K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12

hảo thơ

24 tháng 12

bo m bi lac dell dau

DS
24 tháng 12

tham khảo:
 

Trải nghiệm tự giặt bộ quần áo trắng có thể được nhìn nhận như một biểu tượng của quá trình phát triển trách nhiệm cá nhân và khả năng tự lập, đồng thời phản ánh sự chuyển đổi nhận thức về giá trị lao động hàng ngày trong mối quan hệ gia đình và xã hội. Đây là một sự kiện nhỏ bé nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, thúc đẩy tôi nhìn nhận lại bản thân và môi trường sống xung quanh.

Vào một buổi chiều sau giờ học, tôi nhận thấy bộ đồng phục trắng của mình bị vấy bẩn nghiêm trọng, hậu quả của những hoạt động không cẩn thận trong ngày. Những vết bẩn này bao gồm cả đất bám trên tay áo và những dấu mực trên cổ áo, khiến tôi không khỏi lo lắng. Trong bối cảnh mẹ tôi đang tất bật với những công việc khác, tôi quyết định tự mình thực hiện nhiệm vụ giặt quần áo, một quyết định mang tính chủ động và cũng đầy thách thức. Quá trình này không chỉ đơn thuần là công việc làm sạch mà còn là một hành trình khám phá năng lực và trách nhiệm cá nhân, mở ra cơ hội để tôi đối diện và giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Bước đầu tiên của quá trình là phân loại và ngâm quần áo trong dung dịch xà phòng phù hợp. Tôi đã phải tìm hiểu cách lựa chọn loại xà phòng và lượng nước sao cho hợp lý. Ngay lập tức, tôi đối diện với những thách thức trong việc xử lý các vết bẩn cứng đầu, đặc biệt là ở những vị trí khó như cổ áo và tay áo. Để loại bỏ chúng, tôi phải áp dụng kỹ thuật vò và chà sát, một thao tác tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa sức lực và sự kiên nhẫn. Mỗi lần vò, tôi nhận ra rằng việc tạo áp lực đúng mức và duy trì động tác liên tục không phải là điều dễ dàng. Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc này đã giúp tôi nhận ra rằng ngay cả những công việc tưởng như nhỏ nhặt nhất cũng có tính phức tạp và giá trị riêng của nó.

Khi hoàn tất bước giặt, tôi chuyển sang giai đoạn xả nước. Đây không chỉ là công việc rửa trôi xà phòng mà còn là bước kiểm tra và tinh chỉnh để đảm bảo chất lượng của kết quả cuối cùng. Giai đoạn này không chỉ yêu cầu sự lặp lại mà còn đòi hỏi sự tinh tế trong việc kiểm tra và đảm bảo không còn xà phòng dư thừa. Mỗi lần xả nước, tôi nhận ra sự quý giá của nguồn tài nguyên này, đồng thời hiểu rõ hơn về tác động của việc sử dụng nước đối với hiệu quả công việc và môi trường. Tôi cũng học được cách điều chỉnh lượng nước sao cho đủ để làm sạch nhưng không lãng phí. Sau đó, tôi cẩn thận vắt khô và phơi quần áo, chú ý chọn vị trí sao cho ánh sáng mặt trời có thể tiếp xúc tối ưu để đảm bảo quá trình diệt khuẩn và làm khô đạt hiệu quả cao nhất. Việc lựa chọn đúng thời điểm và không gian phơi đồ càng làm tôi nhận thức rõ hơn về sự tỉ mỉ cần thiết trong từng công đoạn.

Khi bộ đồng phục khô ráo và sạch sẽ, tôi cảm thấy một niềm tự hào sâu sắc. Đây không chỉ là thành quả của một quá trình lao động tự chủ mà còn là sự trưởng thành trong nhận thức về ý nghĩa của sự đóng góp cá nhân trong gia đình. Tôi bắt đầu hiểu rõ hơn sự vất vả mà mẹ tôi phải đối mặt hàng ngày khi chăm sóc cho cả gia đình, đồng thời cảm nhận được giá trị của từng công việc nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng. Thông qua trải nghiệm này, tôi không chỉ học được kỹ năng giặt quần áo mà còn thấm nhuần bài học về tinh thần trách nhiệm, sự cần mẫn và sự sẻ chia.

Từ một sự kiện tưởng chừng đơn giản, tôi đã nhận ra rằng những công việc hằng ngày, dù nhỏ nhặt, đều chứa đựng ý nghĩa lớn lao khi được nhìn nhận từ một góc độ tích cực và trân trọng. Trải nghiệm này đã trở thành một bài học sâu sắc, nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm và sự sẻ chia trong cuộc sống gia đình và xã hội. Nó không chỉ là câu chuyện cá nhân mà còn là lời nhắc nhở về giá trị của những nỗ lực cá nhân trong việc xây dựng một cuộc sống hài hòa và ý nghĩa.

 

24 tháng 12
1. Tình yêu quê hương trong từng câu thơ

Ngay từ nhan đề "Ta yêu quê ta", Lê Anh Xuân đã khẳng định mạnh mẽ tình yêu của mình đối với quê hương. Từ "ta" ở đây không chỉ là một cá nhân, mà còn đại diện cho cả một thế hệ, một dân tộc. Tình yêu quê hương không chỉ là tình cảm riêng tư, mà còn là tình cảm chung của mọi người.

2. Hình ảnh quê hương gần gũi và bình dị

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, giản dị nhưng đầy sức sống để miêu tả quê hương. Đó là cánh đồng lúa bạt ngàn, dòng sông xanh mát, những ngôi nhà đơn sơ, cùng với những con người chăm chỉ, cần cù. Mỗi hình ảnh đều được tác giả chọn lọc và miêu tả tỉ mỉ, làm nổi bật vẻ đẹp giản dị và thân thương của quê hương.

3. Niềm tự hào và biết ơn

Bên cạnh tình yêu, Lê Anh Xuân còn thể hiện niềm tự hào về quê hương. Ông tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, về những con người đã hy sinh, cống hiến cho đất nước. Niềm tự hào ấy không chỉ là lòng biết ơn đối với quá khứ, mà còn là động lực để ông và thế hệ sau tiếp tục xây dựng và bảo vệ quê hương.

4. Lời nhắn nhủ

Bài thơ còn là lời nhắn nhủ chân thành đến thế hệ trẻ, hãy biết trân trọng và yêu quý quê hương, hãy gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã để lại. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, để quê hương mãi mãi là nơi đáng sống, nơi ta luôn hướng về với niềm tự hào và yêu thương.

Kết luận

"Ta yêu quê ta" của Lê Anh Xuân không chỉ là một bài thơ về tình yêu quê hương, mà còn là một bản tuyên ngôn về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Qua từng câu thơ, nhà thơ đã gửi gắm những tình cảm chân thành, những suy tư sâu sắc về quê hương, đất nước. Đó là tình cảm mãnh liệt, là niềm tự hào không gì có thể thay thế được.

24 tháng 12

Chiều, tan học, tôi lại rảo bước trên con đường quen, nơi mà trước đây tôi và An – một người bạn thân thiết thuở nhỏ của tôi có bao nhiêu là kỉ niệm, vui có, buồn có. Nhưng có lẽ kỉ niệm về ngày An dạy tôi chạy xe đạp làm tôi nhớ mãi…

Ngày ấy, An sống cùng bà ngoại ở cạnh nhà tôi, bởi An là con gái nên chúng tôi cũng dễ dàng trở nên thân thiết với nhau. An là một cô bé rất đáng yêu, hay cười và hơn tôi rất nhiều điều khác. An có một làn da nâu với mái tóc ngắn so le khiến cô bé trở nên mạnh mẽ. Tôi yêu mến An ở sự mạnh mẽ – An chưa lần nào khóc!

Sáng nào cũng thế, An đều qua nhà tôi và rước tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe mà chỉ vì tôi không biết chạy xe đạp. Cứ như thế mà An chở tôi mấy năm liền. Cho đến những ngày cuối cấp 1, đó là ngày cuối tuần, tôi đứng trông mãi mà không thấy An đến. Thế là tôi bèn đi qua nhà An xem cô nàng có ngủ quên hay không. Đến nhà thì bà ngoại An bảo rằng An đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng rơ trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ lúc nhỏ tôi là cô bé được chìu chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng!!

Đến lớp, tôi tiến về An liền.

– An! Sao hồi sáng An không rước Chi? Để Chi đi bộ đau chân rồi nè!!

An vẫn điềm nhiên và nói với vẻ nghiêm khắc:

– Sau này An sẽ không chở Chi đi nữa đâu! Chi lớn rồi chứ còn bé gì đâu. Sáng mai An sẽ chỉ cho Chi chạy xe đạp!

An nói bấy nhiêu rồi đi ra ngoài, tôi cũng chả nói được điều gì. Sáng hôm sau, An bắt đầu tập cho tôi chạy xe. Tôi rất nhát nên khi leo lên xe, đạp được hai, ba vòng đã ngã. Cứ như thế, tôi không chịu được nữa, tôi bắt đầu khóc.

– Chi không tập nữa đâu, té đau lắm!!

– Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục. Nếu không sẽ thất bại mãi đấy.

Câu nói lúc này của An khiến tôi có thêm động lực, tôi bắt đầu luyện chạy xe đạp nhiều hơn… Va rồi tôi đã thành công. Hôm ấy tôi sang nhà An để khoe kết quả của mình. Thế nhưng, tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ba mẹ An đã rước An ra Hà Nội. Tôi như không tin vào sự thật nữa. Và đến bấy giờ tôi mới hiểu được câu nói của An " sẽ không chở Chi đi học nữa "… Tôi đứng lặng, nước mắt bỗng rơi.

Ngày hôm nay, tuy mỗi đứa đã mỗi nơi, nhưng tôi vẫn không sao quên được hình bóng của An. Tuy đó chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó sẽ mãi mãi là một kỉ niệm – một khinh nghiệm sống trong đời tôi: "Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục". Giờ này nơi đâu đó, chắc An cũng đang nghĩ về tôi.

Bài làm 3

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi

Hơi dài nhé bạn

24 tháng 12

Bài thơ đánh thức tình cảm yêu thương dành cho quê hương cùng sự trân trọng kí ức tuổi thơ của mỗi chúng ta. Mỗi người đều sẽ lớn lên, trưởng thành, nhưng phần kí ức tươi đẹp gắn với quê hương, xứ sở thì sẽ còn mãi. Việc khắc ghi trong tâm trí bóng hình quê hương không gắn với những gì cao xa, lớn lao. Quê hương bình dị, mộc mạc và dù là ai thì ta cũng cần trân trọng. Chúng ta phải biết lưu giữ, nâng niu những gì tươi đẹp, mộc mạc để hiểu để nhận thức về quê hương.

Kỉ niệm có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.Trong suốt những năm tháng học ở trường Tiểu học mến yêu,em cũng có rất nhiều kỉ niệm với các thầy cô giáo.Đặc biệt nhất đó là kỉ niệm giữa em và cô Hoàng Anh. Mặc dù,bây giờ cô trò đã xa nhau nhưng kỉ niệm sâu sắc của cô với em thì em không thể quên được.Khi mới bước chân vào lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ.Ở lớp,môn toán của em vẫn còn ở muacs tạm ổn.Bù lại vào...
Đọc tiếp

Kỉ niệm có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.Trong suốt những năm tháng học ở trường Tiểu học mến yêu,em cũng có rất nhiều kỉ niệm với các thầy cô giáo.Đặc biệt nhất đó là kỉ niệm giữa em và cô Hoàng Anh.

Mặc dù,bây giờ cô trò đã xa nhau nhưng kỉ niệm sâu sắc của cô với em thì em không thể quên được.Khi mới bước chân vào lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ.Ở lớp,môn toán của em vẫn còn ở muacs tạm ổn.Bù lại vào đó em lại là người duy nhất cầm bút sai cách nên cô vẫn phải thường xuyên cầm tay em để chỉ em cách.

Em nhớ như in hôm đó là vào giờ tập viết như mọi hôm,không khí trong lớp học thật náo nhiệt.Trên bục giảng cô cầm viên phấn nhẹ nhàng viết thật đẹp.Khi viết xong,cô quay xuống nói với cả lớp:

     -Bài hôm trước đã có rất nhiều bạn viết đã tiến bộ,nhưng còn lại vài bạn chữ viết còn nguệch ngoạc.Bài hôm nay các con cố gắng hơn nữa nhé!

Em đang cố gắng viết những dòng dữ thì cô đi qua.Cô nhẹ nhàng chỉ bảo và hướng dẫn.Từng nét chữ trong vở của cô thật đẹp mà thanh thoát biết bao!Tâm trạng của em lúc đó vừa hồi hộp và lo sợ cô mắng.Nhưng trái ngược với suy nghĩ của em thì cô lại động viên em.Ánh mắt của cô thật làm xao xuyến lòng người.

Mặc dù không học ở trường nữa,nhưng em vẫn luôn nhớ đến từng cử chỉ và trái tim ấm áp của cô.Mỗi khi được gặp lại cô trong lòng em lại vui vẻ biết bao.Những lời nói của cô làm em lại nhớ đến buổi tập viết hôm đó.Em mong cô sẽ luôn mạnh khỏe để dìu dắt các thế hệ học sinh đến  bến bờ tri thức.

đối với bài văn này thì được mấy điểm ?/4

1
25 tháng 12

6 nha