Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những bài học gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. An Nam Đô Hộ Phủ. Năm Kỹ Mão (678) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện, và đặt An Nam đô hộ phủ18. Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.
Năm 111 tr.CN, nhà Hán cử hàng chục vạn quân tấn công ồ ạt vào Nam Việt. Sau một thời gian chống cự, vua tôi nhà Triệu kẻ bị bắt, kẻ bị giết. Quân Hán do Lộ Bác Đức, Dương Bộc chỉ huy bắt được Lữ Gia- tể tướng Nam Việt đưa về Hán. Bọn giám quân của Nam Việt ở hai quận Quế Lâm là Cư Ông cùng các điển sứ quận Giao Chỉ, Cửu Chân đầu hàng nhà Hán. Bấy giờ, nhân tình hình rối loạn của Nam Việt, quận trưởng Tây Vu là Tây Vu vương nổi dậy với ý đồ khôi phục độc lập cho Âu Lạc. Nhưng vì lực lượng yếu, Tây Vu vương bị tả tướng Giao Chỉ là Hoàng Đồng giết chết. Cuộc khởi nghĩa thất bại, đất Âu Lạc từ đó bị nhà Hán đô hộ.
Chiếm xong Nam Việt (bao gồm cả Âu Lạc), nhà Hán chia lại khu vực hành chính và tổ chức bộ máy cai trị trên vùng đất mới chiếm được theo chế độ quận huyện của chính quốc, biến Âu Lạc thành đất đai của nhà Hán. Nước Âu Lạc bị chia làm 3 quận nằm trong bộ Giao Chỉ cùng với 6 quận thuộc đất Trung Quốc. 9 quận đó là:
Giao Chỉ (Bắc bộ) gồm 12 huyện có 92 huyện có 92.440 hộ và 746.237 nhân khẩu. Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) gồm 7 huyện có 3574 hộ và 165.013 khẩu. Nhật Nam (từ đèo Ngang trở vào Nam cho đến khoảng Quảng Nam- Đà Nẵng, gồm 5 huyện có 15460 hộ và 69.485 nhân khẩu. Đạm Nhì, Chu Nhai (đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Uất Lâm, Thương Ngô (Quảng Tây).
Đứng đầu bộ Giao Chỉ có một viên thứ sử, đứng đầu các quận có một viên thái thú, chuyên trông coi việc hành chính và thu phú cống trong quận. Bên cạnh thái thú có viên đô uý phụ trách quân sự, chỉ huy quân lính, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương.
Ở các huyện, nhà Tây Hán vẫn duy trì phương thức cai trị của nhà Triệu, dùng người Việt trị người Việt, các lạc tướng vẫn được cai quản địa phương của mình với danh hiệu huyện lệnh. Theo chế độ của nhà Hán, huyện lệnh được phát ấn đồng, có dây tua xanh. Cách cai trị của nhà Triệu và nhà Tây Hán rất thâm độc, vừa bảo đảm được nguồn bóc lột, vừa ít động chạm đến quyền lợi của tầng lớp quý tộc bản địa.
Nhà Hán, mặc dù đã áp đặt được một bộ máy đô hộ chặt chẽ ở cấp châu, quận, song chính quyền đô hộ vẫn không thể nắm được các huyện, vì ở cấp huyện vẫn theo chế độ lạc tượng cha truyền coi nối của người Việt. Đẳng cấp quý tộc người Việt vẫn nắm được quyền uy của tông tộc mà cai quản dân Việt.
Từ năm 43, sau khi lật đổ chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng, nhà Hán thiết lập lại chính quyền đô hộ ở nước ta, chặt chẽ hơn, loại bỏ những tổ chức cũ của chính quyền bản xứ do người bản xứ cai quản ở cấp huyện, tiến thêm một bước trong việc tổ chức cai trị trực tiếp bằng quan lại người Trung Quốc. Các chức thứ sử, thái thú vẫn được duy trì như trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ở mỗi huyện có huyện lệnh đứng đầu là người Hán. Chế độ lạc tướng của người Việt bị bãi bỏ. Về sau một số ít người Việt trung thành với chính quyền đô hộ được cử giữ chức huyện lệnh, nhưng không có quyền thế tập. Các viên chức cao cấp trong bộ máy chính quyền đô hộ hầu hết là người Trung Quốc.
Cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, miền đất Âu Lạc nằm dưới quyền thống trị của cha con, anh em Sĩ Nhiếp (người Hán bản địa hóa). Lợi dụng tình hình rối loạn ở chính quốc, sự suy yếu và tan rã của chính quyền trung ương (Trung Quốc), Sĩ Nhiếp nắm toàn bộ quyền hành ở Giao Châu như một chính quyền cát cứ.
Nhà Hán đổ, cục diện Tam quốc, chiến tranh loạn lạc dẫn đến chỗ nước ta bị nhà Ngô đô hộ. Năm 226, nhà Ngô tách các quận Hợp Phố (thuộc địa phận tỉnh Quảng Đông- Trung Quốc), Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thành lập Châu Giao. Chẳng được bao lâu tên Giao Châu lại loại bỏ, nhưng đến năm 264, nhà Ngô lại đặt tên như cũ là Châu Giao, lấy thành Long Biên (thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh) làm châu lị. Năm 271, nhà Ngô đặt thêm quận Cửu Đức (được tách từ một bộ phận ở nam quận Cửu Chân tương ứng với huyện Hàm Hoan cũ). Quận Cửu Đức gồm 6 huyện thuộc hầu hết đất đai hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Huyện Hàm Hoan mới (Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu ngày nay). Huyện Cửu Đức (Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương và một phần huyện Đức Thọ ngày nay). Huyện Dương Thành (Nghi Lộc, Nghi Xuân, Việt Thường). Huyện Phù Lĩnh (Can Lộc ngày nay). Huyện Khúc Tư (phần đất phía Nam Hà Tĩnh ngày nay).
Năm 280 nhà Tấn diệt được nhà Ngô, thống nhất Trung Quốc. Nhà Tấn mở rộng thêm địa giới quận Cửu Đức cho đến Hoành Sơn, đặt thêm huyện Nam Lăng và huyện Đô Giao tương đương với huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà (thuộc Hà Tĩnh ngày nay).
Chủ trương thành lập thêm quận mới (quận Cửu Đức) của nhà Tấn nhằm tăng cường ách thống trị của chính quyền đô hộ đối với Âu Lạc nói chung, vùng biên cương phía Nam của Âu Lạc nói riêng.
Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam- Bắc triều. Đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của Nam triều (gồm các triều Tống, Tề, Lương, Trần)- từ năm 420 - 589.
Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ ngày nay. Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn gọi là Cửu Đức. Năm 523, nhà Lương đặt Ái Châu ở Thanh Hoá, đổi quận Cửu Đức thành Đức Châu, đặt thêm 2 châu mới là Lợi Châu và Minh Châu. Năm 535 đặt thêm một châu mới là Hoàng Châu (vùng ven biển Giao Chỉ- Quảng Ninh). Chủ trương thành lập thêm những châu, quận mới của chính quyền đô hộ ở vùng đất chúng xâm lược là nhằm tăng cường việc quản lý và khống chế chặt chẽ hơn nhân dân bản địa, mở rộng phạm vi lệ thuộc vào chính quốc (Trung Quốc).
Cùng với việc thay đổi các đơn vị hành chính là việc tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy thống trị của chính quyền đô hộ. Đứng đầu châu vẫn là chức thứ sử (hay còn gọi là châu mục). Thứ sử có quyền giải quyết các công việc đại sự ở châu như cắt cử quan lại, điều binh khiển tướng đánh dẹp các cuộc đấu tranh của nhân dân. Ở các quận vẫn có chức thái thú và bộ máy quan lại gồm trưởng lại, lục sự, công tào v.v... cai quản. Đứng đầu huyện là các chức huyện lệnh do người Trung Quốc đảm nhận.
Chính quyền đô hộ còn cho xây đắp các thành luỹ lớn, chắc chắn ở các trị sở châu, quận. Thành luỹ là nơi tập trung nhiều tướng tá, quan lại, quân lính (cả quân Hán và quân nguỵ) của chính quyền đô hộ để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.
Năm 589 nhà Trần ở Trung Quốc bị tiêu diệt, nhà Tuỳ lên thay thế. Lúc này, mặc dù chưa xâm lược được nước ta và chưa đánh bại được nhà nước độc lập Vạn Xuân, nhưng nhà Tuỳ đã tìm mọi cách để khẳng định quyền đô hộ nước ta. Năm 598, nhà Tuỳ đổi Hưng Châu làm Phong Châu, đổi Hoàng Châu làm Ngọc Châu, Đức Châu làm Hoan Châu, Lợi Châu thành Trí Châu. Năm 607, sau khi đánh bại nhà nước Vạn Xuân, ổn định được nền đô hộ trên đất nước ta, vua Tuỳ là Tuỳ Dưỡng đế bỏ các tên Châu mà gọi là quận như thuở trước. Giao Châu được chia làm 7 quận:
Giao Chỉ gồm 9 huyện 30.056 hộ
Cửu Chân gồm 7 huyện 16.135 hộ
Nhật Nam gồm 8 huyện 9.915 hộ
Tỷ Cảnh gồm 4 huyện 1815 hộ
Hải Âm gồm 4 huyện 1100 hộ
Ninh Việt (gồm Ngọc Châu và Khâm Châu). Nhà Tuỳ chuyển trị sở châu từ Long Biên về Tống Bình (Hà Nội).
Năm 618 nhà Tuỳ đổ, nhà Đường thành lập ở Trung Quốc, thái thú Khâu Hoà (của nhà Tuỳ) giữ Giao Châu xin thần phục vụ nhà Đường. Từ đó cho đến năm 904, Giao Châu bị nhà Đường đô hộ. Nhà Đường đã đổi các quận thành châu như cũ. Năm 612, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ để cai trị nước ta.
Bấy giờ An Nam đô hộ phủ cai quản 12 châu.
Dưới phủ có huyện. Dưới huyện có hương, xã. Các hương, xã được chia theo số hộ. Xã nhỏ có từ 10 đến 30 hộ. Xã lớn có từ 40-60 hộ. Hương nhỏ có từ 70-150 hộ. Hương lớn có từ 160-540 hộ. Dưới thời thuộc Đường, cả nước ta đã thành một đơn vị hành chính có tổ chức cai trị thống nhất.
Đứng đầu phủ có chức quan đô hộ, lúc đầu được gọi là đại tổng quản, sau gọi là đô đốc, từ năm 679 gọi là đô hộ. Lúc có chiến tranh nhằm khẳng định vai trò quân sự của người đứng đầu, nhà Dường lại đổi gọi là kinh lược sứ. Về sau, nhà Đường đổi gọi là tiết độ sứ nhằm tăng thêm quyền lực cho chức vụ đó.
Dưới quyền quan đô hộ (hay tiết độ sứ), ở phủ còn có cả một bộ máy quan lại cai quản các công việc hành chính, chính trị, quân sự, thu thuế.
Các châu đều đặt các chức thứ sử đứng đầu, trong đó có một số thứ sử là người bản địa. Các huyện, hương đều có tổ chức chính quyền độ hộ của nhà Đường, giúp việc cho phủ đô hộ.
Nhà Đường chủ trương duy trì một lực lượng quân đội thường trực đông và mạnh cùng với việc xây dựng một hệ thống thành luỹ vững chắc để khống chế nhân dân, bảo vệ nền đô hộ của chúng. Phủ đô hộ có 4200 quân thường trực, nhiều chiến thuyền, vũ khí.
Ở các vùng, biên giới và các châu còn có quân đội riêng, nhân dân ta ở các địa phương bị bắt đi lính để bảo vệ chính quyền đô hộ. Nhiều thành quách kiên cố cũng được xây dựng tại các trị sở của châu, đặc biệt là ở phủ trị. Thành Đại La được sửa, bồi đắp nhiều lần có chu vi dài 1982 trượng 5 thước (chừng 6610m), thân thành cao 2,6 trượng (8,6m), chân thành rộng 2,5 trượng (8,3m). Trên thành lại đắp một con chạch dài; cao 5,5 thước (1,7m) có 55 lầu để quan sát chung quanh thành, có 6 cửa ống, 3 con cừ. Chung quanh thành còn có một con đê dài 2125 trượng 8 thước (chừng 7079m) cao 15 thước (4,9m), chân rộng 6,6m.
Chính quyền đô hộ nhà Đường muốn tiến thêm một bước trong việc đô hộ nước ta, trực tiếp với tay đến tận hương, xã, nhằm trực tiếp khống chế các xóm làng người Việt. Nhưng, kết quả trong thực tế, chúng chỉ mới nắm được tới cấp châu, huyện và chưa bao giờ can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của xã hội nước ta. Mặc dù các chính quyền đô hộ Đường cũng như Triệu, Hán... trước đó thực hiện thủ đoạn chia rẽ thâm độc "dĩ Di công Di" (lấy người Di đánh người Di), có sử dụng một bộ phận quan lại và quân lính người Việt trong chính quyền đô hộ, nhưng số quan lại, binh lính người Việt yêu nước cũng đã nhiều lần có mặt trong phong trào đấu tranh chống lại nền đô hộ ngoại bang.
Như vậy là, hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, trải qua các triều đại từ Triệu đến Đường, mặc dù phong kiến phương Bắc ngày càng ra sức củng cố tổ chức cai trị của chúng trên đất nước ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, chính quyền đô hộ được tăng cường chặt chẽ hơn, nhưng kết cục, không có một triều đại nào thiết lập được nền đô hộ của chúng lên các làng xã người Việt, không hề đặt được một hệ thống xã quan trên đất nước ta; không thể trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ của người Việt, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của phong kiến phương Bắc. Đó là một mặt biểu hiện sự thất bại của các triều đại phong kiến phương Bắc trong chính sách đô hộ nước ta thời Bắc thuộc.
Dựa vào một tổ chức quan lại, quân đội tương đối chặt chẽ và khá mạnh, chính quyền đô hộ ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân các châu quận. Chúng ra sức chiếm đất, xây dựng cơ sở kinh tế riêng để có thể duy trì lâu dài nền thống trị của mình trên đất nước ta.
Ngay từ thời Hán thống trị đã thực hiện chính sách đồn điền nhằm giữ đất đai mới chiếm được của nhân dân ta. Chúng đưa tội nhân, dân nghèo người Hán đến ở lẫn với người Việt, xâm lấn, khai phá ruộng đất để lập đồn điền. Mã Viện "lập ấp trại" để một số quân lính làm ruộng gọi là "Mã lưu dân". Thời Ngô, chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý loại đồn điền do người Việt, người Hoa cày cấy, biến họ thành nông nô của nhà nước đô hộ.
Đại bộ phận nhân dân Việt là nông dân, cày cấy ruộng đất công phải nộp tô thuế chịu lao dịch cho chính quyền đô hộ. Chính sách tô thuế của chính quyền thống trị ngoại tộc rất nặng, làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản. Từ cuối thế kỷ II đã xuất hiện nhiều "dân lưu tán", đến thế kỷ V, tầng lớp nông dân bị phá sản, dân lưu vong ngày càng đông đảo mà sử cũ gọi là "dân vong mệnh", nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thống trị để biến thành nô tì. Một trong những hình thức bóc lột rất nặng nề nhân dân ta của chính quyền và quan lại đô hộ là cống nạp. Hàng năm "tuỳ nhiều ít mà thu tài vật" và "tuỳ đất đó sản xuất vật gì thì tạm thu lấy thuế khoá vật đó, không có phép tắc, luật lệ cố định".
Các loại sản phẩm lao động của nhân dân ta, những của cải thiên nhiên thuộc phạm vi lãnh thổ nước ta đều là đối tượng cống nạp của chính quyền và bọn quan lại đô hộ. Với chế độ cống nạp, bọn phong kiến phương Bắc đã vơ vét, bóc lột nhân dân ta không có mức độ và giới hạn nào quy định. Bọn quan lại đã lợi dụng chế độ cống nạp để vơ vét của cải, làm giàu cho cá nhân. Từ thời Đông Hán, sử sách của Trung Quốc đã ghi rằng "Ở đất Giao Chỉ thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của dân, đến khi đầy túi liền xin dời đổi". Chu Thặng thứ sử Giao Châu đã tâu với vua nhà Hán "Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưởng sử tha hồ bạo ngược, bắt hàng ngàn thợ khéo ở nước ta sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh-Trung Quốc). Thứ sử Đặng Tuân vừa đến quận Giao Chỉ làm việc đã tự tiện bắt dân nộp 3000 chim Công để dâng về nhà Ngô. Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ thường năm dâng cho nhà Ngô nào hương liệu, minh châu, lưu li, lông trả, đồi mồi, sừng tê, ngà voi, các loại quả lạ, hàng ngàn tấm vải cát bá loại mịn, hàng trăm ngựa.
Ngoài thu cống phẩm, tô thuế và lao dịch, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối và sắt. Đây là hai sản phẩm thiết yếu trong đời sống của nhân dân ta cũng bị lệ thuộc chặt chẽ vào chính quyền đô hộ. Hàng năm, theo sử cũ ghi lại, nguyên tiền muối ở Lĩnh Nam (trong đó có nước ta) nhà Đường đã thu được 40 vạn quan tiền.
Nhà Đường còn thực hiện chính sách tô dung điệu (thuế ruộng, thuế người, nộp sản phẩm thủ công). Khi chính sách này vô hiệu quả thì nhà Đường lại thi hành phép lưỡng thuế.
Với chính sách bóc lột, vơ vét triệt để của bọn phong kiến phương Bắc, trong hơn một nghìn năm bị đô hộ, nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục.
Trong hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, các triệu đại phong kiến phương Bắc đã tích cực thực hiện mọi biện pháp nhằm tăng cường đàn áp nhân dân ta về quân sự, đồng hóa về xã hội, biến đất nước ta thành quận huyện của Trung Quốc.
Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần, ngay từ thời Tây Hán, trong một chừng mực nhất định, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta. Đến buổi đầu Công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên càng tích cực "dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa" cho dân Giao Chỉ, Cửu Chân. Về sau, nhiều nho sĩ người Hán có tài năng được chính quyền phương Bắc cử sang Giao Chỉ để truyền bá Nho giáo và dần dần được cất nhắc lên những chức vụ cao. Vào thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ có tới hàng trăm sĩ phu Trung Quốc sang Việt Nam cùng với Sĩ Nhiếp đẩy mạnh việc truyền bá Nho giáo và Hán học ở Giao Châu, họ mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo cũng như toàn bộ hệ tư tưởng và văn học Trung Quốc nói chung chỉ được phát triển và có ảnh hưởng ở một số vùng trung tâm châu trị và quận trị mà thôi, do đó, ảnh hưởng của nó trong việc Hán hoá dân tộc Việt rất hạn chế.
Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt thành người Hán. Song, kết cục sau hơn nghìn năm, nó vẫn không thể tiêu diệt được tiếng nói của dân tộc Việt - tiếng Việt, bởi lẽ chỉ có một bộ phận thuộc tầng lớp trên học nó, còn nhân dân lao động trong các làng xã Việt cổ vẫn duy trì tiếng nói của tổ tiên mình.
Chính quyền đô hộ còn ráo riết đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán.
Trong hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, để duy trì nền thống trị và ách áp bức bót lột, các triều đại phương Bắc đã áp dụng luật pháp hà khắc, tàn bạo đối với người Việt. Tính chất hà khắc của pháp luật thời Triệu được thể hiện qua những hình phạt "xẻo mũi", "thích chữ vào mặt" những người chống đối. Chính quyền đô hộ từ Hán về sau đều thẳng tay đàn áp nhân dân ta. Trong cuộc đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng để tiêu diệt chính quyền tự chủ của Hai Bà vào năm 43, Mã Viện đã giết hại hàng vạn nhân dân Lạc Việt, nhiều dòng họ quý tộc Lạc Việt bị trấn áp triệt để, hơn 300 thủ lĩnh Việt tộc bị bắt đày sang Trung Quốc. Nhiều trống đồng bị phá huỷ. Dưới ách thống trị của nhà Ngô "chính hình bạo ngược", nhà Ngô đã bắt hàng nghìn, hàng vạn trai tráng người Việt xích trói bắt đem về Trung Quốc. Chính quyền đô hộ cai trị bằng biện pháp "lấy binh uy mà ức hiếp". Nhà Đường tăng cường bạo lực quân sự trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), quân xâm lược nhà Đường đã tiến hành tàn sát nhân dân ta rất dã man, chất xác nghĩa quân đắp thành gò cao để ghi công chinh phục, đề cao uy thế chính quyền đô hộ. Nhiều thành luỹ kiên cố được dựng lên khắp đất nước Âu Lạc cũ với nhiều đội quân đồn trú đông đảo, vũ khí đầy đủ. Ở các vùng biên cương và các châu đều có quân đội. Đội kị binh có trên 300 người để kiểm soát vùng biên ải.
Chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc hơn một thiên niên kỷ đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước và dân tộc ta. Song xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến rõ rệt.
Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:
- Nông nghiệp:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.
+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.
- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.
- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
* Văn hóa:
- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).
- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,
* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:
- Nông nghiệp:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.
+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.
- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.
- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
* Văn hóa:
- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).
- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…
Đình làng Phú Chử - thờ Bố Cái đại vương Phùng Hưng.
Phùng Hưng quê làng Đường Lâm, huyện Ba Vì, xưa thuộc Sơn Tây, nay thuộc Thành phố Hà Nội, là lãnh tụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của nhà Đường (Trung Quốc), làm chủ Tống Bình (Hà Nội) trong khoảng thời gian từ năm 791 - 803. Xưa nay khi nói về cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, sử sách chỉ ghi về việc ông tập hợp quân nghĩa trong vùng đánh chiếm rồi làm chủ Tống Bình, không nói đến ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa ấy với toàn cõi Giao Châu. Truyền thuyết và tư liệu lịch sử ở Thái Bình khẳng định Bố Cái đại vương Phùng Hưng đã lập đồn binh, lấy vợ người Thái Bình. Ông không chỉ làm chủ Tống Bình mà làm chủ cả Giao Châu, làm chủ cả An Nam khi ấy.
Thời nước ta thuộc nhà Đường, dân ta phải đóng góp thuế khóa, phu phen tạp dịch nặng nề. Năm 791, Phùng Hưng dấy quân từ Đường Lâm (Sơn Tây) đánh thành Tống Bình, Đô úy Cao Chính Bình sợ, phát ốm mà chết. Phùng Hưng và Phùng Hải vào thành tự quản lý các châu huyện. Bấy giờ người Chà Và, Côn Lôn vẫn vào cướp phá ven vùng Chu Diên, đích thân Phùng Hưng đã về đánh giặc, xây đồn ở làng Roi (Phú Chử, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư) để giữ vùng hạ lưu, trấn giữ Tống Bình, rồi cử Phùng Lã Tu ở lại giữ đồn. Theo khảo tả của các cụ cao niên, thành đồn có hình vuông mỗi chiều rộng khoảng 200m, đế rộng độ 4m, cao độ 3m, khu đất thành đồn rộng đến trên 10 mẫu Bắc Bộ. Các triều sau đều coi là đất cấm, đến trước năm 1945 thành đồn vẫn còn cao độ 1,2 - 1,5m, dấu tích ấy còn mãi đến thập kỷ 60, thế kỷ XX mới bị san thành ruộng.
Thành đồn của Phùng Hưng được xây dựng gần cửa Tuần Vường (cửa Vàng) nơi ngã ba Đại Hoàng giang (sông Hồng) mở chi lưu Tiểu Hoàng giang (sông Trà Lý). Đây là cửa ngõ quan trọng để vào Long Biên, Tống Bình, Đại La ngày ấy và sau này là Thăng Long. Nơi đây sóng cao ngàn tầm, dân gian đã ví:
“Một trăm cửa bể phải nể cửa Vàng (Vường)”.
Phùng Hưng mất, con là Phùng An không giữ được nghiệp của cha, bị Đô hộ Triệu Xương vây hãm phải đầu hàng. Phùng Lã Tu cố giữ cửa Vàng và hy sinh.
Tư liệu Hán Nôm hiện lưu giữ ở làng Lộc Điền, làng Phú Chử (xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư) viết: “Khi Phùng Hưng sinh ra là một người mặt vuông, tai to, thân đỏ như son, bụng có vân mây, lại có chữ “Bố Cái đại vương thiên thần, tế thế an dân”. Trong lúc ngài sinh, tự nhiên thấy mây vàng từ trên trời bay xuống, hoàng quang sáng chói cả sản phòng. Hôm ấy là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Bính Ngọ. Một trăm ngày sau khi sinh, ngài đã nói năng rõ ràng. Bá Công (cha ông) liền đặt tên cho ngài là Hưng. Ngài chưa học mà đã biết chữ. Năm 16 tuổi, ngài cao lớn, khỏe mạnh, một tay xách nổi trăm cân, từng nắm sừng đẩy được hai con trâu mộng đang húc nhau, dùng búa sắt giết hổ; lại mưu trí, bản tính hào hiệp, quảng đại, thường giúp đỡ người nghèo hèn yếu. Khi ấy nước ta bị người Tầu cai trị, chúng làm mưa, làm gió, hà hiếp bóc lột nhân dân… Ngài đã hô hào nhân dân đứng lên khởi nghĩa, người theo về có đến hàng vạn, quân tiến như chẻ tre, phá hủy các trận thế của giặc, giải phóng thành Long Biên, ngài lên làm vua, xưng là Bố Cái đại vương.
Một hôm ngài đi đến phủ Kiến Xương, huyện Thư Trì, làng Lộc Điền, nhân dân mang trâu bò, gà, lợn làm lễ đón. Ngài bèn cho quân dừng lại ba bốn ngày, vào thăm hỏi dân chúng. Thôn Lộc Điền lúc ấy có một nhà khá giả, họ Nguyễn, tên Thành, vợ họ Lê, thường gọi Hoan Nương, nhà họ Nguyễn có hai người con gái là Hồng Loan Nương và Nhị Nương. Lúc ngài Hưng gặp hai nàng, tưởng như lạc vào cõi tiên nga. Ngài hỏi thăm dân chúng, sau vào nhà họ Nguyễn xin hỏi làm vợ. Ngài lập bà chị làm Hoàng hậu, người em làm Phi. Ngài lại cho quân sĩ cùng nhân dân xây một hành cung, lưng quay về phía Bắc, mặt quay về phía Nam, để hai bà ở đó rồi ngài đem quân về triều...”.
Trong thời gian làm vua, Phùng Hưng đã ban phát ân uy cho vùng Thư Trì, Chu Diên, sau ngày vương mất, dân các làng Phú Chử, Lộc Điền thụ ân lớn, đều lập đền thờ ông và thờ cả Phùng Lã Tu (xưa làng Lộc Điền và làng Phú Chử có 3 đình, 3 miếu, nay còn 2 đình, 3 miếu; làng An Để, xã Hiệp Hòa có miếu Hoa Quán thờ ông).
Về Hoàng hậu Hồng Loan Nương và Cung phi Nhị Nương được thờ ở đình, miếu làng Lộc Điền, các triều đều có sắc phong thần. Hiện nay làng Lộc Điền còn giữ được 13 đạo sắc của các triều Lê, Nguyễn ghi nhận: “Đại vương và Thái hậu hai cung” là người đức hạnh, đẹp đẽ, cẩn thận, có khí tiết là bậc mẫu nghi sáng suốt thuần khiết, thường hiển hiện linh thiêng bảo vệ người đời, bà là bậc uy nghi, đẹp đẽ, đoan chính hiền lương, khoan hòa giúp đỡ dân... Thái hậu hai cung là sự hợp lại của hai khí âm dương, nghìn thu sáng láng, lưu lại lâu dài, tiếng thơm để lại nghi ngút khói hương, công lớn như trời cao biển rộng”.
Đất đai Thái Bình do phù sa bồi lắng, rất màu mỡ, gần hai mươi thế kỷ từ đầu Công nguyên đến đầu thế kỷ XIX, Thái Bình luôn là miền hội cư của nhiều luồng dân cư. Thái Bình lại là vùng đất bị giới hạn bởi ba mặt sông, một mặt biển, trong đồng thì sông ngòi chằng chịt. Vị trí ấy xưa có tầm chiến lược rất quan trọng, nhiều thủ lĩnh khởi nghĩa chống xâm lược, chống phong kiến đã lấy Thái Bình làm nơi tụ binh, dấy nghĩa. Các sông lớn ở Thái Bình cũng là cửa ngõ từ biển vào kinh đô và từ kinh đô đi ra biển. Vị trí chiến lược ấy không chỉ thuận tiện cho người Việt mà kẻ thù xâm lược cũng từ ngoài biển cũng tiến quân theo đường này vào nước ta.
Thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm 40 đầu Công nguyên, Thái Bình có hơn 30 thủ lĩnh đã lãnh đạo nhân dân hưởng ứng, nay đền thờ các tướng súy ấy đều nằm ven các sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý và một số sông nội đồng. Thế kỷ thứ VI, Lý Bí đã lấy vùng sông nước, đầm lầy Thái Bình để tụ nghĩa chống lại nhà Lương, Thái Bình hiện còn trên 60 đền thờ Lý Bí, Hoàng hậu và các tướng súy của vua. Sử sách xưa đã từng ghi vùng đất Thái Bình vốn “dân đông, thóc nhiều” (dân đông để bổ sung vào quân lính, thóc nhiều để nuôi quân), lại có vị trí chiến lược quan trọng nên Thái Bình luôn là “đất tụ nghĩa, đất dấy nghĩa” chống xâm lược, chống áp bức. Phùng Hưng không xây dựng căn cứ khởi nghĩa ở Thái Bình nhưng để giữ Tống Bình, giữ Giao Châu, Phùng Hưng đã dựng thành đồn, đóng quân ở Thái Bình, lấy vợ người Thái Bình. Những tư liệu trên khẳng định phạm vi rộng của cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng lãnh đạo. Sau ngày ông mất, dân làng Phú Chử, Lộc Điền lập đền thờ, tôn ông là thành hoàng. Đền thờ ông xưa được dựng ở ngoài đê, năm Thành Thái thứ 10 (1897) dân làng Phú Chử đã xây dựng đình vào phía trong đê, đình ấy nay vẫn còn, vẫn được tu bổ, tôn tạo, giữ gìn sạch đẹp.
Hàng năm vào ngày 10/11, nhân dân làng Phú Chử tổ chức lễ hội để tưởng nhớ về Bố Cái đại vương Phùng Hưng và tướng Phùng Lã Tu. Những năm được mùa “Phong đăng hòa cốc” lễ hội thường diễn ra trong ba ngày (10 - 12). Phần lễ có rước kiệu quanh làng, sau về đình tế lễ, lễ vật gồm có xôi, gà, thủ lợn, hoa quả... Phần hội có hát ca trù, diễn chèo, thi vật, đi cầu kiều, bắt vịt... Ngày hội dân làng tham gia rất đông. Ngày nay, dân thường tế lễ dâng hương trong một ngày.
Vua Đường cử tên tướng nanh vuốt Dương Tư Húc, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan
Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa. Được nhân dân khắp vùng Thanh, Nghệ Tĩnh hưởng ứng, nghĩa quân trở nên đông đảo, mạnh mẽ.
Sau khi Lý Phật Tử xin thần phục nhà Tùy ở Trung Hoa để chịu ách Bắc thuộc lần thứ ba, đất nước Giao Châu lệ thuộc vào nhà Tùy. Đến năm 679 Giao Châu đổi thành An Nam Đô Hộ Phủ, đóng đô ở Giao Châu, thay đổi khu vực, chia ra 12 châu và 59 huyện. Việt Nam có tên gọi là An Nam cũng khởi nguồn từ đó.
Đất nước An Nam trong thời gian đó luôn luôn bị loạn lạc giữa nội tình và ngoại xâm. Có nhiều cuộc nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đường, trong đó có Mai Thúc Loan.
Đền thờ Mai Hắc Đế - thị trấn Nam Đàn, Nghệ An |
Mai Thúc Loan, sử nhà Đường còn gọi là Mai Huyền Thành, gốc người vùng ven biển Hà Tĩnh sau chuyển sang vùng Nam Đàn, Nghệ An; quê ở Mai Phụ ("gò họ Mai", tên nôm là Kẻ Mỏm), một làng chuyên làm muối ở miền ven biển Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay, lúc bấy giờ giáp giới với đất Chăm ở bên kia dải núi Nam Giới. Mai Thúc Loan nhà nghèo, phải làm nghề kiếm củi rồi đi làm thuê cho nhà giàu, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khỏe và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng, thường bị bắt làm dân phu phục dịch chính quyền đô hộ nhà Đường. Là người con chí hiếu, Mai Thúc Loan phụ giúp cho thân mẫu làm lụng, vào rừng kiếm củi. Thế nhưng, sau đó mẹ ông lại bị cọp vồ chết. Ông quyết định theo học săn, nhiều lần giết được cọp dữ khiến nhân dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người đã suy tôn Mai Thúc Loan làm thủ lĩnh quân sự của làng.
Vùng đất Châu Hoan (Nghệ Tĩnh) lúc bấy giờ luôn bị giặc Chà Và (Java), Côn Lôn (Malaysia) cướp phá, thêm nữa là là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường làm cho nhân dân vô cùng khổ sở. Đặc biệt, nạn cống quả lệ chi (quả vải) cho Dương Quý Phi - một ái phi của vua nhà Đường ở Trường An là một gánh nặng khôn cùng đối với nhân dân Hoan Châu. Cũng như mọi người dân đất Việt, Mai Thúc Loan phải đi phu, quanh năm phục dịch vất vả cho bọn đô hộ nhà Đường.
Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa. Được nhân dân khắp vùng Thanh, Nghệ Tĩnh hưởng ứng, nghĩa quân trở nên đông đảo, mạnh mẽ. Nhân tài khắp các châu Hoan, Diễn, Ái (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng đến tụ tập dưới cờ nghĩa. Sử nhà Đường chép rằng Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng 32 châu. Thế lực nghĩa quân dần dần thêm mạnh, đã lợi dụng địa thế vùng rừng núi Sa Nam bên bờ sông Lam thuộc đất Nghệ An xây dựng căn cứ chống giặc. Dọc bờ sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét, còn gọi là thành Vạn An nổi tiếng, có núi Đụn (Hùng Sơn) làm chỗ dựa; phía trong núi là dải thung lũng rộng vài chục mẫu, dùng làm nơi trữ lương thực, vũ khí; phía ngoài núi, có nhiều đồn trại đóng ở cạnh sườn; chung quanh núi, sông Lam vây bọc như con hào thiên nhiên. Ông lấy Vệ Sơn làm trung tâm và cho đóng doanh trại nghĩa quân. Bao quanh khu trung tâm (Vệ Sơn), nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biểu Sơn (hình quả bầu), bảo vệ cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc Đái Sơn (hình ngọc) cạnh thành Vạn An, là đồn tổng chỉ huy, thống lĩnh cả hai đạo quân thủy bộ. Mai Thúc Loan xưng đế và đóng đô ở thành Vạn An, sử và dân gian gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ Mai) vì ông da đen, có lẽ do ông xuất thân từ Mai Phụ, một làng làm muối ven biển Thạch Hà.
Mai Hắc Đế còn cử người đi giao thiệp, liên kết với các nước Champa, Chân Lạp ở phía tây và cả nước Kim Lân (Malaysia hiện nay) để có thêm lực lượng chống nhà Đường. Sau thời gian xây dựng, phát triển lực lượng, nghĩa quân tiến ra Bắc đánh đuổi bọn đô hộ, giải phóng đất nước. Từ Vạn An, có một số quân từ các nước thuộc bán đảo Đông Dương giúp sức, nghĩa quân tiến ra Bắc, tiến công phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Bè lũ đô hộ Quang Sở Khách, trước khí thế ngút ngàn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của người Việt, đã bỏ thành, chạy tháo thân về nước. Đất nước được giải phóng, lực lượng nghĩa quân phát triển tới hàng chục vạn người.
Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh, vua Đường cử tướng Dương Tư Húc, tướng hàng đầu của triều đình nhà Đường, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ, một bộ phận rút vào rừng. Hiện nay, ở thung lũng Hùng Sơn (Rú Đụn) còn lăng mộ cha con Mai Hắc Đế. Theo truyền thuyết dân gian sau khi Mai Hắc Đế bị bệnh mất ở trong rừng, con ông đã nối ngôi được một thời gian, tức là Mai Thiệu Đế.
Mai Hắc Đế mất đi, An Nam chìm đắm lại trong thời kỳ Bắc thuộc. Quân xâm lược nhà Đường tiến hành tàn sát nhân dân rất dã man, chất xác quân đắp thành gò cao để ghi công chinh phục, đề cao uy thế "thiên triều", răn đe nhân dân Việt. Tội ác của giặc cũng ngày càng chồng chất cao lên mãi.
Đền thờ và lăng mộ Vua Mai tại chân Rú Đụn, xã Vân Diên - Nam Đàn |
Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong Tiên chân báo huấn tân kinh để ở đền, ca tụng công đức ông như sau (tạm dịch):
Hùng cứ Châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành lũy khói hương xông,
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công.
Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn,
Hùng Sơn gió lặng, khói lang không.
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.
Trong “ Đại Nam Quốc Sử diễn ca ” đã ghi lại hình ảnh của Mai Hắc Đế:
“Quan Đường lắm kẻ tham tài,
Bình dân hàm oán, trong ngoài họp mưu.
Mai Thúc Loan ở Hoan Châu
Quân ba mươi vạn ruổi vào ải xa.
Hiệu cờ Hắc Đế mở ra,
Cũng toan quét dẹp sơn hà một phương.
Đường sai Tư Húc tiếp sang,
Hợp cùng Sở Khách, hai đàng giáp công,
Vận đời còn chửa hanh thông,
Nước non để giận anh hùng nghìn thu
Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn
Hùng Sơn gió lặng khói lang không..."”.
Mai Thúc Loan khởi nghĩa với địa lợi, nhân hòa nhưng chưa gặp thiên thời vì đúng vào lúc nhà Đường cực thịnh nên thất bại. Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa lớn lao này, nhà Đường không dám bắt nhân dân nộp cống vải quả hằng năm nữa.
“Vua đen” là tên gọi của Mai Thúc Loan, khi lên ngôi, được nhân dân tôn phong lên ngôi hoàng đế gọi là Mai Hắc Đế - Vua đen họ Mai.
Tham khảo:
Chiến tranh đã đi qua, đau thương mất mát đã dần vơi dịu. Qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh gian khổ, dưng nước à giữ nước với biết bao hi sinh xương máu của cha ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều truyền thống tốt đẹp. Một trong những điều ấy là: Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc và ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa. Lòng yêu nước, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng hưng, hay các chiến sĩ trẻ tuổi đã hi sinh đổ mãu cho công cuộc giành độc lập cho tổ quốc không kể già trẻ gái trai, lớn tuổi hay nhỏ tuổi như Lượm, chị Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót,...Tất cả những hình tượng ấy, dù cuộc chiến có diễn ra thành công hay không nhưng trong họ đều đều thể hiện 1 lòng nồng nàn yêu nước.Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước: Cuộc chiến Hai bà Trưng , cho dù cuộc chiến có đi đến thất bại, nhưng họ vẫn nuôi ý chí một lòng đánh tan quân thù, đánh đến khi nào không thể. Hay kể đến cuộc Chiến Ngô Quyên đóng cọc dưới lòng sông, với một khoảng thời gian thực hiện cuộc chiến, chờ đến thời cơ thích hợp và chuẩn bị lực lượng, lên kế hoạch đánh từng vị trí đã biểu hiện sự bền bỉ, kiên trì không ngừng. Hay các cuộc đấu tranh của toàn đảng toàn dân ta, dù thất bại nhưng vẫn không từ bỏ, quyết chờ thời cơ để bùng nổ nên các cuộc kháng chiến khác để đi đến chiến thắng cuối cùng. ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa. Qua bao cuộc khàng chiến, với sự trộn lẫn của văn hóa Pháp, Mỹ, bị thực dân đô hộ nhưng dân ta vẫn một lòng giữ trọn nét đẹp văn hóa đất Việt Như: tục nhai trầu, nhuộm răng đen,... Hay minh chứng rõ nhất cho việc giữ gìn văn hóa ngày nay, khi mà nền kinh tế đang hội nhập với thế giới, văn hóa Phương tây đang ăn sâu vào văn hóa Việt thì chúng ta vẫn luôn duy trì các tập tục truyền thống như Tết cổ truyền, lễ tảo mộ mùa xuân, các câu ca dao tục ngữ được lưu truyền về kinh nghiệm cày cấy của nhân dân, dự báo thời tiết.
@Cừu