CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Câu 1: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 2: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?
A. Giảm 3 lần B. Tăng 3 lần C. Không thay đổi D. Tăng 1,5 lần
Câu 3: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V?
A. 1,5 lần B. 3 lần C. 2,5 lần D. 2 lần
Câu 4: Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
A. 1500V B.15V C.60V D.6V
Câu 5: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. I = I1 = I2 B. I = I1+ I2 C. I≠ I1= I2 D. I1≠ I2
Câu 6: Ba điện trở có các giá trị là 10Ω , 20Ω , 30Ω . Có bao nhiêu cách mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A?
A. Chỉ có 1 cách mắc B. Có 2 cách mắc
C. Có 3 cách mắc D. Không thể mắc được
Câu 7: Điện trở R1 = 50Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A. Điện trở R2 = 35Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A. Nếu cả hai điện trở trên mắc song song thì hiệu điện thế của đoạn mạch song song để cả hai điện trở không bị hỏng là
A.100V B.75V C.52,5V D.70V
Câu 8: Hai điện trở R1 và R2 mắc vào mạch điện có hiệu điện thế U = 12V. Nếu hai điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là 5A. Nếu hai điện trở mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là 1,2A. Biết R1 > R2, giá trị điện trở R1 và R2 là
A. R1 = 12Ω và R2 = 9Ω B. R1 = 10Ω và R2 = 5Ω
C. R1 = 6Ω và R2 = 4Ω D. R1 = 15Ω và R2 = 8Ω
Câu 9: Một sợi dây nhôm có điện trở 56Ω, dài 1500m, điện trở suất 2,8.10–8Ωm. Tiết diện của sợi dây nhôm này là
A. 0,75mm2 B. 0,2mm2 C. 0,5mm2 D. 0,25mm2
Câu 10: Hai điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω mắc nối tiếp. Hiệu điện thế hai đầu R2 là 15V. Tìm kết lận SAI.
A. Điện trở tương đương của mạch là 15Ω. B.Hiệu điện thế hai đầu R1 là 5V.
C. Cường độ dòng điện qua R1 là 1,5A. D.Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 22,5V
Câu 11. Chọn phép đổi đơn vị đúng.
A. 1Ω = 0,01 KΩ = 0,0001MΩ. B. 0,5MΩ = 500KΩ = 500.000Ω.
C. 0,0023MΩ = 230KΩ = 0,23KΩ. D.1KΩ = 1000Ω = 0,01MΩ.
Câu 12. Một bóng đèn có điện trở lúc thắp sáng là 500Ω. Cường độ dòng điện qua đèn bằng bao nhiêu nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu đèn bằng 220V.
A. 0,74 A B. 0,44 A C. 0,54 A D. 0,10 A.
Câu13. Một bóng đèn có ghi (6V-0,5A) mắc nối tiếp với một điện trở R = 12Ω, rồi mắc chúng vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Hãy cho biết độ sáng của bóng đèn như thế nào?
A. Đèn sáng bình thường. B.Đèn sáng mạnh hơn bình thường.
C. Đèn sáng yếu hơn bình thường. D.Không thể xác định được.
Câu 14. Một mạch điện gồm R1 =2Ω mắc nối tiếp với một ampe kế, ampe kế chỉ 0,5A (Giả sử ampe kế có điện trở không đáng kể). Nếu mắc thêm vào mạch điện trên một điện trở R2 = 2Ω nối tiếp với R1 thì chỉ số ampe kế sẽ là:
A. 1A B. 0,25A. C. 0,5A D. 1.5A.
Câu15. Ba điện trở R1 = R2 = 3Ω và R3 = 4Ω mắc nối tiếp vào giữa hai điểm có hiệu điện thế 12V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là:
A. 6Ω và 0,25A B. 7Ω và 1,25A. C. 10Ω và 1,2A. D. 10Ω và 1,25A.
Câu16 . Hai dây dẫn làm bằng đồng, cùng tiết diện. Dây thứ nhất có điện trở là 0,2Ω và có chiều dài là 1,5m, biết dây thứ hai dài 4,5m. Tính điện trở của dây thứ hai.
A. 0,4Ω B. 0,6Ω C. 0,3Ω D. 1Ω .
Câu17 . Một dây sắt có điện trở 0,9Ω được cắt làm ba đoạn bằng nhau. Nếu chập hai đầu ba dây sắt lại với nhau thì chúng có điện trở bao nhiêu?
A. 0,1 Ω B. 0,2Ω C.0,3Ω D. 0,4Ω.
Câu18 . Một dây nhôm đồng chất tiết diện đều, dài 5m được cắt làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất dài l1 = 3m, đoạn thứ hai dài l2 =2m. Biết điện trở dây nhôm là 1Ω. Tính điện trở của mỗi đoạn dây?
A. R1=0,5Ω ; R2=0,3Ω B. R1=0,8Ω ; R2=0,4Ω
C. R1=0,6Ω ; R2=0,5Ω D. R1=0,6Ω ; R2=0,4Ω.
Câu19. Hai dây dẫn bằng đồng cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 3Ω và 4Ω. Dây thứ nhất dài 30m. Hỏi chiều dài của dây thứ hai?
A. 30m B. 40m C.50m D. 60m.
Câu 20. Hai dây nhôm cùng tiết diện có chiều dài lần lượt là 120 m và 180m. Dây thứ nhất có điện trở là 0,6Ω. Hỏi điện trở dây thứ hai?
A. 0,6Ω B. 0,7Ω . C. 0,9Ω D. 0,8Ω.
Câu 21. Tính điện trở của một dây nhôm dài 30km, tiết diện 3cm2.
A. 2,5Ω B. 2,6Ω. C. 2,7Ω D. 2,8Ω .
Câu 22. Một dây Nikêlin tiết diện đều có điện trở 110Ω, dài 5,5m.Tính tiết diện của dây Nikêlin. Biết điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6Ωm.
A. 0,02mm2 B. 0,03 mm2 C.0,02 cm2 D. 0,03 cm2
Câu 23. Trên một biến trở con chạy có ghi:1000 Ω - 2A. Ý nghĩa của những con số đó là gì?
A. Điện trở và cường độ dòng điện tối thiểu mà biến trở chịu đựng được.
B. Điện trở và cường độ dòng điện tối đa mà biến trở chịu đựng được.
C. Điện trở và cường độ dòng điện mà biến rở có thể vượt lên giá trị được ghi.
D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 24. Một bóng đèn khi mắc vào mạng điện có hiệu điện thế là 110V thì cường độ dòng điện qua đèn là 0,5A và đèn sáng bình thường. Nếu sử dụng trong mạng điện có hiệu điện thế 220V thì phải mắc nối tiếp với đèn một điện trở là bao nhiêu?
A. 220Ω B.200Ω . C.150Ω D. 300Ω.
Câu 25. Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ dòng điện qua ấm là 5A. Biết điện trở ấm điện làm bằng nikêlin có điện trở suất là 40.10-8Ω, tiết diện 2 mm2 . Tính chiều dài dây điện trở ấm điện.
A. 200m. B. 220m C. 250m. D. 280m.
Câu 26 . Một điện trở làm bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 0,02mm2 . Hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện qua điện trở.
A. 10A B. 11A. C.12A D. 13A.
Câu 27 . Hai bóng đèn có điện trở 6Ω và 12Ω cùng hoạt động bình thường với hiệu điện thế 6V. Khi mắc nối tiếp 2 bóng vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V thì hai đèn có sáng bình thường không?
A. Cả hai đèn sáng bình thường.
B. Đèn 1 sáng yếu, đèn 2 sáng hơn bình thường.
C. Đèn 2 sáng yếu, đèn 1 sáng hơn bình thường.
D. Cả hai đèn không sáng bình thường.
Câu 28. Trên nhãn của một dụng cụ điện ghi:800W. Hãy cho biết ý nghĩa của con số đó.
A. Công suất của dụng cụ luôn ổn định là 800W.
B. Công suất của dụng nhỏ hơn 800W.
C. Công suất của dụng cụ lớn hơn 800W.
D. Công suất của dụng cụ bằng 800W khi sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức.
Câu 29. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V được mắc vào hiệu điện thế 180V . Hỏi độ sáng của đèn thế nào?
A. Đèn sáng bình thường. B. Đèn sáng yếu hơn bình thường.
C. Đèn sáng mạnh hơn bình thường. D. Đèn sáng không ổn định.
Câu 30. Hai bóng đèn cùng loại (220V-100W) mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 220V. Hãy tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng.
A. P1 = P2 = 25,3W B. P1 = 25,3W ; P2= 25,8W.
C. P1 = P2 = 25 W D. P1 = P2 = 28W.
Câu 31. Một bàn là điện có ghi 220V-800W được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 110V. hỏi cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu?
A. B. 1,2A C. 1,5A D. 1,8A
Câu 32. Trên hai bóng đèn lần lượt ghi: 120V – 60W ; 120V - 75W. Khi mắc chúng nối tiếp vào mạng điện 220V thì bóng nào sáng hơn?
A. Bóng đèn 1 sáng hơn. B. Bóng đèn 2 sáng hơn.
C. Hai bóng sáng mạnh như nhau. D. Hai bóng sáng mờ như nhau.
Câu 33. Một bóng đèn (110V-100W) đựơc mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 106V. Hãy tính công suất tiêu thụ của đèn.
A. 92,86W B. 93.86W C. 94,86W D. 95,86W.
Câu 34: Chọn câu sai :
A. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc nối tiếp : R = n.r
B. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song : R =
C. Điện trở tương đương của mạch mắc song song nhỏ hơn điện trở mỗi thành phần
D. Trong đoạn mạch mắc song song cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau .
Câu 35: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song?
A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2 C. D.
Câu 36 : Câu phát biểu nào đúng khi nói về cường độ dòng điện trong mạch mắc nối tiếp và song song ?
A. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch
B. Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điện trở của các đoạn mạch
C. Cách mắc thì khác nhau nhưng hiệu điện thế thì như nhau ở các đoạn mạch mắc nối tiếp và song song
D. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch nối tiếp , tỉ lệ nghịch với điện trở trong các đoạn mạch mắc song song .
Câu 37: Các công thức sau đây công thức nào là công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở mắc song song ?.
A. R = R1 + R2 B . R = C. D. R =
Câu 38: Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U . Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ : I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A . Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là
A . 1,5 A B. 1A C. 0,8A D. 0,5A
Câu 39: Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau . Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là : I = 1,2A và cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = 0,5A . Cường độ dòng điện chạy qua R1 là :
A. I1 = 0,5A B. I1 = 0,6A C. I1 = 0,7A D. I1 = 0,8A
Câu 40: Hai điện trở R1 = 3Ω , R2 = 6Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của mạch là :
A. Rtđ = 2Ω B.Rtđ = 4Ω C.Rtđ = 9Ω D. Rtđ = 6Ω
Câu 41: Hai bóng đèn có ghi : 220V – 25W , 220V – 40W . Để 2 bóng đèn trên hoạt động bình thường ta mắc song song vào nguồn điện :
A. 220V B. 110V C. 40V D. 25V
Câu 42: Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là :
A. 1A B. 1,5A C. 2,0A D. 2,5A
Câu 43: Hai điện trở R1 , R2 mắc song song với nhau . Biết R1 = 6Ω điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3Ω . Thì R2 là :
A. R2 = 2 Ω B. R2 = 3,5Ω C. R2 = 4Ω D. R2 = 6Ω
Câu 44: Mắc ba điện trở R1 = 2Ω , R2 = 3Ω , R3 = 6Ω song song với nhau vào mạch điện
U = 6V . Cường độ dòng điện qua mạch chính là
A . 12A B. 6A C. 3A D. 1,8A
Câu 45: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?
A. U = U1 + U2 + …+ Un. B. I = I1 = I2 = …= In
C. R = R1 = R2 = …= Rn D. R = R1 + R2 + …+ Rn
Câu 46: Đại lượng nào không thay đổi trên đoạn mạch mắc nối tiếp?
A. Điện trở. B. Hiệu điện thế.
C. Cường độ dòng điện. D. Công suất.
Câu 47: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là:
A. R1 + R2. B. R1 . R2 C. D.
Câu 48: Cho hai điện trở R1= 12W và R2 = 18W được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:
A. R12 = 12W B.R12 = 18W C. R12 = 6W D. R12 = 30W
Câu 49: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu mổi điện trở và điện trở của nó được biểu diễn như sau:
A. = . B. = . C.= . D.A và C đúng
Câu 50: Người ta chọn một số điện trở loại 2W và 4W để ghép nối tiếp thành đoạn mạch có điện trở tổng cộng 16W. Trong các phương án sau đây, phương án nào là sai?
A. Chỉ dùng 8 điện trở loại 2W. B. Chỉ dùng 4 điện trở loại 4W.
C. Dùng 1 điện trở 4W và 6 điện trở 2W. D. Dùng 2 điện trở 4W và 2 điện trở 2W.
Câu 51: Hai điện trở R1= 5W và R2=10W mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15W.
B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.
C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V.
D. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 20V.
Câu 52: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp?
A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.
B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.
C. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau.
D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn đó.
Câu 53: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, gọi I là cường độ dòng điện trong mạch. U1 và U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, hệ thức nào sau đây là đúng?
A. I = . B. = .
C. U1 = I.R1 D. Các phương án trả lời trên đều đúng.
Câu 54: Điện trở R1= 10W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U1= 6V. Điện trở R2= 5W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U2= 4V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là:
A. 10V. B. 12V. C. 9V. D.8V
Câu 55: Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự: Bạc, đồng, nhôm, Vonfam, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?
A. Vonfam. B. Nhôm. C. Bạc. D. Đồng.
Câu 56: Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất r , thì có điện trở R được tính bằng công thức .
A. R = r . B. R = . C. R = . D. R = r .
Câu 57: Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có:
A. Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m2 . B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1cm2
C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 . D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2.
Câu 58: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ:
A. Giảm 16 lần. B. Tăng 16 lần . C. không đổi. D. Tăng 8 lần.
Câu 59: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100cm , tiết diện 2 mm2 ,điện trở suất
r =1 ,7.10 -8 Wm. Điện trở của dây dẫn là :
A. 8,5.10 -2 W. B. 0,85.10-2W. C. 85.10-2 W. D. 0,085.10-2W.
Câu 60: Nhận định nào là không đúng :
A. Điện trở suất của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.
B. Chiều dài dây dẫn càng ngắn thì dây đó dẫn điện càng tốt.
C. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng tốt.
D. Tiết diện của dây dẫn càng nhỏ thì dây đó dẫn điện càng kém.
Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến, cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô. Người cô luôn muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương nhưng không, cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa. Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra và tình yêu đối với mẹ đã làm cậu bé Hồng vượt qua tất cả và còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.
~HOK TỐT ~
12 câu của bạn
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.