HÃY NÓI VỀ VIỆC TỐT MÀ BẠN ĐÃ LÀM ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
TẬP LÀM VĂN
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện sự tích hồ Ba Bể kể về tấm lòng nhân hậu của hai mẹ góa khi giúp đỡ bà lão ăn xin. Chính lòng nhân ái nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang những người nghèo khổ, hoạn nạn của hai mẹ con đã giúp em mẹ con bà góa và dân làng thoát khỏi kiếp nạn.
Ý nghĩa câu truyện Hồ Ba Bể:
Câu chuyện sự tích về hồ Ba Bể muốn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang những người nghèo khổ, hoạn nạn. Chúng ta không được ích kỷ cũng như vô cảm với những người khó khăn xung quanh chúng ta. ... Cần phải biết yêu thương và đùm bọc người khác khi gặp khó khăn.
a)3 phần / đoạn 1: giới thiệu về cây đa. Đoạn 2: Tả cây đa. Đoạn 3: kỉ niệm của bn nhỏ vs cây đa
b) Mik ko nhớ!!!
c) Thân cây, rễ cây, cành cây,lá cây. Thân cây vặn vẹo....nhưng dày hơn nhiều.
d)Cành cây như những cánh tay chắc khỏe, vươn mọi phía
HT!~!
Văn bản chứa câu trên là "Cổng trường mở ra".
Ý nghĩa nhan đề của văn bản là:
Thể hiện sự chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu và đầy sức cuốn hút, thế giới của kho tàng tri thức và đề cao vai trò của nhà trường
rong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng muốn mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, nhưng nếu chưa may mắn được hoàn hảo thì ta hãy làm người tốt trước đã. Bạn biết thế nào là một người tốt không? Theo mình, một người tốt là một người có trái tim yêu thương, một người biết sống vì cộng đồng và giúp đỡ người khác. Những công việc tốt luôn giúp ta trở nên tốt hơn mỗi ngày. Bởi vậy mà mình đều cố gắng làm việc tốt mỗi ngày.
Tuần vừa rồi mình cùng các bạn trong xóm tập hợp lại tới thăm cụ Tâm, người già neo đơn của thôn, đi cùng có cán bộ thanh niên của Đoàn xã. Sau khi trao tặng phần quà của xã nhà cho cụ, mình và các bạn giúp đỡ các cụ dọn lại nhà cửa, quét lại vườn nhà . Chúng mình cũng tranh thủ ở lại nấu cơm để cùng cụ ăn trưa, vừa trò chuyện cho cụ vơi đi phần nào sự cô đơn khi nhà cửa vắng vẻ.
Cụ Tâm vốn có chồng và hai người con trai nhưng vì tham gia kháng chiến nên cả chồng và hai con đều hy sinh. Đó là mất mát và nỗi đau lớn trong cụ. Vì vậy, chúng mình đều hiểu và thương cụ rất nhiều. Đặc biệt, khi được trò chuyện với cụ Tâm, mình càng thêm thương và khâm phục cụ hơn khi biết rằng cụ vẫn dành những đồng lương ít ỏi của mình để giúp đỡ những bạn nhỏ khuyết tật.
Sau bữa ăn, chúng mình tạm biệt cụ ra về. Lòng vẫn mang nặng những nghĩ suy, mình thầm hứa sẽ chăm sang nhà cụ hơn để động viên, giúp đỡ cụ.
Có một kỉ niệm từ hồi lớp 5 mà em luôn vui và hạnh phúc mỗi khi nghĩ về nó. Có lẽ với nhiều người nó là chuyện quá đỗi bình thường nhưng với em, em cảm nhận được ý nghĩa từ công việc ấy.
Đó là một ngày thời tiết không hề đẹp chút nào, Huế vào mùa mưa thường là những cơn mưa dai dẳng, chẳng ngớt. Em lang thang trên đường đi học về, phố xá vì mưa mà buồn lại buồn thêm. Nơi vỉa hè sát chợ có một người đội mưa đang ngồi lẻ loi bán mớ rau non, trên đầu đội chiếc nón lá, người đó mang cái áo mưa mỏng tanh. Tiến lại gần em mới thấy được rõ vẻ mặt đáng thương của một cụ già tuổi đã ngoài tám mươi, cụ ngồi run rẩy vì vị lạnh của cơn mưa trong tiếng chào mời mấy vị khách qua đường. Ai cũng lắc đầu trước lời mời ấy, có lẽ vì mưa mà ai cũng vội vàng chóng vánh.
Thương cụ quá chẳng biết làm sao, nhớ ra còn mười ngàn trong túi mẹ nhét vội vào cặp để em ăn sáng nhưng vì trễ giờ nên chưa kịp ăn, em lấy số tiền ấy ra mua hơn một nửa mớ rau của cụ. Nhìn cụ vui mừng bởi vị khách nhỏ tuổi mà em thương lắm. Cụ bảo:
- Sáng đến giờ cụ chưa bán được đồng nào, may nhờ có cháu tới mưa giúp, không chắc cụ phải mang về quá.
Em mỉm cười dù lòng lúc này như có chút gì đó đắng lại. Nghẹn ngào em đáp:
- Dạ vâng cụ, không có gì ạ. Cụ cố bán rồi về sớm kẻo mưa lạnh, đường lại trơn nữa mà về tối quá lại nguy hiểm cụ ạ.
Cụ hiền từ nhìn em:
- Ừ cháu, cháu là đứa trẻ ngoan ngoãn, ba mẹ cháu chắc hạnh phúc vì cháu lắm đấy.
Em mỉm cười rồi chào cụ ra về, em ước giá như lúc ấy có đủ tiền sẽ mua hết mớ rau ấy cho cụ. Cuộc sống thật còn nhiều những mảnh đời đáng thương và khốn khó, giá mà có thể làm được điều gì đó lớn lao hơn cho họ lúc ấy thì tốt biết bao. Em thầm nghĩ.
Về nhà, mẹ em ngạc nhiên bởi mớ rau tôi cầm trên tay. Mẹ hỏi:
- Con mang rau ở đâu về thế?
Em đem câu chuyện vừa rồi kể cho mẹ nghe, trong ánh mắt em nhìn thấy sự tự hào nơi mẹ. Mẹ xoa đầu em, âu yếm nói:
- Con của mẹ đã lớn thật rồi. Biết cảm thông và giúp đỡ mọi người thế là tốt. Mẹ vui vì việc làm đó của con. Còn bây giờ còn lên thấy đồ rồi hai mẹ con ta chuẩn bị món canh rau cho cả nhà nhé.
Em "Dạ", rồi thấy đồ xong cùng mẹ chuẩn bị bữa tối trong phấn khởi, dù vậy trong lòng vẫn nghĩ suy không biết bà cụ trên vỉa hè đã bán hết rau chưa.