K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

mấy cái bn kia

đây là phần câu hỏi của ng ta

đừng cs mà đem ra lm cái chợ nhé

ko TL đc thì next

thik thì vào trang riêng mà ib

ở đây lỡ bị khóa phần câu hỏi này là mất bài của ng ta à?

lm ko chịu suy nghĩ 1 tý ik

22 tháng 10 2021

anh ơi anh có biết cách xóa bài đăng phần hỏi bài ko ạ

22 tháng 10 2021

TL

NĂM 2000
Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này,với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.
Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.
Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

HT

22 tháng 10 2021

Từ hàng triệu năm nay, loài người đã xuất hiện trên Trái Đất. Chúng ta được đất nuôi dưỡng, được hít thở bầu không khí trong lành,... Có thể nói, con người đã được hưởng lợi rất nhiều từ thiên nhiên, môi trường. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng: rất nhiều những vật dụng phế thải của chúng ta đang dần dần huỷ hoại tự nhiên, đầu độc và làm ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta.

     Hãy hảo vệ ngôi nhà chung, bảo vệ Trái Đất thân yêu - lời kêu gọi đó đã được cả thế giới hưởng ứng, và ngày 22 tháng 4 hàng năm đã trở thành Ngày Trái Đất. Văn bản này được soạn thảo nhân dịp Việt Nam tham gia chương trình nói trên. Thông tin về ngày Trái Đất đã được thu hẹp, thể hiện tập trung trong chủ đề: "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông".

     Văn bản này gồm ba phần: trình bày nguyên nhân ra đời của thông điệp Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000; phân tích tác hại và đưa ra những giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông; và kết lại bằng lời kêu gọi mọi người hãy quan tâm hành động vì môi trường bằng việc làm cụ thể: "Một ngày không dùng bao bì ni lông".

     Trọng tâm thông điệp của văn bản này là phần thứ hai. Ở phần này, các nguyên nhân khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến môi trường được đưa ra phân tích, làm cơ sở đề xuất những giải pháp khả thi. Nguyên nhân chính khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến môi trường là "tính không phân huỷ của plaxtíc". Xung quanh đặc tính của loại rác thải này là hàng loạt các khả năng nguy hại đến môi trường mà văn bản đã chỉ ra. Thêm nữa, trực tiếp hoặc gián tiếp ni lông có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người (nguyên nhân của những căn bệnh hiểm nghèo: ngộ độc, ung thư, dị tật bẩm sinh...). Như vậy, vấn đề "chúng ta cần phải làm” để giảm thiểu các khả năng nguy hại do sử dụng bao bì ni lông trở nên bức thiết. Bốn giải pháp mà văn bản đưa ra đã căn cứ trên tình hình thực tế, từ bản chất khoa học của vấn đề vừa thuyết minh, nên tỏ ra thuyết phục và có tính khả thi cao. Từ "vì vậy" có vai trò rất quan trọng trong lập luận của toàn văn bản, góp phần đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các đoạn. Những giải pháp cụ thể ở đây (tuy chưa giải quyết được tận gốc song đó là vấn đề nan giải đối với cả thế giới chứ không chỉ riêng chúng ta) nhằm hạn chế việc dùng bao bì ni lông. Tính khả thi của các giải pháp này là điều kiệN >



 

22 tháng 10 2021

Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.

Thể loại văn này khác với văn nghị luận, miêu tả, tự sự, toàn bộ thông tin phải được cung cấp đúng sự thật, không mang tính chất hư cấu. Bởi vậy mọi người khi có nhu cầu đọc văn này sẽ nhận được thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.

Văn bản này gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Người làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Thông dụng nhất chúng ta thường thấy văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, chức năng, cách dùng,…để con người hiểu.

Các văn bản thuyết minh quan trọng là yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề.

Tính chất của thể loại này là độ chính xác cần cao độ, người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác.

Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.

Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích.

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ lủi thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì...
Đọc tiếp

Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ có một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ lủi thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó.”

(Ngữ văn 8, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1.

a. Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và gọi tên trường từ vựng đó

                            MÌNH CẦN GẤP

0
20 tháng 10 2021

chí phải =) 

hok tốt

20 tháng 10 2021

yep bn ạ

Chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời, phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi. Tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông rất xuất sắc. Đoạn văn trích trên đây, dù chỉ phác qua một cảnh nhỏ, cũng cho ta thây nỗi lồng đau khổ của bé Hồng trong những ngày xa mẹ, sống nhờ và niềm sung sướng tột độ trong giây phút gặp lại mẹ – người mẹ yêu quý, đáng thương nhất của mình, bây lâu chờ mong, khao khát.

Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc dù gần một năm trời sông bơ vơ đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bâ’t công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến “cổ họng nghẹn ứ” muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi” cái cổ tục ấy nếu như nó cụ thể như hòn đá, cục thủy tinh. Lòng thương yêu, kính trọng mẹ đã giúp Hồng trước sau nhận rõ ác ý của người cô cay nghiệt vẫn thấy mẹ mình phải được che chở phải được sống đàng hoàng giữa cuộc đời. Trong lòng chú bé, nguyên vẹn người mẹ rất đáng yêu, rất đẹp với “gương mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn… tươi đẹp như thuở cồn sung túc”. Trong sâu thẳm cảm giác vẫn nguyên sự ấm áp “mơn man khắp da thịt”, “hơi quần áo… hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường”, sau bây lâu xa vắng, giờ lại được ngồi gọn trong lồng mẹ. Giây phút thiêng liêng đến xúc động!

Chính vì rất yêu thương mẹ và trong lòng bao giờ cũng chỉ thây cổ mẹ là gần gũi, thương xót mình nhất, nên bé Hồng luôn cảm thấy buồn tủi trong cảnh sống nhờ. Trước thái độ miệt thị của người cô, Hồng “im lặng, cúi đầu xuống đất, lồng thắt lại, khóe mắt cay cay”, có lúc “nước mắt tôi đã ròng ròng…” khi người cô cứ

xiết mãi nỗi đau ấy. Ngay cả lúc bất ngờ gặp mẹ, nỗi mừng của Hồng cũng chất chứa cái tủi, khiến chú “òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở” trong lòng mẹ.
Một chuỗi ngày nén yêu thương, tủi hờn cũng là chuỗi ngày Hồng khao khát muốn gặp mẹ. Nỗi khao khát ây thể hiện rõ trong bước chạy “ríu cả chân lại” của chú bé. Nỗi khao khát ấy khiến chú bé hình dung đến sự tuyệt vọng ghê gớm của người đi giữa sa mạc gặp ảo ảnh dòng nước, nếu bị nhận lầm dáng mẹ. Cảm giác ấm áp sung sướng tuyệt vời “đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” khi được trong lòng mẹ, cho ta thây nỗi khao khát ấy cụ thể, xúc động biết chừng nào.

Phải như bé Hồng trong phút lăn vào lòng mẹ, “được bàn tay mẹ vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng cho”, mới cảm thấy hết một nỗi “êm dịu vô cùng” mà chỉ mẹ mới có thể cho ta.

Chúng ta, ít người rơi vào cảnh đời cay đắng ấy, vì có mẹ chăm sóc, che chở, âu yếm. Em cũng may mắn như thế. Chính vì thế mà em cảm thương nỗi đau của thuở nhỏ Nguyên Hồng, nỗi đau của thân phận sông bơ vơ đầy tủi nhục, thèm khát tình thương. Qua tâm trạng của chú bé Hồng, em hiểu hơn những bạn , nhỏ vì chiến tranh, vì thiên tai phải mất cha mẹ, họ khổ đau biết chừng nào. Dù xã hội, bà con có cưu mang, nuôi ăn học nhưng làm sao lấp nổi nỗi cô đơn, buồn tủi trong lòng những đứa con xa mẹ, mất mẹ. Nỗi đau ấy đeo đẳng con người suốt một đời. Và cũng suốt một đời, tìm đâu thấy bàn tay quen thuộc vuốt ve âu yếm, lời ngọt ngào, trách mắng mến yêu, ruột thịt chỉ có ở mẹ. Hình ảnh và tâm sự của bé Hồng đã xúc động lòng em, khiến em thấy đầy đủ mọi niềm vui của mình được sông có mẹ là rất quý báu.

20 tháng 10 2021

Đoạn 1

      "Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

Đoạn 2

      Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,.... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu, mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. 

Đoạn 3

      Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. Sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt. Mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu không mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. Và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. Và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào một buổi chiều tan học. Bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình. Cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. Trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. Và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.

Đoạn 4

      Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.

Đoạn 5

       Văn bản Trong lòng mẹ, tác giả khắc họa thành công nhân vật chú bé Hồng. Bé Hồng để lại cho bao người đọc niềm xót xa, thương cảm trước số phận tủi cực, tuổi thơ cay đắng, gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi tình yêu thương vô bờ bến mà cậu bé dành cho mẹ. Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ: bố mất trong vòng nghiện ngập,mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Cậu phải ở với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh. Bà ta luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu mình những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình. Trong cuộc nói chuyện với bà cô, nỗi đau đớn, tủi cực của bé Hồng không thể nào kể xiết. Lúc thì lòng "thắt lại", khóe mắt "cay cay", lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng" rớt xuống hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ". Những hình ảnh đó thể hiện sự đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận của em. Là một cậu bé thông minh,Hồng sớm nhận ra ý nghĩ cay độc, rắp tâm tanh bẩn của bà cô. Mặc dù rất nhớ mẹ, rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối. Hồng cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng. Cậu căm tức những thành kiến:"Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiền cho đến khi nào kì nát vụn mới thôi". Lời văn như sôi sục, tuôn trào, đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của cậu bé Hồng. Hình ảnh so sánh cảm giác bé Hồng nếu không được gặp mẹ giống như người bộ hành sắp gục ngã giữa sa mạc nhìn thấy dòng nước mát nhưng đó chỉ là ảo giác, nhấn mạnh cảm giác khi tuyệt vọng khi không được gặp mẹ, tình yêu mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng. Gặp mẹ, cậu bé sung sướng đến tột cùng, dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phú trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.

20 tháng 10 2021
Tôi đã đọc cái gì
20 tháng 10 2021

bn tỉnh tò ai kệ bn nhưng ko đc ở đây

19 tháng 10 2021

20 VÍ DỤ!?

NHIỀU THẾ

19 tháng 10 2021

Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến, cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô. Người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương nhưng không, cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa. Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra và tình yêu đối với mẹ đã làm cậu bé Hồng vượt qua tất cả và còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.

~HOK TỐT ~ 

19 tháng 10 2021

12 câu  của bạn

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.