K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2021

TL:

đồng nghĩa : mộc mạc

trái nghĩa : sang chảnh

đặt câu : Nhà của ông đơn sơ , mộc mạc .

_HT_

3 tháng 11 2021

tu dong nghia don gian

 tu trai nghia cau ki 

dat cau ban tu nghi 

31 tháng 12 2021

ngắn gọn như sau: dầu ăn là tinh chất được lọc từ mỡ động vật hoặc thực vật có tác dụng để nấu ăn và bôi trơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng dầu ăn cho mục đích tình dục mà hãy sử dụng các sản phẩm chuyên dụng khác.

31 tháng 12 2021

dầu ăn là dầu ăn chú là cái gì nữa . chỉ có câu tục ngũ hay ca dao mới có nghĩa bóng với nghĩa đen thôi

10 tháng 10

Tham khảo

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.

Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.

Xem thêm:  Soạn Bài Tính Thống Nhất Về Chủ Đề Của Văn Bản

Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.

Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.

Nguyễn Minh Châu có lẽ thực hiện thành công thiên chức nhà văn của mình khi qua những trang văn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã gửi gắm thiên chức của người đàn bà mộc mạc, tự nhiên và sâu sắc rằng người đàn bà trên thuyền phải sống vì các con. Cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài không phải lúc nào cũng chỉ có đòn roi nước mắt mà cũng có những lúc vợ chồng, con cái thuận hòa, vui vẻ. Người đọc qua đây cũng nhận ra rằng khi đứng trước một tác phẩm cần có cái nhìn con người, đời sống một cách đa diện nhiều chiều. Với bản thân người đàn bà hàng chài, quá khứ với mụ là một may mắn, hiện tại là nạn nhân nhưng tương lai sẽ vì con vì chứ phận làm vợ làm mẹ mà cố gắng sống. Người chồng trong quá khứ là ân nhân người đàn bà hàng chài phải biết ơn, hiện tại là nạn nhân mụ thương cảm và sẻ chia, phải thừa nhận rằng bản chất không hề xấu và trân trọng vai trò không thể thiếu của người chồng.

Nhà văn Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đến con người, một cách chân thực và sâu sắc, ông đã phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người đàn bà hàng chài, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu rộng hơn về con người, về đời sống.

10 tháng 10

mm

   Danh sách các thành viên đạt giải sự kiện: "Viết quan điểm của em về bạo lực học đường" Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm.. Hôm nay là một ngày đầu tuần, các bạn đều đang tràn đầy năng lượng của tuần mới, sau những ngày nghỉ cuối tuần với bao nhiêu dự tính đã hoàn thành phải không nào? Giờ đây các bạn lại đang miệt mài với những nỗ lực và phấn đấu cho những hoài bão...
Đọc tiếp

   Danh sách các thành viên đạt giải sự kiện: "Viết quan điểm của em về bạo lực học đường"

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của Olm.. Hôm nay là một ngày đầu tuần, các bạn đều đang tràn đầy năng lượng của tuần mới, sau những ngày nghỉ cuối tuần với bao nhiêu dự tính đã hoàn thành phải không nào? Giờ đây các bạn lại đang miệt mài với những nỗ lực và phấn đấu cho những hoài bão mới. Cô xin góp thêm chút động lực cho các bạn bằng những phần thưởng gp và coin vô cùng hấp dẫn nha. Để nhận thưởng các em thực hiện các yêu cầu sau:

Bình luận thứ nhất: 

Em đăng ký nhận thưởng sự kiện: "Viết quan điểm của em về bạo lực học đường"

Bình luận thứ hai: Em đăng ký nhận gp:

Bình luận thứ ba:Em đăng ký nhận coin

Thời hạn nhận thưởng từ khi có thông báo đến hết ngày 10/10/2024

Dưới đây là danh sách cụ thể các bạn nhé

stt Họ Và Tên link cá nhân giải thưởng
1 Phạm Trần Hoàng Anh https://olm.vn/thanhvien/318227213761 nhất 20gp
        10coin
2 Nguyễn Lê Phước Thịnh https://olm.vn/thanhvien/278284563305 nhì 10 gp
        5 coin 
3 Nguyễn Tuấn Tú   ba  10 gp
         4coin
4 Lê Bá Bảo Nguyên   tư  20 gp 
        2 coin 

Cuối cùng cô chúc toàn thể các thành viên Olm ngày cuối tuần thật an nhiên và tràn đầy năng lượng của tuần mới để tự tin, yêu đời bước thành công!

 

 

                      

35
7 tháng 10

Em đăng ký nhận thưởng sự kiện: "Viết quan điểm của em về bạo lực học đường"

4
456
CTVHS
7 tháng 10

Chúc mừng mọi người ạ!

7 tháng 10

Lan: "Trời ơi, công việc của em như một cơn lũ, cuốn phăng đi mọi thứ. Em cảm thấy mình chẳng khác nào một con thuyền nhỏ giữa biển cả."

Phương: "Tôi hiểu cảm giác của em. Công việc cũng khiến tôi như đang bơi trong biển rác, không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng em hãy nhớ rằng, sau cơn mưa trời lại sáng."

Lan: "Đúng vậy, em cũng phải nhìn nhận rằng, dù sóng to gió lớn, nhưng em vẫn có thể vượt qua. Em sẽ cố gắng hơn, như một con sóng vượt qua những tảng đá chông chênh."

Phương: "Chính vậy, em phải kiên cường như sắt thép. Những khó khăn chỉ là những trở ngại tạm thời, rồi sẽ qua đi như màn đêm trước ánh bình minh."

Lan: "Cảm ơn bạn, những lời động viên của bạn như một tia hy vọng giữa đêm dài. Em sẽ cố gắng vượt qua, và trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ như núi đá."

Tôi là nhạc sĩ Văn Cao - tác giả của bài "Tiến quân ca". Tôi còn nhớ nguyên ngày tôi tìm được nguồn cảm hứng để sáng tạo nên quốc ca của dân tộc. Ph.D là 1 người bạn thân thiết của tôi khiến cuộc đời mình bước sang một trang mới. Nhờ anh ấy tôi được gặp Vũ Quý và tôi được dẫn lối theo đuổi con đường cách mạng. Cùng thời gian ấy đất nước đang bước vào giai đoạn kháng chiến chống Nhật và cần một bài hát để khích lệ người lính nói riêng và nhân dân ta nói chung. Vì vậy, tôi nảy ra ý tưởng mình phải viết một bài hát đóng góp cho cách mạng Việt Nam và tác phẩm đó chính là "Tiến quân ca". Thật bất ngờ, chỉ sau một thời gian ngắn, Tiến quân ca đã được biểu diễn tại Nhà hát lớn của Hà Nội. Tôi có cơ hội cùng hòa ca cùng đám đông trong một buổi Mít tinh chính bài hát của mình sáng tác dành cho các mạng. Tôi vô cùng, tự hào khi tác phẩm của mình đã trở thành "quốc ca" của Việt Nam... ( bạn có thể viết thêm nhé)

25 tháng 9 2023

Bài hát ra đời gắn với những ký ức Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám cùng những kỷ niệm khó quên của tác giả. Theo lời kể lại vào năm 1976 của tác giả về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca, đó là vào những ngày mùa đông năm 1944, khi cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc đang sục sôi khí thế.
bài văn đây nhé:

 

Tiến quân ca là một trong những sáng tác tâm đắc nhất của tôi. Bài hát được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, cũng như đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời của tôi.

Trong một khoảng thời gian khá dài, tôi đã đánh mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Khi đó, cuộc sống chỉ chìm trong những ngày tháng tuyệt vọng, chán nản. Giữa lúc tôi muốn bỏ cuộc, tôi đã gặp được anh Ph. D. - một người bạn rất thân thiết đã khiến cuộc đời của tôi thay đổi.

Anh Ph.D. đã giới thiệu tôi quen biết với anh Vũ Quý, người đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi lâu năm. Chúng tôi đã có một buổi trò chuyện, với tôi vô cùng quý giá, để từ đó, tôi đã tìm ra hướng đi mới cho bản thân - đi theo cách mạng. Khao khát của tôi là được cùng với đồng đội cầm súng tiêu diệt kẻ thù, nhưng nhiệm vụ của tôi lại là sáng tác nghệ thuật.

Thời điểm đó, khoa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Tôi đã từng sáng tác khá nhiều bài hát về tinh thần yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… tuy nhiên tôi lại chưa từng viết về cách mạng. Dù vậy, tôi dùng hết tất cả lòng nhiệt thành để sáng tác nên bài hát “Tiến quân ca”.

 

Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát. Còn anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Cả ba đều vô cùng xúc động.

Tôi không ngờ rằng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi - Ph. D. qua loa phóng thanh. Lần thứ hai là ngày 19 tháng 8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát tiến quân ca. Sau này, khi bài hát “Tiến quân ca” được chọn làm Quốc ca chính thức của nước Việt Nam, tôi càng lấy làm vinh dự và tự hào.

Bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. 

 

Câu đố vui số 1:Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên một con thuyền trên một dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt. Đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng một lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn cho những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?Câu đố vui số 2:Bên trái đường có một...
Đọc tiếp

Câu đố vui số 1:Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên một con thuyền trên một dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt. Đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng một lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn cho những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?

Câu đố vui số 2:Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà trắng ở đâu?

Câu đố vui số 3:Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em chúng ta?

Câu đố vui số 5: Con trai có gì quý nhất?

Câu đố vui số 6: Tìm điểm sai trong câu: "Dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm"

Câu đố vui số 9: Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai?

Câu đố vui số 10: Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?

Câu đố vui số 11: Một con trâu, đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải 2 vòng. Hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?

Câu đố vui số 12: Loại nước giải khát nào chứa sắt và canxi?

Câu đố vui số 13: Một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Và có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này mà không được bớt hàng ra khỏi xe?

Câu đố vui số 14: Ba thằng què đi trước 1 thằng que hỏi có mấy thằng què?

Câu đố vui số 15: Con gì đầu dê mình ốc?

Câu đố vui khó số 16: Tôi chu du khắp thế giới mà tôi vẫn ở nguyên một chỗ, tôi là ai?

Câu đố vui khó số 17: A gọi B bằng bác, B gọi C là ông nội , C kêu D là cậu, D kêu E là dì, E kêu F là chú, F gọi Z là con. Hỏi A gọi Z bằng gì?

Câu đố vui số 18: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?

Câu đố vui số 19: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?

Câu đố vui hại não số 20: Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?

18
5 tháng 8 2019

Câu 1:Ngừng tưởng tượng

Câu 2:Ở Mỹ

Câu 3:Bàn chải đánh răng

Câu 5:Ngọc trai

câu 6:sắc thắm

Câu 9:Từ sai

Câu 10: Đỉnh Everest

Câu 11:Dưới đất

Câu 12: Cafe 

Câu 13:Bác đi qua, khỏi chạy xe

Câu 14: 2 thằng què

Câu 15:Dốc

Câu 16:cái Team

Câu 17: Bằng miệng

Câu 18:Hội phụ nữ

Câu 19:bả bay=>bảy ba:73

Câu 20:Tại thang máy chỉ đến tầng 35

Bn ơi câu 14 sai rồi đáp án là 1 thằng què

4 tháng 10
Điểm khác nhau giữa tác phẩm Xuân về với Mùa xuân nho nhỏ

- Thể thơ:

+ Mùa xuân nho nhỏ: thơ 5 chữ

+ Xuân về: thể thơ tự do

- Về nội dung: 

+ Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng, tình cảm yêu mến của nhân vật trữ tình, tha thiết muốn gắn bó và yêu thương đối với đất nước, muốn đóng góp tuổi xuân, một mùa xuân nho nhỏ cho đất nước.

+ Tác phẩm Xuân về lại tập trung miêu tả khung bậc mùa xuân với hình ảnh cô gái đi lễ hội, một khung cảnh mùa xuân đầy bình dị và yên bình.

Xem thêm: https://toploigiai.vn/hay-so-sanh-giong-va-khac-nhau-giua-tac-pham-xuan-ve-voi-mua-xuan-nho-nho

2 tháng 10

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

 Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu

- Giới thiệu về bài thơ “Lượm” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

2. Thân đoạn:

- Giải thích nhan đề:

+ Đồng dao: khúc hát của trẻ con ra đồng.

+ Mùa xuân: mùa bắt đầu của một năm.

+ "Đồng dao mùa xuân": khúc hát về những người lính đang tuổi thanh xuân rời xa quê hương để cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Hình ảnh người lính ra trận:

+ "Đi vào núi xanh": người lính rời xa quê hương để tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, tham gia hành quân qua núi rừng.

+ "Những năm máu lửa": năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước vất vả, gian lao.

+ Đó còn là những người lính mang sự hồn nhiên vui tươi: "chưa một lần yêu", "cà phê chưa uống", "còn mê thả diều".

- Sự hi sinh của người lính:

+ "Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa": khi đất nước đã được thống nhất, hòa bình lập lại trên toàn quốc, mọi người được quây quần, đoàn tụ bên gia đình thì người lính mãi mãi nằm lại nơi núi rừng Trường Sơn.

+ "Một lần bom nổ/ Khói đen rừng chiều": hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh với bom đạn, khói súng.

+ "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo": dù hi sinh nhưng tinh thần chiến đấu bất diệt của anh luôn soi sáng cho đồng đội.

+ "Mười, hai mươi năm": thời gian cụ thể, dài đằng đẵng.

+ "Anh không về nữa": ẩn dụ cho sự hi sinh của người lính.

+ "Anh vẫn một mình/ Trường sơn núi cũ": người lính vĩnh viễn gửi gắm tuổi trẻ nơi núi rừng Trường Sơn.

+ "Ba lô con cóc/ Tấm áo màu xanh/ Làn da sốt rét/ Cái cười hiền lành": vừa diễn tả được hiện thực của cuộc chiến vì sốt rét rừng vừa mô tả được hình ảnh người lính xưa trong trí nhớ của đồng đội.

- Sự hóa thân của người lính vào đất trời:

+ Dáng ngồi lặng lẽ dưới cội mai vàng.

+ "Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian": đem đến hai cách hiểu: nỗi nhớ thương của những người lính và nỗi nhớ thương những người con anh dũng của nhân gian.

+ Vẻ mộng mơ của người lính với lí tưởng cao đẹp trong khổ thơ "Anh ngồi rực rỡ/ Màu hoa đại ngàn/ Mắt như suối biếc/ Vai đầy núi non...".

+ "Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành": tuổi trẻ người lính hòa vào mùa xuân đất nước.

+ "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh": người lính hi sinh để lại tuổi xuân tươi trẻ của mình nơi chiến trường để mang đến mùa xuân hòa bình, độc lập cho dân tộc.

- Phân tích về nghệ thuật:

+ Thể thơ bốn chữ ngắn gọn.

+ Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị.

+ Ngôn từ tinh tế.

3. Kết đoạn:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Tác giả đã ngợi ca, bộc lộ lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân quả” là một bài thơ giá trị viết về người lính cụ Hồ.

   + Nghệ thuật: thể thơ bốn chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng biện pháp tu từ,…


Bài siêu ngắn Mẫu 1

Nguyễn Khoa Điềm với bài “Đồng dao mùa xuân” đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ vốn là những con người trẻ tuổi, vẫn còn hồn nhiên nhưng đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời người lính có nhiều gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi là ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Từ đó chúng ta càng thêm khâm phục tinh thần, ý chí của những người chiến sĩ. Họ đã ra đi nhưng còn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Hình ảnh những người anh hùng kiên trung, bất khuất sẽ mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.

Quảng Cáo - Xem Tiếp Nội Dung Bên Dưới >
Bài siêu ngắn Mẫu 2

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính đã đem đến cho tôi nhiều ấn tượng. Từng câu thơ đọc lên giống như một trang nhật kí về cuộc đời của người lính từ lúc họ mới vào chiến trường, chiến đấu rồi hy sinh. Khi mới vào chiến trường, họ vẫn còn là những chàng thanh niên hồn nhiên, chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, thì tấm lòng nhiệt huyết cách mạng vẫn cháy trong trái tim của họ. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, thân xác nằm lại nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Dù đã hi sinh, nhưng đồng đội vẫn nhớ đến họ với niềm thương cảm, xót xa. Còn với nhân dân, người lính đã trở thành một tượng đài bất tử, đáng ngưỡng mộ, trân trọng. Với bài thơ này, tác giả đã ngợi ca, bộc lộ lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân quả” là một bài thơ giá trị viết về người lính cụ Hồ.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ 'Đồng dao mùa xuân' để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính anh hùng. Bài thơ là khúc hát về cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ. Anh lính trẻ bỏ lại cuộc sống hồn nhiên để nghe theo tiếng gọi của trái tim, của Tổ quốc thân yêu. Đời lính gian khổ, thiếu thốn với quân trang ít ỏi 'Ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh', bệnh tật giữa rừng 'làn da sốt rét' nhưng anh vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Ta càng thêm khâm phục ý chí, quyết tâm chiến đấu của anh để rồi biết ơn trước hi sinh anh dũng vì độc lập dân tộc. Câu thơ ngắn gọn cùng cách ngắt nhịp 2/2 giúp nhà thơ bày tỏ tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của đồng đội và nhân dân. Hình ảnh những người anh hùng, kiên trung, bất khuất sẽ mãi in sâu trong tâm trí người dân Việt Nam.

Bài tham khảo Mẫu 1

Đến trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm, tôi cảm thấy ấn tượng với “Đồng dao mùa xuân”. Tác giả dường như đang kể lại câu chuyện về người lính từ lúc mới vào chiến trường, những năm tháng chiến tranh khốc liệt và sự ra đi mãi mãi. Khi mới vào vào chiến trường, họ mới chỉ là những chàng trai còn rất trẻ. Tính cách vẫn còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm - chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Dù vậy thì với lòng dũng cảm, lí tưởng cao đẹp và giàu lòng yêu nước, họ đã gia nhập quân ngũ, vào chiến trường. Cuộc đời người lính đầy khó khăn, tư trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc đựng vài vật dụng cần thiết, cùng với bộ quần áo xanh - màu xanh đặc trưng của người lính. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Tuổi thanh xuân của họ đã cống hiến cho đất nước, trở nên bất tử. Những câu thơ bốn chữ ngắn gọn với cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ được tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của đồng đội và nhân dân. Đó là niềm cảm phục, tự hào, biết ơn tới những người lính đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời vì độc lập dân tộc. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân” là một bài thơ giàu cảm xúc, giúp chúng ta thêm hiểu và trân trọng về những người lính hơn.

Bài tham khảo Mẫu 2

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã giúp tôi hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Nhà thơ đã kể lại câu chuyện về người lính từ lúc mới vào chiến trường cho đến khi chiến tranh đã qua, họ đã hy sinh. Khi còn trẻ tuổi, người lính còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống - chưa một lần yêu, cà phê chưa biết uống. Nhưng họ có một trái tim nhiệt huyết, luôn tin tưởng vào cách mạng, nên đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời của họ đã trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn - hành trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Điều này giúp tôi thêm khâm phục về tinh thần, nghị lực của những người thanh niên trẻ tuổi, trẻ lòng đó. Và rồi, chiến tranh khốc liệt đã khiến họ ra đi mãi mãi. Người còn sống vẫn nhớ về họ với tấm lòng trân trọng, yêu mến - đó là đồng đội, là nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Bài thơ đã mang đến cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc về một thế hệ con người đáng tự hào của dân tộc.

Bài tham khảo Mẫu 3

Mỗi khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em lại thêm cảm phục và biết ơn những người lính cụ Hồ đã chiến đấu dũng cảm cho độc lập dân tộc. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, vẫn đang rong ruổi chạy theo những cánh diều và chưa một lần biết đến tình yêu nhưng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Người lính làm em càng thêm kính mến với sự dũng cảm, kiên cường chiến đấu "Mỗi lần bom nổ... Anh thành ngọn lửa". Trong trận chiến ác liệt, anh đã hi sinh anh dũng, nằm lại nơi núi rừng Trường Sơn, nhưng tên tuổi, chiến công của anh sẽ mãi sáng ngời với non sông đất nước. Và khi mùa xuân nhân gian, mùa xuân của đất nước đến với bao nhớ thương, đồng đội và nhân dân vẫn luôn in sâu hình bóng anh trong tâm trí. Những hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ mộc mạc cùng biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh ngồi" đã góp phần truyền tải những tình cảm, cảm xúc của bài thơ tới bạn đọc. Bài thơ chính là lời hát ca tự hào về những người lính đã hi sinh tuổi xuân và xương máu đất nước trọn vẹn, là khúc tưởng nhớ, biết ơn của toàn thể dân tộc tới những con người anh hùng.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nhan-ve-bai-tho-dong-dao-mua-xuan-lop-7-a159503.html