K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

=> Cần cù, siêng năng là một đức tính quý báu của con người, là yếu tố quan trọng giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống.
+ Về mặt tích cực:
=> Cần cù, siêng năng giúp con người hoàn thành tốt công việc, học tập. Khi ta chăm chỉ, chịu khó, ta sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
=> Cần cù, siêng năng giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực. Khi ta đối mặt với khó khăn, thử thách, nếu ta có ý chí kiên định, không ngại gian khổ, ta sẽ có thể vượt qua và đạt được mục tiêu của mình.
=> Cần cù, siêng năng giúp con người phát triển bản thân. Khi ta không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, ta sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân và trở thành một người có ích cho xã hội.
+ Về mặt tiêu cực:
=> Cần cù, siêng năng không đồng nghĩa với làm việc cật lực, không biết nghỉ ngơi. Nếu ta làm việc quá sức, không dành thời gian cho bản thân, ta sẽ dễ mắc các bệnh về sức khỏe và tinh thần.
=> Cần cù, siêng năng cần đi kèm với thông minh, sáng tạo. Nếu ta chỉ biết làm việc chăm chỉ mà không có phương pháp, hiệu quả, ta sẽ không đạt được kết quả cao.
=> Kết luận: Cần cù, siêng năng là một đức tính quý báu mà mỗi người cần rèn luyện. Tuy nhiên, cần cù, siêng năng cần đi kèm với thông minh, sáng tạo và biết cách nghỉ ngơi hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

mấy chị ơi trả lời nhanh giúp em

 

Đoạn thơ "Mùa thu" của Mai Văn Hải là bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu quê hương. Qua những hình ảnh thơ mộng, tác giả đã vẽ nên một mùa thu thanh bình, dịu dàng và đầy sức sống. Đặc biệt, hình ảnh "Và xe sẽ bước nhỏ" như một lời báo hiệu mùa thu đã đến -  khác với mùa hạ sôi động, ồn ào, mùa thu đến nhẹ nhàng, e ấp như một thiếu nữ.  Hình ảnh "nắng mắc võng qua thềm" gợi ra khung cảnh yên bình, thơ mộng của mùa thu. Nắng thu không chói chang như nắng hè mà dịu dàng, êm ái như một chiếc võng mắc giữa trời. Hình ảnh "bưởi đánh đu ngoài ngõ" là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo, cho thấy sự tinh nghịch, vui tươi của mùa thu. Bưởi vàng ươm như những quả cầu lủng lẻo, đung đưa trong gió, tạo nên một bức tranh sinh động. Có thể nói, đoạn thơ đã vẽ nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ, sống động và đầy sức gợi cảm. Qua đó, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng và niềm say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

14 tháng 3

Olm chào em, Với dạng này thì em làm từng câu một, sau khi làm xong em nhấn vào phần kiểm tra.

Em làm lần lượt như vậy cho đến khi hết tất cả các câu hỏi có trong bài kiểm tra tức là em đã nộp bài rồi em nhé.

27 tháng 8

Vâng em hiểu rồi ạ

 

Văn bản 2: CHUYỆN NHÀ CÓC (An-đéc-xen) Gia đình nhà cóc sống tận sâu dưới giếng. Chúng là những kẻ nhập cư, thực ra, có một mụ cóc sau khi cắm đầu xuống giếng đã sinh con đẻ cái ở đấy. Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước, xem lũ cóc như họ hàng và gọi đám cóc đó là “khách của giếng”. Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. Chúng sống rất...
Đọc tiếp

Văn bản 2: CHUYỆN NHÀ CÓC (An-đéc-xen) Gia đình nhà cóc sống tận sâu dưới giếng. Chúng là những kẻ nhập cư, thực ra, có một mụ cóc sau khi cắm đầu xuống giếng đã sinh con đẻ cái ở đấy. Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước, xem lũ cóc như họ hàng và gọi đám cóc đó là “khách của giếng”. Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. Chúng sống rất chi là dễ chịu trên vùng đất khô ráo, đấy là lũ cóc gọi những hòn đá ướt trong giếng như thế. Ếch mẹ cũng từng một lần viễn du. Mụ nằm trong một cái gầu nước khi được kéo lên, nhưng ánh sáng trên đấy chói chang quá khiến mắt mụ bị đau. May mắn là Ếch mẹ đã nhảy ra khỏi cái gầu. Một cú “tiếp nước” thật khủng khiếp và sau đó mụ ta nằm bệt xờ lệt ba ngày liền với cái lưng đau dừ. Thật ra, Ếch mẹ cũng chẳng kể gì nhiều về thế giới trên miệng giếng cả. Nhưng mụ ta cũng như mọi cư dân dưới đây đều biết cái giếng không phải là cả thế giới. Còn Cóc mẹ cũng đã có thể kể điều này điều nọ ở cái thế giới bên ngoài, nhưng mẹ lại chẳng bao giờ trả lời khi chúng hỏi, nên cũng chả ai thèm hỏi gì nữa. “Mụ ta vừa đần độn, xấu xí vừa xù xì, béo ú!” – Những chú ếch xanh nói- “Mà lũ con nhà đấy cũng xấu khiếp đi được, mẹ nào con nấy!”. “Có thể thế,” – Cóc mẹ trả lời – “nhưng thể nào cũng có một bé cóc con ta có viên ngọc trong đầu, hoặc là viên ngọc ấy ở chính trong đầu ta.”. Lũ ếch xanh trố lồi cả mắt ra nghe. Nhưng chúng không thích, mặt mũi khó chịu, và chúng lặn ùm xuống nước. Còn lũ cóc con lại duỗi hai chân sau với sự kiêu hãnh tràn trề, bởi con nào cũng tin mình đang có một viên ngọc trong đầu, vì thế, chúng ngồi và giữ cái đầu mình yên lặng, nhưng cuối cùng, chúng băn khoăn hỏi Các mẹ cái gì đã làm cho chúng tự hào thế chứ, và viên ngọc đấy thật sự là cái gì mới được. “Ồ, đó là một thứ vô cùng quý giá và lộng lẫy không sao tả xiết!” - Cóc mẹ nói – “Đó là một thứ khi đeo vào thì làm cho người ta trở nên quý phái, và làm người khác bực bội. Nhưng thôi đừng có hỏi nữa, mẹ sẽ không trả lời đâu!”. “Chắc là con chẳng có viên ngọc gì đó đâu.” - Con cóc nhỏ nhất cất lời, trông nó xấu xí đến khiếp – “Làm sao con lại có được cái thứ đẹp đẽ ấy chứ? Chả đẹp đẽ gì nếu mà cái của nợ đó làm người khác bực mình. Con thì chỉ ước lúc nào đấy lên khỏi cái giếng này để nhìn ra thế giới mà thôi. Trên ấy chắc là đẹp lắm!”. [...] Cóc bé thèm được leo lên miệng giếng để nhìn ra thế giới; nó ước gì lên được chỗ đám cây xanh trên ấy. Sáng hôm sau, khi cái gầu đầy nước, thật tình cờ dừng lại một lát trước tảng đá nó ngồi, con vật nhỏ bé run rẩy nhảy vào rồi 2 chìm xuống làn nước trong gầu, nó được kéo lên miệng giếng. Người ta đổ nước trong gầu ra và khi thấy Cóc bé, lão kêu ầm lên: “Úi giời, quỷ tha ma bắt con chết tiệt! Thứ quái quỷ nhất mà ta từng thấy!”. Nói rồi, bác ta lấy chân đi guốc gỗ đá vào Cóc bé tí thành cóc què, nhưng may mà thoát được nhờ nó chuồn vội vào bụi tầm ma đầy gai mọc quanh đấy. Nó nhìn đám thân tầm ma chi chít, rồi nó nhìn lên, ánh sáng Mặt Trời chiếu qua kẽ lá, nhìn thật là trong trẻo; đây đúng là thứ ánh sáng dành cho nó, cũng giống như ánh sáng dành cho con người chúng ta khi đi vào rừng, nơi tia nắng chiếu qua cành cây kẽ lá. “Đáng yêu hơn hắn dưới giếng. Mình ước được sống ở đây cả đời!”. Cóc bé nói xong liền nằm ườn ra cả tiếng, mà có khi cả hai tiếng liền. Mà mình không biết thế giới ngoài kia có gì nhỉ? Mình đi cũng khá xa rồi, có khi mình nên đi xa hẳn khỏi cái giếng xem sao!”. Nói rồi, nó ra sức bò thật nhanh đến tận đường cái, Mặt Trời chiếu lên mình nó và bụi phủ khắp cơ thể khi nó vượt qua đường lớn. “Đây đúng là vùng đất khô ráo.” - Các bé nói – “Mình đã có bao nhiêu là thứ tốt lành; nó làm mình thích thú quá thể”. Giờ thì nó đến chỗ rãnh nước, hoa lưu li mọc thành đám xinh xắn; gần đấy là hàng rào cây táo gai và bụi cây cơm cháy'); còn đám hoa bìm bìm trắng thì leo tràn. cả lên. Nơi này màu sắc rực rỡ; đây đó bướm bay tung tấy dập dờn. Các bé lại nghĩ. đó là bông hoa tự gãy rụng để chiêm ngưỡng thế giới rõ ràng hơn, mà đấy rõ là việc hoàn toàn tự nhiên. “Giá mình mà cũng lượn lờ được như thế nhỉ.” - Cóc bé nói. “Ái chà, thế mới thú chứ!”. Nó ở bên cái rãnh nước đúng tám ngày, tám đêm, và chả thèm ăn cái quái gì cả. Đến ngày thứ chín, nó nghĩ “giờ thì tiến lên thôi!” nhưng rồi nó có khám phá ra thứ gì đẹp đẽ hơn không nhỉ? Có khi lại thấy Cóc bé nào khác, hoặc vài con ếch xanh không chừng. Đêm cuối cùng trôi qua cùng với âm thanh của anh em họ hàng lân cận đâu đây thoảng đưa trong làn gió. “Đúng thật là đáng sống! Ra khỏi cái giếng, nghỉ ngơi giữa đám tầm ma gai góc; phiêu lưu trên con đường bụi bặm, rồi lại thư thái trong cái rãnh đẫm nước! Nhưng vẫn sẽ tiến về phía trước xem nào! Đi tìm lũ ếch hoặc cóc bé nào đấy cái đã; không thể sống thiếu lũ ấy rồi. Thiên nhiên thôi thì sao mà đủ được!”. Và rồi nó lại bước vào con đường phiêu diêu mới. - Nó đến một cánh đồng, tiếp đấy là ao lớn xung quanh đám cói mọc dày, và nó nhảy thẳng vào đấy. “Ở đây quá sức là ẩm ướt với đằng ấy đấy nhỉ?” – Một con ếch hỏi – “Dù sao vẫn nhiệt liệt chào mừng! Mà này, đằng ấy là cô hay cậu đấy? Thôi kệ đi, dù gì thì đằng ấy vẫn được chào đón ở đây.”. Buổi tối, cóc ta được mời đến dự một buổi hoà nhạc, đấy là chương trình hoà nhạc gia đình; ai cũng nhiệt tình với giọng ca ai cũng hiểu “đấy là giọng gì rồi đấy”. 3 Chẳng có ăn nhẹ, ăn giữa bữa chi hết cả, nhưng nước thì thoải mái, đầy cả ao mà, miễn phí, ai thích uống bao nhiêu chả được. “Tôi phải tiếp tục chu du đây!” – Cóc ta lên tiếng. Nó luôn khao khát một điều gì đó tốt đẹp hơn. Nó nhìn những tinh tú lấp lánh, các ngôi sao to trong sáng, nó nhìn mảnh trăng thượng huyền 2, rồi nó nhìn thấy rạng đông, Mặt Trời đang lên cao dần, cao dần. “Mình vẫn ở trong giêng, chẳng qua lại là một cái giếng to hơn mà thôi. Mình phải lên cao hơn nữa! Có một ham muốn khát khao luôn ám ảnh mình.”. Và khi Trăng rằm tròn trịa, cóc con tội nghiệp lại nghĩ: “Mặt Trăng kia là cái gầu, khi nó hạ xuống, mình có thể nhảy vào và mình sẽ được lên cao tít trên đấy! Hay Mặt Trời là cái gầu lớn nhỉ? To thật, trông mới rạng rỡ làm sao, nó có thể mang mình lên cao. Mình phải chờ cơ hội đến mới được! 0, sao đầu mình lại sáng ngời lên thế nhỉ! Viên ngọc kia chắc cũng không thể rực rỡ như thế được! Nhưng mà mình đâu có viên ngọc ấy, và mình cũng chả kêu ca than thở. Không mình sẽ lên cao đến nơi huy hoàng và toại nguyện!”. […] Mà chính Cóc bé có viên ngọc đó chứ còn gì. Đó chính là khát khao, ham muốn, là nỗ lực cố gắng không ngừng vươn tới, viên ngọc ấy lấp lánh trong đầu, rạng rỡ niềm vui, khát khao chiếu rọi. (Theo Truyện cổ An-đéc-xen, NXB Văn học, Hà Nội, 2015) I. Trắc nghiệm 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là: A. Cóc mẹ B. Cóc bé C. Ếch xanh D. Gà mái 2. Ước mơ của Cóc bé là gì? A. Được sống lâu dài cùng mẹ ở đáy giếng B. Được bò thật nhanh đến con đường lớn C. Được ra khỏi cái giếng để nhìn ra thế giới D. Được rời khỏi mẹ để đi chơi với các bạn cóc 3. Vì sao lúc đầu sau khi rời khỏi giếng, Cóc bé lại muốn được sống ở bụi tầm ma đầy gai? A. Vì lần đầu tiên Cóc bé cảm nhận được sự trong trẻo của ánh sáng Mặt Trời qua kẽ lá B. Vì ở bụi tầm ma đầy gai, Cóc bé trốn tránh được bác kéo gầu chân đi guốc gỗ C. Vì ở trong đó, Cóc bé nhìn thấy con đường lớn rộng thênh thang phía trước D. Vì lần đầu tiên Cóc bé nhìn thấy bầu trời xanh mênh mông ở trên cao. 4. Khi ở trong rãnh nước, Cóc bé đã không ăn trong bao nhiêu ngày? 4 A. 9 ngày B. 8 ngày C. 7 ngày D. 6 ngày 5. Vì sao Cóc bé lại tiếp tục ra đi dù đã rất thoả mãn khi sống ở rãnh nước? A. Vì Cóc bé đã ở đó 9 ngày B. Vì Cóc bé không tìm thấy thức ăn ở đó C. Vì Cóc bé đã chán ngấy với khung cảnh nơi đây nhất . D. Vì Cóc bé muốn gặp những chú cóc và ếch khác 6. Các bé có cảm nhận thế nào về Mặt Trăng? A. Mặt Trăng như là cái đĩa B. Mặt Trăng như là quả bóng C. Mặt Trăng như là cái gầu D. Mặt Trăng như miệng giếng 7. Vì sao Cóc bé cảm nhận Mặt Trời như một cái gầu lớn? A. Vì Mặt Trời toả sáng rạng rỡ, đem lại sự sống cho muôn loài B. Vì Mặt Trời sẽ đưa Cóc bé lên cao, đến với một thế giới mới C. Vì Mặt Trời có hình tròn như cái gầu và to hơn cả Mặt Trăng D. Vì Mặt Trời chứa đựng viên ngọc mà Cóc bé hằng mong đợi 8. Viên ngọc mà Cóc bé luôn kiếm tìm chính là gì? A. Ánh sáng rạng rỡ của Mặt Trời B. Thế giới thiên nhiên rộng lớn C. Khát khao mở rộng hiểu biết D. Mong muốn được bay nhảy 9. Nhân vật Cóc bé không mang đặc điểm nào của con người? A. Cảm xúc B. Lời nói C. Suy nghĩ D. Hình dáng 10. Để khắc hoạ nhân vật Cóc bé, nhà văn đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào là chính? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật B. Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật C. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả D. Ngôn ngữ miêu tả của tác giả II. Tự luận 1. Hãy thuật lại một cách tuần tự những nơi mà Cóc bé đã đi qua.. 2. Vì sao đã ra khỏi giếng nhưng Cóc bé lại nghĩ “Mình vẫn ở trong giếng, chẳng qua lại là một cái giếng to hơn mà thôi”? 3. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật Cóc bé. 4. Trong truyện trên, những con vật nào đã được nhà văn nhân hoá? 5 5. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong các câu sau: - Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước. - Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. - Đám hoa bìm bìm trắng thì leo tràn cả lên. 6. Xác định danh từ trung tâm, các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ ở mỗi câu trên và nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ. 7. Từ chi tiết tưởng tượng của Cóc bé:“Mặt Trăng kia là cái gầu, khi nó hạ dạ xuống mình có thể nhảy vào và mình sẽ được lên cao tít trên đấy”, em hãy vẽ một bức tranh hoặc viết tiếp câu chuyện về những gì Cóc bé nhìn thấy và thích thú khi lên cao 

ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên?  
3
13 tháng 3

Cóc Bé☺☺❤❤

13 tháng 3

cóc bé mini