thứ tự xuất hiện lần lượt của các loài cây này là:

A.  D ® C ® B ® A. B. C ® B ® A ® D.

C.  C ® D ® A ® B. D. D ® B ® A ® C.

Câu 89: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

A. Tổng sản lượng sinh vật ngày càng được tăng lên.

B. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.

C. Tính đa dạng về loài ngày càng tăng.

D. Lưới thức ăn ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Câu 90: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

A. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.

B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.

C. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

D. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.

Câu 91: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.

C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.

Câu 92: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng

A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.

B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.

C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.

Câu 93: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến

A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.

C. sự  tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.

D. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

Câu 94: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài. B. cạnh tranh cùng loài.

C. khống chế sinh học. D. đấu tranh sinh tồn.

HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 95: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái?

A. Trong một hệ sinh thái tự nhiên, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng.

B. Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

C. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không ổn định.

D. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học không hoàn chỉnh.

Câu 96: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất? 

A. Nấm. B. Thực vật.         C. Động vật ăn thực vật.       D. Động vật ăn thịt.

Câu 97: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường là

A. vi khuẩn hoại sinh và nấm. B. thực vật. C. động vật ăn thực vật.  D. động vật ăn thịt.

Câu 98: Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là một hệ sinh thái?

A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. B. Vì thành phần chính là nước.

C. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật.  D. Vì nó chứa rất nhiều động vật thuỷ sinh.

Câu 99: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp. B. Hệ sinh thái biển.

C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Câu 100: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ Đậu tham gia vào chu trình nào? 

A. Chu trình nitơ.            B. Chu trình cacbon.

C. Chu trình photpho. D. Chu trình nước.

Câu 101: Hiệu ứng nhà kính là kết quả của

A. tăng nồng độ CO2.     B. tăng nhiệt độ khí quyển.

C. giảm nồng độ O2. D. làm thủng tầng ôzôn.

Câu 102: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

    A. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. B. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

    C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Câu 103: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất là

A. rừng ôn đới. B. rừng mưa nhiệt đới. C. rừng thông phương Bắc. D. savan.

 

Câu 104: Hiệu suất sinh thái là 

A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá từ môi trường vào quần xã sinh vật trong hệ sinh thái.

B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị tiêu hao (chủ yếu qua hô hấp) giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

D. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Câu 105: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? 

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật phân huỷ.    C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.   D. Sinh vật tự dưỡng.

Câu 106: Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây? 

A. Vi khuẩn phản nitrat hóa.        B. Động vật đa bào. C. Vi khuẩn cố định nitơ.        D. Cây họ Đậu.

Câu 107: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm

A. sinh vật sản xuất.    B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật phân giải.    D. sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 108: Trong một hệ sinh thái 

A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.

B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.

C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.

D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.

Câu 109: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

Câu 110: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so hệ sinh thái tự nhiên.

D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

Câu 111: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự

A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu. B. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.

B. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục. D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ.

Câu 112: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).

C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.

Câu 113: Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền theo một chiều từ

A. môi trường qua các bậc dinh dưỡng và không trả lại môi trường.

B. sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.

C. sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở lại môi trường.

D. sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.

Câu 114: Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?

A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.

B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt.

C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.

D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.

Câu 115: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái dưới đây bị nhiễm độc nhiều nhất:

A. Tảo đơn bào ® thân mềm® cá  ® người.

B. Tảo đơn bào ® cá  ® người.

C. Tảo đơn bào ® động vật phù du ® giáp xác® cá ® chim ® người.

D. Tảo đơn bào ® động vật phù du ® cá  ® người.

Câu 116: Một chu trình sinh địa hóa gồm có các quá trình:

A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ.

B. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một một phần vật chất trong đất, nước.

D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn năng lượng trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

Câu 117: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.          Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.               Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

A. 12%. B. 10%. C. 15%. D. 9%.

Câu 118: Một bãi cỏ chăn nuôi được mặt trời cung cấp 35000 kcal/m2/ngày, trong đó phần năng lượng được động vật sử dụng chỉ là 8600 kcal. Do không bảo vệ tốt, một số động vật khác tới ăn cỏ và sử dụng mất 2600 kcal, gia súc sử dụng phần còn lại, trong số này mất 1800 kcal cho hô hấp và 3000 kcal cho bài tiết, cuối cùng người chỉ sử dụng phần năng lượng trong gia súc. Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng ở người là:

A. 10%. B. 13,9%. C. 16,4%. D. 20%.

Câu 119: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu Kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Hiệu suất sinh thái của cá so với tảo silic là bao nhiêu?

A. 0,3%.           B. 0,06%. C. 0,04%. D. 0,15%.

Câu 120: Khi đánh cá, nếu mẻ lưới chủ yếu là cá con, cá lớn rất ít, ta nên:

A. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng, do vậy năng suất đánh bắt cá bị giảm.

B. Giảm hoạt động đánh bắt cá, nếu không quần thể cá sẽ bị suy kiệt.

C. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng, do vậy phải tăng cường đánh bắt cá.

D. Cần phải giữ nguyên mức độ đánh bắt cá để khôi phục lại đàn cá.

Câu 121: Trong quá trình khai thác nguồn lợi thủy sản ở ven bờ, các ngư dân nhận thấy trong một thời gian dài liên tiếp chỉ thu được toàn cá con. Để phát triển tốt về ngư nghiệp đồng thời bảo vệ được môi trường và giữ cân bằng sinh học, biện pháp nào sau đây là phù hợp?

A. Nên tiếp tục đẩy mạnh đánh bắt ven bờ ở vùng biển đó vì tài nguyên đang dồi dào.

B. Nên dừng đánh bắt ven bờ và tiến hành đánh bắt xa bờ để bảo vệ nguồn thủy sản ven bờ cho tương lai.

C. Nên khai thác tiếp tục nguồn hải sản ở cả ven bờ và xa bờ để tận dụng triệt để nguồn lợi thiên nhiên.

D. Nên dùng các thiết bị đánh bắt hủy diệt để khai thác triệt để nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Câu 122: Qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua

A. quá trình bài tiết các chất thải. B. hoạt động quang hợp.

C. hoạt động hô hấp. D. quá trình sinh tổng hợp các chất.

 

Câu 123: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường?

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật. B. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất.

C. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất. D. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

Câu 124: Trong tầng nước, ở thời điểm thu mẫu:

A. Sinh khối tảo lớn hơn sinh khối của giáp xác ăn nó.

B. Sinh khối tảo bằng sinh khối của giáp xác ăn nó.

C. Sinh khối tảo nhỏ hơn sinh khối của giáp xác ăn nó.

D. Sinh khối tảo luôn lớn hơn sinh khối của giáp xác ăn nó.

Câu 125: Biển khơi thường chia thành hai tầng: Tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái chi phối nên sự sai khác đó là

A. ánh sáng. B. độ mặn. C. nhiệt độ. D. hàm lượng ôxi trong nước.

Câu 126: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải vì chúng phân giải các chất hữu cơ.

C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.

Câu 127: Một trong những loài sau đây loài nào là sinh vật sản xuất?

A. Rêu bám trên cây. B. Nấm rơm.       

C. Dây tơ hồng bám trên cây. D. Mốc tương.                   

Câu 128: Nguồn chất hữu cơ chủ yếu cung cấp cho quần xã sinh vật ở vùng đáy biển sâu có nguồn gốc từ

A. quá trình quang hợp của thực vật biển và tảo biển.

B. nguồn dinh dưỡng rơi từ tầng nước mặt xuống.

C. quá trình hóa tổng hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật hóa tự dưỡng.

D. quá trình quang hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật quang tự dưỡng.

Câu 129: Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài nào?

A. Những loài sừ dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.

B. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.

C. Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp.

D. Những loài sử dụng thức ăn là thực vật.

Câu 130: Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích chính để:

A. Giúp cho chúng hỗ trợ nhau về thức ăn.                    

B. Làm giảm bớt các chất gây ô nhiễm trong bể nuôi.       

C. Tăng hàm lượng oxy cho nước nhờ quang hợp của rong.              

D. Giảm bớt sự cạnh tranh của 2 loài.

Câu 131: Một ao cá nuôi bình thường thu hoạch được khoảng 2 tấn cá/ha. Nếu ta bón cho nó thêm một lượng phân vô cơ vừa phải, theo em năng suất của ao này sẽ như thế nào và tại sao như vậy?

A. Tăng vì cung cấp thêm nguồn thức ăn cho tảo.     

B. Giảm vì làm ô nhiêm môi trường nước ao.

C. Giảm vì gây ra hiện tượng nước nở hoa.  

D. Tăng vì cạnh tranh giữa động vật nổi ít khốc liệt hơn.

Câu 132: Các nhà sinh thái học cho rằng tổng sinh khối của sinh vật ở biển lớn gấp nhiều lần tổng sinh khối của sinh vật ở cạn. Giải thích nào sau đây không đúng đối với khẳng định trên?

A. Sinh vật ở biển sống trong môi trường nước nên được nước nâng đỡ vì vậy tốn ít năng lượng cho việc sinh công và di chuyển.

B. Sinh vật ở cạn bị mất nhiều năng lượng hơn cho việc sinh công và ổn định thân nhiệt.

C. Nước biển có tổng diện tích chiếm gần 3/4 diện tích của bề mặt trái đất nên tổng sinh khối của sinh vật ở biển cao hơn tổng sinh khối của sinh vật ở cạn.

D. Nước biển là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng nên các loài sinh vật rất dễ hấp thu các chất dinh dưỡng vì vậy tổng sinh khối cao hơn.

Câu 133: Cho các hệ sinh thái:

(1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.             (2) Một cánh rừng ngập mặn.

(3) Một bể cá cảnh.             (4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.

(5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên. (6) Đồng ruộng.          (7) Thành phố.

    Những hệ sinh thái nhân tạo gồm:

A. (1), (3), (6), (7). B. (2), (5), (6), (7). C. (3), (5), (6), (7). D. (4), (5), (6), (7).

Câu 134: Cho một số khu sinh học:

(1) Đồng rêu (Tundra).                               (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. 

(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga).        (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. 

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là:

A. (2) ® (3) ® (1) ® (4). B. (1) ® (2) ® (3) ® (4).   

C. (1) ® (3) ® (2) ® (4). D. (2) ® (3) ® (4) ® (1).   

Câu 135: Các hệ sinh thái dưới đây khác nhau về sản lượng sinh vật sơ cấp:

(1) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. (4) Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới.

(2) Savan. (5) Rừng lá kim ôn đới Bắc Bán Cầu.

(3) Hoang mạc cận nhiệt đới. (6) Đồng rêu Bắc Cực.

Năng suất sơ cấp tăng dần từ thấp đến cao theo thứ tự là:

A. (3), (6), (2), (5), (4), (1). B. (3), (6), (5), (2), (4), (1).

C. (6), (3), (5), (2), (4), (1). D. (6), (3), (2), (5), (1), (4).

Câu 136: Phân bố ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao, lượng mưa trên 2250mm, thảm thực vật phân nhiều tầng, tán hẹp, cây thân thảo thường có kích thước lớn, nhiều cây sống bì sinh, khí sinh, kí sinh. Đó là đặc điểm của hệ sinh thái nào?

A. Rừng lá kim phương bắc.             B. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

C. Rừng ôn đới lá rộng. D. Savan cây bụi nhiệt đới.

Câu 137: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?

A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Savan.

C. Hoang mạc. D.Thảo nguyên.

Câu 138: Cho các đặc điểm sau:

Nhiệt độ cao khá ổn định.            

Nhiệt độ dao động mạnh theo mùa.

Lượng mưa cao, mưa tập trung vào mùa mưa.    

Các cây đều rụng lá vào thời kì mùa khô.

Lượng mưa trung bình rải rác tương đối đều quanh năm.

Thời gian chiếu sáng dài trong mùa lạnh.

Thời gian chiếu sáng dài trong mùa khô.

Nhiều cây dây leo thân gỗ.

Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có đặc điểm:

A. (1), (3), (7), (8). B. (1), (3), (6), (8). C. (1), (3), (4), (7). D. (1), (3), (5), (8).

Câu 139: Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng,… có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phôtpho (P) và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố C hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do

A. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất còn cacbon có nguồn gốc từ không khí.

B. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể.

C. thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời.

D. nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ môi trường.

Câu 140: Vi sinh vật đất gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo và động vật nguyên sinh, chúng giữ vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Trong nông nghiệp, thuốc trừ sâu ở liều lượng thông thường ít tác động xấu đến quần thể vi sinh vật trong đất, đôi khi ở liều lượng này còn kích thích vi sinh vật đất phát triển. Nhưng ở liều lượng cao, thời gian dài, thuốc trừ sâu lại gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật đất, đặt biệt kích thước và mật độ của những quần thể vi sinh vật này. Phát biểu nào sau đây là không hợp lý?

A. Khi dùng thuốc trừ sâu, một mặt mang lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, song lại gây mất cân bằng sinh thái ruộng rau do làm mất dần đi nhóm sinh vật phân giải.

B. Khi dùng thuốc trừ sâu, kích thước quần thể vi sinh vật luôn luôn bị giảm xuống dần đến dưới mức tối thiểu thì diệt vong.

C. Khi dùng thuốc trừ sâu đúng liệu lượng, chỉ dẫn, hệ sinh thái ruộng rau vẫn duy trì ở trạng thái cân bằng do lượng nhỏ vi sinh vật bị ảnh hưởng được bù đắp do sự sinh sản.

D. Vi sinh vật trong đất là một mắc xích trong chu trình sinh địa hóa diễn ra ở ruộng rau nên có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái ruộng rau (nông nghiệp).

Câu 141: Cho các dạng tài nguyên:

Mỏ than ở Quảng Ninh.

Đá quý ở sông Chảy – Yên Bái.

Hạc cổ trắng, trăn gấm, cây gõ đỏ, cây dầu lông… ở vườn quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai.

Hồ nước ở Hòa Bình, hệ thống sông Hồng.

Thiếc ở Tĩnh Túc – Cao Bằng, vàng ở Bắc Kạn.

Gió, thủy triều.

Tài nguyên tái sinh là:

A. (1), (2). B. (3), (4).

C. (5), (6).   D. (2), (3).

Câu 142: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?

A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên khoáng sản.

C. Tài nguyên nước. D. Tài nguyên sinh vật.

Câu 143: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?

Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp.

Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.

Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.

Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (3), (4), (5).

Câu 144: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?

Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép.

Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.

Bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,…

A. (2), (3), (4). B. (2), (4), (5). C. (1), (3), (5). D. (1), (2), (4).

Câu 145: Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững, chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp nào sau đây?

Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh.

Phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh.

Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật…).

Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ mội trường.

Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học,… tromg sản xuất nông nghiệp.

A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (5). D. (1), (3), (4).

 

 

 

0

Đề thi đánh giá năng lực

4
456
CTVHS
9 tháng 4

bạn để đúng lớp nhé.

9 tháng 4

Bài này ở lớp 5 nhé.

Mình nghĩ thế

4
456
CTVHS
8 tháng 4

2

6 tháng 4

My name is Tra My, I am 11 years old this year,Currently studying and living in Nghe An,My dream is Will become Clothing business.

6 tháng 4

cảm ơn bn nhìu nha!

 

6 tháng 4

Đối với đạo Thiên Chúa, trong điều 1125 luật đạo Công giáo cho phép kết hôn với người khác giáo mà cả hai bên vẫn giữ đạo của mình với một số điều kiện cụ thể. Cũng trong Giáo luật, Điều 748 đã ghi rõ: “Không ai được phép cưỡng bách người khác chấp nhận đức tin công giáo trái với lương tâm của họ”.

6 tháng 4

ko sao hết bạn ạ

6 tháng 4

Em thích Mai An Tiêm . Vì anh ấy rất chăm chỉ , chịu khó .

Là ng tìm ra hạt và trồng nên dưa hấu . Cũng rất thông minh khi đổi dua hấu để có lương thực 

Em rất quý anh ấy 

Tick cho mik

5 tháng 4

6 Đ. Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

5 tháng 4

Hà An,đunǵ