K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4

Rác thải nhựa hay còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình.

Rác thải nhựa là gì? Chúng từ đâu mà có? Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong  chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa. Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như  túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,... đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta. Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường. Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.

Bất cứ đâu có hoạt động sống của con người thì đều có rác thải nhựa, rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, rất bừa bãi và không được phân loại rõ ràng. Bởi ở nước ta hiện nay cũng như đa số người dân trên thế giới không có thói quen phân loại rác, rác thải nhựa, có đến 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm. Ở Việt Nam lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển và công nghệ tái chế chậm tiến bộ, xử lý rác thải nhựa chủ yếu vẫn là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm. Đa số các công ty xử lý rác thải nhựa là công ty nhỏ, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn. Hậu quả đến từ rác thải nhựa là rất nghiêm trọng, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến các môi trường khác như môi trường đất, môi trường nước. Ví dụ như túi nilon trong đất làm cho đất không giữ được nước, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất của cây cối; túi nilon vứt xuống ao hồ làm tắc nghẽn, ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Môi trường đất nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu đem túi nilon để đốt chúng sẽ sinh ra chất khí độc dioxin và furan rất có hại cho con người khi hít phải như ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Hàng ngày, hàng giờ rác thải vẫn đang được thải ra, đe dọa đến sinh thái, sức khỏe con người và xa hơn là sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa, mọi môi trường đều bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và con người không thể sinh sống được.

Để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa, chúng ta phải đi từ căn nguyên, khởi đầu của rác thải nhựa, nếu không dùng các sản phẩm từ nhựa nữa thì chắc chắn sẽ không thải ra rác thải nhựa. Vì thế mọi người cần thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy dùng sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim,... Bên cạnh đó nhất định phải phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp cho quá trình xử lý rác được tốt hơn. Cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách, ví dụ như phát động những chiến dịch thu gom rác thải nhựa trên bờ biển. Nhìn ra xa chúng ta cần phải tìm ra được vật liệu thay thế nhựa, có thể là nhựa từ sinh học thay cho nhựa plastic như bây giờ.

Cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, bảo vệ môi trường trái đất tránh khỏi những ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Vấn đề rác thải nhựa có thể giải quyết được hay không tùy thuộc vào ý thức, hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của bạn. Hãy dừng lại ngay việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, hãy lan tỏa thông điệp này đến bạn bè ở trường lớp, những người xung quanh để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

11 tháng 4 2022

Trong giờ ra chơi, em thấy một anh lớp 5 xô một em lớp 1. Em liền chạy đến, đỡ em dậy và hỏi: “Em có đau không?”. Em nhỏ trả lời: “Dạ, em không sao. Cảm ơn anh ạ!”. Hôm đó, khi nghe em kể lại chuyện này, bố mẹ em nói: “Con thật tốt bụng. Ba mẹ rất tự hào về con!” Em rất vui vì đã làm được một việc tốt theo lời ba mẹ và thầy cô dạy.

5 tháng 4

Buổi trưa hôm ấy, sau khi ăn cơm xong, em được bà sai vào vườn và trèo lên cây vú sữa hái mấy trái chín vào cho cả nhà cùng ăn. Bỗng em nghe thấy tiếng kêu cứu ngay gần đó. Em nhìn ra ngoài thì thấy một em nhỏ đang chới với giữa ao nước. Em vội vàng leo xuống khỏi cây và chạy ngay ra ao. Em nhảy ùm xuống, cố gắng bơi thật nhanh đến, kéo em nhỏ vào bờ. Em bế em nhỏ vào nhà và gọi: "Bà ngoại ơi, có em bé bị rơi xuống ao, bà giúp cháu với!" Mọi người ở trong nhà chạy ùa ra, đưa em và em nhỏ vào trong lau khô người, thay quần áo sạch. Bà em nhận ra ngay: "A, con bé nhà cô Lâm đây mà! Sao người lớn đi đâu mà để nó rơi xuống ao thế này!" Đúng lúc ấy thì cô Lâm hớt hải chạy vào nhà bà hỏi tìm con. Em nhỏ thấy mẹ thì òa khóc. Nghe mọi người kể chuyện con mình bị rơi xuống ao và được em cứu vào bờ, cô Lâm rối rít cảm ơn em. Em chỉ biết cười. Mọi người trong nhà ai cũng vui và tự hào về em lắm.

Minh đạp xe quanh một vườn hoa có dang hình chữ nhật, biết chiều dài bằng 15 m, chiều rộng bằng 8 m. Vậy thời gian Minh đạp xe 10 vòng quanh vườn đó với vận tốc 2,5 m/s là :

1 tháng 4

Tôn trọng sự khác biệt của người khác

1 tháng 4

Thái độ của con người trước sự khác biệt rất quan trọng để duy trì hòa hợp và sự tôn trọng trong cộng đồng. Dưới đây là một số thái độ cần có khi đối diện với sự khác biệt:

  1. Tôn trọng sự khác biệt: Mỗi người có những quan điểm, văn hóa, phong cách sống khác nhau. Thái độ tôn trọng sự khác biệt giúp chúng ta học hỏi và hiểu biết thêm về thế giới xung quanh.
  2. Mở lòng và cầu thị: Thay vì phản ứng tiêu cực, hãy giữ một thái độ mở lòng, sẵn sàng lắng nghe và tìm hiểu quan điểm của người khác. Việc này giúp tạo ra không gian cho sự đồng cảm và thấu hiểu.
  3. Tránh phán xét vội vàng: Đừng vội vã đánh giá người khác dựa trên sự khác biệt. Cần có cái nhìn bao dung và không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
  4. Chấp nhận sự đa dạng: Chúng ta sống trong một thế giới đa dạng, và sự khác biệt là điều tự nhiên. Thay vì tìm cách thay đổi người khác, hãy học cách chấp nhận và hòa nhập với những sự khác biệt đó.
  5. Cải thiện sự giao tiếp: Khi gặp sự khác biệt, cách thức giao tiếp rất quan trọng. Chúng ta nên giao tiếp một cách hòa nhã, thể hiện sự tôn trọng và cố gắng giải thích quan điểm của mình một cách rõ ràng.
  6. Tự thay đổi mình: Đôi khi, thay vì chỉ mong người khác thay đổi, hãy bắt đầu từ chính mình. Chúng ta có thể học hỏi để trở nên linh hoạt và dễ dàng thích nghi hơn với những sự khác biệt.

Tóm lại, thái độ cần có trước sự khác biệt là sự tôn trọng, lòng bao dung và một trái tim rộng mở để chấp nhận và học hỏi từ nhau.

Đây nha bạn.Chúc bạn học tốt!