K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

Tham khảo:

* Theo em, việc bài thơ Nam quốc sơn hà được mệnh danh là bài thơ thần vì :

+ Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược đời Lý TKXITKXI. Sự ra đời của bài thơ gắn liền với truyền thuyết: Bài thơ được thần ngâm vang lên trong đêm tối ở đền thờ Trương Hống, Trương Hát trên sông Như Nguyệt. Vì vậy bài thơ này đựoc mệnh danh là bài thơ thần.

- Điều này có ý nghĩa:

+ Thiêng liêng hoá một tác phẩm văn học, qua đó thể hiện sự trân trọng của nhân dân đối với nội dung, tư tưởng của bài thơ.

+ Thể hiện sức sống lâu bền của bài thơ trong lòng mọi thế hệ người đọc.

29 tháng 10 2021

1) Suy nghĩ về bài thơ:

- Hai câu thơ đầu: khẳng định chủ quyền, lãnh thổ➝dõng dạc, khẳng định cao, thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc.

- Hai câu cuối: kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc, thể hiện qua thái độ rõ ràng, quyết liệt với kẻ xâm lược và chỉ rõ bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc ta với quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.

➤ Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, bằng giọng điệu đanh thép, dõng dạc, bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

2)

*Nội dung:

- Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và nói về chủ quyền đất nước.

- Phò giá về kinh làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt và nói về lịch sử chống giặc.

*Nghệ thuật:

- Nam quốc sơn hà:

+ Thể thơ ngắn gọn, xúc tích.

+ Cảm xúc dồn nén trong bài thơ.

+ Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

- Phò giá về kinh:

+ Dùng động từ mạnh.

+ Có những câu thơ đối nhau (đối xứng).

+ Giọng thơ khoẻ khoắn, hùng tráng.

➞ Cách diễn đạt cô đọng, hàm súc.

➤ Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta.

29 tháng 10 2021

a, trong câu chuyện Thạch Sanh, có các nhân vật sau: THẠCH SANH, MẸ CON NHÀ LÝ THÔNG , VUA , CÔNG CHÚA 

b, CHỊU . TỰ SUY NGHĨ 

Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...]...
Đọc tiếp
Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...] Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gảy ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. [...] Tuổi teen có tính ghen ty rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghĩa và so bị với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu minh, cha mẹ chiều em, chị, anh minh hơn [...] Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế..., thì hệ quả, hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. [...] Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đỏ là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đảm tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (TS. Vũ Thu Hương. Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, báo điện tử News.Zing. Giaoduc. 7/10/2015) Câu 1: (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn tuổi teen luôn thấy mình khổ hơn người khác bởi những lý do nào Câu 2: (0,75 điểm) Vì sao người viết lại cho rằng “Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh " Câu 3: (0,75 điểm) Theo em, làm thế nào để sống có bản lĩnh trong thời đại hôm nay?
10
29 tháng 10 2021

18 + nnn

29 tháng 10 2021

?????????????????????cái này là cái gì

29 tháng 10 2021

TL ;

Miêu tả một thời gian ở một ngày để tóm tắt

HT

Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó. Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu. Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

29 tháng 10 2021

Giai nhanh hộ tớ nhé tớ đang cần rất gấp

29 tháng 10 2021

????????????????????????????????

29 tháng 10 2021

Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.

Người trẻ hay trăn trở và nói nhiều về sự trưởng thành. Với họ, trưởng thành là một thế giới lấp lánh ai cũng muốn tới thật nhanh, nhưng rồi lại chần chừ vì có nhiều nỗi sợ. Không sớm thì muộn, ai cũng sẽ chạm tay vào ngưỡng cửa đó. Có những người trưởng thành thực sự, có những người lại tự cho rằng mình đã trưởng thành. Tuy nhiên, điểm khác nhau nằm ở chính những suy nghĩ dưới đây. Chỉ khi thực sự trưởng thành, bạn mới nghĩ được chỉ khi va vấp và tích cóp được trải nghiệm trong nhiều mối quan hệ, đối mặt với biến cố… đó mới là hoàn cảnh để người ta nhận ra mình phải trưởng thành.

Trưởng thành có nghĩa là một người có khả năng tự đứng trên đôi chân của mình, tự suy nghĩ bằng cái đầu của mình, tự kiếm sống bằng khả năng của mình… và cuối cùng tự chịu trách nhiệm với mọi hành vi của mình gây ra… Đó là xét trên bình diện hành động về ý nghĩa của sự trưởng thành. Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện ngắn và cũng là biểu hiện của sự thay đổi trưởng thành đó là câu chuyện “Bài học thành bại từ hươu cao cổ”: “Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt”

Bài học rút ra: Chuyện cực ngắn về chú hươu cao cổ mới sinh và phương pháp dạy con từ thuở nhỏ của hươu mẹ. Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.

Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.

Thật ra trưởng thành.. tất nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi, từ tư duy, suy nghĩ, cho tới cách cảm nhận sự việc, tình cảm. Nhưng nhìn lại, trưởng thành chưa hẳn là khắc nghiệt hay tần nhẫn gì cho cam nếu như ta biết sống đúng với nó. "Lợi dụng" sự trường thành đó để thực hiện những điều mà trước giờ chưa làm được hay "không dám" làm thì cũng "đáng" để được lớn lên lắm chứ.

Trưởng thành không phải là "cái giá", mà trưởng thành là một “món quà” to lớn khi bạn học được cách vượt qua những nỗi đau, những cơn mộng mị ngu ngốc của cái lứa tuổi mười mấy mà tiến lên phía trước để làm những điều có ý nghĩa hơn.

Trưởng thành là một giai đoạn chuyển biến đẹp nhất của cuộc đời. Hãy từ từ trải qua và tận hưởng hương vị mới mẻ ấy. Có thể nó sẽ không chứa đầy "sắc hồng ngọt ngào" hay "cầu vồng rực rỡ" nhưng nó vẽ lên một bức tranh về thực tế, và trong bức tranh ấy, bạn là người quyết định bố cục cũng như các bước phối màu. Tới lúc lớn lên, tự ra quyết định và bước đi trên con đường ấy rồi đây

Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.

Con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.

Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.

Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội. Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình. Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời. Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ.

Ai trong chúng ta cũng sợ già, và nhiều lúc lại muốn “xin một vé về tuổi thơ”. Nhưng ở thời bé dại đó, bạn có nhớ rằng mình đã từng muốn trở thành người lớn như thế nào? Sự trưởng thành bản thân nó là một món quà vô giá của cuộc sống, và tất cả chúng ta được sinh ra để trở thành một người trưởng thành.Trưởng thành đôi khi thật mệt mỏi, nhưng hãy tin rằng mọi thứ tốt đẹp đang chờ mình ở phía trước.

29 tháng 10 2021

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.​

........, ngày  ... tháng ... năm 20........

Bố kính yêu của con!

Đầu thư con chúc bố sức khỏe, luôn công tác tốt. Thời tiết dạo này trở lạnh rồi, bố nhớ mặc áo ấm khi ra ngoài nhé. Ở nhà hai mẹ con con vẫn khỏe và nhớ bố nhiều. Trong thư có gửi kèm ảnh của hai mẹ con bố nhớ mở ra xem đấy.

Trong thư trước gửi cả nhà, bố nói là sắp được về phép làm hai mẹ con con ngóng mãi. Bao giờ thì bố được về nhỉ, liệu bố có được về lâu không? Ông bà cũng nhắc bố nhiều lắm, bố mau về đi nhé. Con dạo này vẫn học tập tốt, bố về đừng quên mua quà cho con. Con vẫn nhớ lần trước bố dẫn con ra cung thiếu nhi chơi rất vui, bố có về dẫn con đi chơi tiếp bố nhé. Con yêu bố nhiều!

Ở trong ấy bố có khỏe không, có béo lên được nhiều không? Lần trước về bố béo lên làm cả nhà vui lắm. Công việc của bố vẫn tốt chứ ạ? Bố đừng uống rượu với hút thuốc lá nhiều nhé, hai mẹ con con lo lắm.

Trời dạo này trở lạnh nên sức khỏe bà hơi yếu đi một chút, bà vẫn bị bệnh thấp khớp bố ạ, chân bà trở trời là lại đau. Con thương bà lắm nhưng chắc biết làm sao được. Mong sao bà mãi khỏe mạnh thôi. Sau này lớn con sẽ kiếm thật nhiều tiền để mua thuốc chữa cho bà khỏi bệnh, để bà không phải chịu đau đớn nữa. Bà nhắc bố nhiều lắm đấy ạ.

Mẹ cũng nhớ bố nhiều lắm. Có lần con thấy mẹ lấy áo của bố ra ôm rồi cứ ngồi vậy mãi thôi. Bố về mau đi đừng làm mẹ buồn nhé.

Con mèo hay ăn vụng nhà mình bỏ đi mất rồi bố ạ. Từ cái ngày bố đánh nó ấy nó cứ quanh quẩn không dám về nhà rồi giờ thì bỏ đi mất tiêu. Bố bảo mèo mà mũi đỏ thì hay ăn vụng thế mà đúng thật. Nó đi rồi nhà cũng vắng đi nhiều.

Cái cửa mà bố đóng vào mùa hè giờ mùa đông gỗ nó co lại hút gió lạnh lắm bố ạ. Bố sớm về sửa bố nhé. Còn cái chuồng gà nữa, hôm nọ con gà nó nhảy kiểu gì gãy mất rồi, ở nhà mẹ với con chẳng sửa được gì. Bố mau về bố nhé.

Vậy thôi, thư cũng đã dài. Con dừng bút ở đây bố nhé. Con yêu bố nhiều lắm. Mong sớm nhận được thư bố.

Con gái của bố

29 tháng 10 2021

viết sai thì xin vĩnh biệt cụ

29 tháng 10 2021

vác cả đề cương ra cho giải luôn

29 tháng 10 2021

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích trong văn bản " Kiều ở lầu Ngưng Bích "

- Tác giả: Nguyễn Du

- PTBĐ chính: Miêu tả và Biểu Cảm

Câu 2: 

Nội dung chính: Thể hiện tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ

Câu 3:

Qua đoạn trích chúng ta có thể thấy Thúy Kiều là một người con hiếu thảo. Mặc dù đã bán mình chuộc cha, báo hiếu cho cha mẹ nhưng khi bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích nàng vẫn không ngừng nhớ và xót thương khi tưởng tượng cảnh cha mẹ tựa của ngóng chờ mình. Nàng lo lắng không biết ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ vào những ngày hè oi nóng, lấy ai ấp chiếu chăn cho cha mẹ ngủ vào những ngày mùa đông giá lạnh, ai sẽ múa để mua vui cho cha mẹ xem. Nghĩ đến đây Thúy Kiều lại tự cho rằng mình chưa báo hiếu được cho cha mẹ và buồn bã vô cùng. Qua bốn câu thơ này, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mặt người đọc một người con hiếu thảo, một người con giàu đức hi sinh.

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

29 tháng 10 2021

TL:h đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

^HT^