K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh là một bài thơ giản dị nhưng chứa chan tình cảm yêu thương của tác giả dành cho người mẹ hiền. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh "tiếng ve" đã "lặng", "con ve cũng mệt vì hè nắng oi". Bức tranh mùa hè oi ả, nóng bức được tác giả miêu tả qua hình ảnh ẩn dụ "con ve" đã "lặng", qua đó gợi ra sự im ắng, tĩnh mịch của không gian. Giữa sự im ắng ấy, nổi bật lên "tiếng ạ ời" của mẹ, "kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru". Tiếng ru của mẹ như một lời ru ngọt ngào, êm ái, như "gió mùa thu" mang đến sự mát mẻ, dịu nhẹ, xua tan đi cái nóng bức của mùa hè. Hình ảnh "bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về" thể hiện sự ân cần, chu đáo của mẹ dành cho con. Tác giả so sánh "những ngôi sao thức ngoài kia" với "mẹ đã thức vì chúng con". Qua đó, tác giả muốn khẳng định rằng tình yêu thương của mẹ dành cho con là vô bờ bến, là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Nhờ có mẹ, con được ngủ "giấc tròn", mẹ là "ngọn gió của con suốt đời". Bài thơ "Mẹ" là một bài thơ hay, cảm động, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của tác giả dành cho mẹ. Bài thơ cũng là lời nhắc nhở mỗi người về công lao to lớn của mẹ, về tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc sống.

=> Thời đại của Nguyễn Du là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, cuộc đối đầu giữa hai tập đoàn Trịnh-Nguyễn, việc các chúa Trịnh lấn át quyền lực vua Lê; các tập đoàn phe phái tranh hùng tranh bá làm xáo trộn xã hội.
=> Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh. Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời. Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
=> Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gắn liền với thời đại của ông. Thời đại đã ủy nhiệm cho Nguyễn Du sứ mệnh vinh quang nói lên - bằng những giá trị nghệ thuật đặc sắc - những vấn đề cốt thiết của quyền sống con người. Sáng tác của Nguyễn Du là tiếng vọng của thời đại cụ đã sống.

22 tháng 3

là khai thác, đánh bắt thủy sản

tick cho mik đc hem

21 tháng 3

Bài thơ thương cha nhớ mẹ của Minh Lộc là một bài thơ đầy xúc động và tình cảm, thể hiện sự biết ơn và nhớ nhung của con đối với cha mẹ. Bài thơ dùng những hình ảnh thiên nhiên để ví von cho công ơn của cha mẹ, như biển khơi, núi non, tia nắng, ngọn gió... Bài thơ cũng thể hiện sự khắc khoải và đau buồn của con khi cha mẹ ra đi, khi con phải sống trong cô đơn và vất vả. Bài thơ là một lời tâm sự chân thành và đẹp đẽ của con với cha mẹ, là một lời tri ân và tưởng nhớ sâu sắc của con với cha mẹ. Đọc bài thơ, tôi cảm thấy rất xúc động và cảm động. Tôi cảm nhận được tình yêu thương và hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái. Tôi cũng cảm nhận được nỗi nhớ và nỗi đau của con khi mất đi cha mẹ. Tôi thấy bài thơ rất gần gũi và chân thực, là một bài thơ có giá trị nhân văn cao. Tôi mong rằng bài thơ sẽ được nhiều người đọc và cảm nhận, để biết trân trọng và yêu thương cha mẹ hơn trong cuộc sống.

22 tháng 3

Bài thơ thương cha nhớ mẹ của Minh Lộc là một bài thơ đầy xúc động và tình cảm, thể hiện sự biết ơn và nhớ nhung của con đối với cha mẹ. Bài thơ dùng những hình ảnh thiên nhiên để ví von cho công ơn của cha mẹ, như biển khơi, núi non, tia nắng, ngọn gió... Bài thơ cũng thể hiện sự khắc khoải và đau buồn của con khi cha mẹ ra đi, khi con phải sống trong cô đơn và vất vả. Bài thơ là một lời tâm sự chân thành và đẹp đẽ của con với cha mẹ, là một lời tri ân và tưởng nhớ sâu sắc của con với cha mẹ. Đọc bài thơ, tôi cảm thấy rất xúc động và cảm động. Tôi cảm nhận được tình yêu thương và hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái. Tôi cũng cảm nhận được nỗi nhớ và nỗi đau của con khi mất đi cha mẹ. Tôi thấy bài thơ rất gần gũi và chân thực, là một bài thơ có giá trị nhân văn cao. Tôi mong rằng bài thơ sẽ được nhiều người đọc và cảm nhận, để biết trân trọng và yêu thương cha mẹ hơn trong cuộc sống.

Giúp mình với

21 tháng 3

Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 giành thắng lợi, chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, đối phó với muôn vàn khó khăn từ thù trong giặc ngoài, nhân dân ta một lần nữa đứng lên, bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ 2. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, quân và dân ta đã giành được những chiến thắng quân sự quan trọng như: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, Chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Đông Xuân 1953-1954... Với âm mưu quyết chiến trận cuối cùng để đè bẹp quân chủ lực của ta, quân đội Pháp đã phải cầu viện sự trợ giúp của Mỹ. Tình thế này buộc Việt Nam cùng một lúc phải chiến đấu chống lại 2 cường quốc: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng quân uỷ báo cáo quyết tâm và phương án tác chiến. Sau khi phân tích kỹ tình hình địch - ta, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và phương án tác chiến của Tổng quân uỷ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch. Kế hoạch Nava của Pháp bị đập tan, Mỹ và Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phám, ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

 

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), Phú Thọ vừa là hậu phương trực tiếp của Tây Bắc và Việt Bắc, vừa là nơi diễn ra nhiều chiến dịch với những chiến thắng oanh liệt như sông Lô, Tu Vũ, Chân Mộng, Trạm Thản… Trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ năm 1954, quân và dân Phú Thọ tự hào đã có những đóng góp to lớn cùng với cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

 

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, từ đầu năm 1954, Ðảng bộ và nhân dân Phú Thọ động viên 1.434 thanh niên lên đường nhập ngũ bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn do thời tiết khắc nghiệt và do địch đánh phá ác liệt, nhưng những chuyến hàng của nhân dân Phú Thọ vẫn vượt lên phía trước, hướng tới chiến trường. Hàng chục nghìn anh chị em dân công, thanh niên Phú Thọ không quản ngại hy sinh, gian khổ, ngày đêm băng rừng, trèo đèo, lội suối mở đường, vận chuyển lương thực, đạn dược ra mặt trận tiếp tế cho bộ đội. Ngoài ra, nhằm tăng nhanh khả năng vận chuyển từ hậu phương ra mặt trận, tỉnh huy động hơn 69.300 người trực tiếp phục vụ chiến dịch, trong đó có hơn 19.300 người là dân công hỏa tuyến. Tổng số dân công vận chuyển gạo và tham gia các nhiệm vụ phục vụ chiến dịch là 261.500 người (trong đó số dân công trực tiếp phục vụ toàn chiến dịch là hơn 113 nghìn người). Trong suốt thời gian chiến dịch, tỉnh đã huy động 1.087 chiếc xe đạp thồ, 3.137 thuyền vận tải lương thực, vũ khí trên các dòng sông và 80 xe trâu, xe ngựa của đồng bào tham gia phục vụ tiền tuyến. Trong số anh, chị em đi dân công phục vụ chiến dịch, có nhiều người đã hy sinh anh dũng. Mặc dù lương thực, thực phẩm còn thiếu thốn, nhưng với tinh thần “tất cả cho chiến thắng”, nhân dân Phú Thọ đã đóng góp 4.318 tấn gạo, bằng 1/3 tổng số gạo của cả chiến dịch, 4.149 con trâu, bò và 334,141 tấn thịt lợn, 141 tấn đỗ, lạc, vừng; 31.100 kg đường. Khi chiến dịch mở màn, tỉnh đã cử đoàn đại biểu mang tặng phẩm như quần áo ấm, chăn bông lên mặt trận để tặng chiến sĩ. Phụ nữ Phú Thọ gửi 208.515 bức thư động viên anh, chị em dân công ngày đêm phục vụ chiến dịch... Có thể nói, nhiệt huyết, mồ hôi, nước mắt, xương máu của quân và dân Phú Thọ trong chiến dịch đã góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

 

Trong suốt bốn nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã có nhiều chiến thắng lịch sử quan trọng và vĩ đại, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ trước những âm mưu xâm lược của các nước lớn trên thế giới. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi đỉnh cao nhất của nghệ thuật quân sự và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Việt Nam, khi lần đầu tiên trên thế giới, một nước thuộc địa nhỏ bé lại có thể đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. 68 năm đã qua, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn vang mãi, cổ vũ và thôi thúc mỗi người dân Việt Nam nói chung và mỗi người dân Phú Thọ nói riêng luôn tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của các thế hệ cha ông, không ngừng nỗ lực học tập, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển.

21 tháng 3

Bai tho nao?

 

21 tháng 3

Giúp em với ạ

21 tháng 3

nhưng bạn phải tick cho mik

21 tháng 3
Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm

Nhà văn Trần Đức Tiến có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là Giọt sương đêm.

Truyện được in trong tập Xóm Bờ Giậu. Nhân vật chính trong tác phẩm là Bọ Dừa - một vị khách bất người ghé qua xóm Bờ Giậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình - nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Nhân vật Bọ Dừa được xây dựng là một vị khách tình cờ ghé thăm đến xóm Bờ Dậu để tìm một chỗ trọ qua đêm. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, nhân vật này hiện lên với vẻ từng trải. Bọ Dừa từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Còn Thằn Lằn thì hiện lên với vẻ lịch sự, nhiệt tình của chủ nhà. Thằn Lằn đã đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được. Sau khi từ biệt Bọ Dừa, Thằn Lằn đến báo tin cho cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của Bọ Dừa. Cụ giáo Cóc tỏ ra am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng. Điều đó khiến cho Thằn Lằn rất kinh ngạc, thán phục.

Khi đêm đã khuya, trời nhiều mây. Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn: “Tiếng Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa, hay cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng”. Bọ Dừa đang ngủ. Thì từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê. Điều đó khiến cho Bọ Dừa quyết định trở về quê vào ngay sáng hôm sau. Tác giả đã gửi gắm bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương.

Nhân vật Bọ Dừa - nhân vật chính trong truyện đồng thoại được xây dựng mang những nét của con người để thể hiện ý nghĩa của truyện. Câu chuyện kết thúc mở Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Sọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”. Thực chất, Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.

Truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.