K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Bài tập: Tìm các từ ngữ/ cụm từ được lặp lại trong các câu sau và chỉ ra vị trí của các từ/ cụm từ đó. Sau đó chỉ ra tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ. ( Gợi ý: kẻ bảng) Từ/ cụm từ được lặp lạiNhận xét về vị trí của các từ và cụm từ đóTác dụng của việc lặp lại các từ/ cụm từ.    a. Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏi                        Nghe gọi...
Đọc tiếp
    Bài tập: Tìm các từ ngữ/ cụm từ được lặp lại trong các câu sau và chỉ ra vị trí của các từ/ cụm từ đó. Sau đó chỉ ra tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ. ( Gợi ý: kẻ bảng)
Từ/ cụm từ được lặp lạiNhận xét về vị trí của các từ và cụm từ đóTác dụng của việc lặp lại các từ/ cụm từ.
   
 

a. Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏi                        Nghe gọi về tuổi thơ
b. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa Thương em, thương em, thương em biết mấy.c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màuLòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?d. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.e. Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào… Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…(Minh Hương)
0
ĐẤT CÀ MAUCà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó,mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnhhẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phậpphều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn...
Đọc tiếp

ĐẤT CÀ MAU
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó,
mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh
hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập
phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của
trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm
sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng
đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới
những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem
hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền
thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung
đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Theo
Mai Văn Tạo
Câu 1: (0,5 điểm) Mưa Cà Mau có gì khác thường ?

A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.
B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 2: (0,5 điểm) Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì ?
A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.
B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với
thời tiết khắc nghiệt.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 3: (1 điểm) Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? (Viết câu trả lời của em)
Giáo viên: Nguyễn Hà Trang
Câu 4: (1 điểm) Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau ?
A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.
B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người.
C. Cả A và B.

Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu nội dung của mỗi đoạn trong bài văn trên.
Câu 6: (0,5 điểm) Gạch dưới cặp từ trái nghĩa có trong câu thơ sau:

“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 7: (0,5 điểm) Thành ngữ nào nói về Thiên nhiên ?
A. Bốn biển một nhà B. Lên thác xuống ghềnh C. Chia ngọt sẻ bùi
Câu 8: (0,5 điểm) Tìm 1 từ trái nghĩa, 1 từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”.
Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 danh từ, 1 động từ có trong câu văn sau:
“Trong mưa thường nổi cơn dông.”
Danh từ: …………………………..; Động từ: …………………………………………
Câu 10: (1 điểm) Đặt 1-2 câu có chứa 1 cặp từ đồng nghĩa:.

0
10 tháng 10 2021

Tham khảo : 

Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi để lời khuyên dễ đi vào lòng người. Chân và tay là những bộ phận trên cùng một cơ thể con người. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cha nhau. Điều đó cũng giống như anh em trong gia đình cũng vậy. Dù mỗi người là một cá nhân riêng biệt nhưng đều cùng cha mẹ sinh ra, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên dưới một mái nhà. Vậy nên quan hệ anh em là quan hệ gắn bó máu thịt với nhau.
Vậy anh em phải cư xử với nhau thế nào cho đúng? " Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Anh em ruột thịt phải thương yêu, giúp đỡ nhau trên mỗi bước đường đời."

10 tháng 10 2021

Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi để lời khuyên dễ đi vào lòng người. Chân và tay là những bộ phận trên cùng một cơ thể con người. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cha nhau. Điều đó cũng giống như anh em trong gia đình cũng vậy. Dù mỗi người là một cá nhân riêng biệt nhưng đều cùng cha mẹ sinh ra, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên dưới một mái nhà. Vậy nên quan hệ anh em là quan hệ gắn bó máu thịt với nhau.
Vậy anh em phải cư xử với nhau thế nào cho đúng? " Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Anh em ruột thịt phải thương yêu, giúp đỡ nhau trên mỗi bước đường đời."

10 tháng 10 2021

bạn nên đọc nhiều bài văn lên thì việc viết văn sẽ k hề khó với bạn nữa ,chúc bạn học tốt

Top 11 Cách để viết một bài văn hay và chất lượng

  1. 1 128. Đọc sách. Sách là kho tàng vô giá của nhân loại. ...
  2. 2 53. Theo dõi tin tức xã hội. ...
  3. 3 38. Đọc kỹ đề bài trước khi làm bài. ...
  4. 4 30. Lập dàn ý ...
  5. 5 30. Phân chia thời gian hợp lý ...
  6. 6 30. Chú trọng vào mở bài. ...
  7. 7 25. Đảm bảo nội dung. ...
  8. 8 19. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ
10 tháng 10 2021

1. Biết ghi chép và vận dụng những điều cần thiết

Một tiết học chỉ kéo dài 45 phút, thường thì các bạn chỉ ghi chép những gì nêu trên bảng và thầy cô gợi ý. Tuy nhiên, có tới 80% những gì thầy cô yêu cầu bạn ghi chép đều có trong sách giáo khoa. Trong khi đó, những thứ thầy cô giảng để giúp các bạn hiểu bài hoặc giải thích quá trình tư duy để tìm ra được cách giải hay nhất thì các bạn lại chỉ ngồi nghe để rồi quên ngay sau đó. Vì vậy, các bạn hãy chú ý những gì thầy cô giảng để rút ra những gì hữu ích nhất cho bài giải của mình.

2. Năm chắc lý thuyết sẽ giúp bạn học toán hiệu quả hơn

Với tâm lý, lý thuyết là những điều không quan trọng, các bạn chỉ tập trung vào giải các bài tập, bỏ qua những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp. Nếu không nắm vững nghĩ định nghĩa, định lý những điều cơ bản thì bạn chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó và khi biến tấu đi một chút thì bạn lại gặp khó khăn trong cách giải của mình. Một bài toán khó, toán mẹo là tổng hợp của những bài đơn giản. Nếu bạn không nắm vững điều cơ bản đó để giải toán một cách từ từ thì bạn khó có thể đạt được điểm cao ở môn toán.

3. Áp dụng lý thuyết học được vào làm bài một cách hiệu quả

Toán học cần có sự rèn luyện thật nhiều để thực hành trơn chu. ở mỗi dạng bài tập cụ thể, bạn hãy làm quen với nhiều bài tập để thành thạo các bức và phương pháp giải. Thực hành nhiều lần, bạn sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi tiếp cận với bất cứ dạng bài nào, ở mức độ nào.

4. Học toán theo quy trình từ dễ lên khó

Nghĩa là, bạn hãy đi từ dễ đến khó. Khi làm quen với các dạng bài tập cơ bản sẽ tạo cho bạn động lực để tiếp cận những bài khó hơn và khó hơn nữa. Bạn đã tìm được niềm đam mê khi tiếp cận với các bài toán mà quên đi nỗi sợ hãi với môn học này

5. Để học toán hiệu quả thì đừng quá cứng nhắc

Nếu khi làm bài mà bạn bế tắc vì không tìm được hướng đi. Hãy thử với nhiều cách và nhiều phương pháp nhé, nó vừa giúp bạn có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi làm bài mà còn giúp bạn tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.

6. Để quá trình học toán có hiệu quả thì hãy biết rút ra kinh nghiệm riêng

Mỗi khi hoàn thành bài tập, các bạn hãy làm một việc cuối cùng là xem xét các bài tập mình vừa giải xem phương pháp nào thích hợp, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài. Hãy ghi chú những điều đó vào bên cạnh hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn nhớ nhất. Sau mỗi chương, mỗi phần hãy ôn tập để không bị dồn bài bạn nhé. Đó là cách làm khoa học và hiệu quả cho những người đam mê với toán.

7. Học từ những cái sai của mình

Không riêng gì với môn toán, với bất kì môn nà nếu gặp lỗi sai thì bạn nên có những ghi chú riêng để khi có thời gian thì xem lại, lỗi đó là gì, cách khắc phục ra sao...Bạn hãy cố gắng tự trả lời những thắc mắc đó, nếu không được thì bạn bè, thầy cô cũng là những trợ giúp đắc lực cho bạn trong bất cứ tình huống nào.

8. Trước khi làm bài toán hãy tóm tắt đề và có một trình bày cần thận để ghi điểm

Tóm tắt đề bài giúp bạn dễ dàng nhận biết được dữ liệu để cung cấp, tiết kiệm thời gian và tránh bỏ sót dữ liệu cần thiết cho việc giải bài. Ngoài việc giải bài đúng thì việc trình bày cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp bạn có những điểm số trọn vẹn.

10 tháng 10 2021

mik thích hok văn nhưng chỉ thích viết văn thôi, bn đọc nhiều sách tham khảo nha :D

2 tháng 11 2021

KHAM KHẢO LÀM THÀNH CỦA MÌNH

Nghị luận: “Văn học là nhân học” (M.Gorki)

  • Mở bài:

Mối quan giữa văn học và nhân học không phải bỗng nhiên mà thành. Trong quá trình tạo dựng sự nối kết hai lĩnh vực cũng đã có không ít những bất đồng về quan điểm. Ngay trong khái niệm nhân học, theo nghĩa hẹp nhất, là khoa học về con người. Quan niệm ấy đã kéo theo một lịch sử lâu dài nhiều hoạt động và lĩnh vực liên quan. Ngay từ buổi sơ khai, văn học đã không thể tách rời khỏi nhân học. Nó hình thành nên bản chất cốt lõi của văn học ngày nay. Bàn về vấn đề này, M.Gorki cho rằng “Văn học là nhân học”. Đây là nhận định hết sức đúng đắn vè vai trò, nhiệm vụ và thiên chức của nhà văn trong sự nghiệp cầm bút của mình.

  • Thân bài:

Văn học là gì?

Văn học là khoa học về cái đẹp (văn) trong cuộc sống, được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu hình tượng. Cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua bình diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để ngôn từ phát huy giá trị của nó. Đồng thời nó có tính chuẩn mực cao (hàm súc và cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm). Văn học biểu đạt nhận thức, lí giải và thái độ đối với toàn bộ của con người trước cuộc sống. Những vấn đề nhân sinh cũng được đặt ra ở trong đó.

Nhân học là gì?

Nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng của tồn tại con người trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật. Theo nghĩa chung nhất “Nhân học” là khoa học về con người.

“Văn học là nhân học” nghĩa là gì?

Thông qua các tác phẩm, văn học phản ánh toàn diện đời sống tinh thần, vật chất và các quy luật vận động của xã hội loài người. Theo câu nói của M.Gorki thì “nhân học” ở đây trọng tâm tập trung phản ánh tính xã hội của con người, tức lòng nhân ái của con người.

Như vậy, “Văn học là nhân học” có thể hiểu văn học đã phản ánh, đề cao tình yêu thương con người trong mỗi tác phẩm văn chương. Văn học lấy con người làm đối tượng phản ánh và hướng đến phục vụ đời sống con người.

Tại sao “văn học” có thể là “nhân học”?

Lúc ban đầu, văn học chỉ là một hình thức nghệ thuật ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận và rung động của con người về hiệu thực cuộc sống. Trải qua thời gian, văn học trở thành phương tiện giúp con người phản ánh sâu sắc đời sống hiện thực, đời sống tinh thần và là công cụ dùng để đấu tranh cho lẽ phải, sự công bình. Thế nhưng, chức năng này không phải nhà văn nào cũng tôn trọng và vận dụng.

Câu nói của M.Gorki dường như đã được hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút của ông – một nhà văn hiện thực vĩ đại. Từ những kinh nghiệm thực tiễn, M.Gorki tổng kết thành triết lí ngắn gọn mà chính xác đến kì lạ. Nhiệm vụ của văn học không có gì khác ngoài phản ánh chân thực đời sống con người. Góc độ phản ánh phải giàu tính nhân văn, hướng đến giải phóng con người ra khỏi mọi khổ đau hay ràng buộc nào đó. Đó là phát hiện mới mà lại không mới, được tinh kết trong một câu nói ngắn gọn mà không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn chương là một thứ phù phiếm thì câu nói ấy gần như vô nghĩa lí. Triết lí ấy cũng không có gì đáng phải suy nghĩ. Nhưng ở đây, M.Gorki thực sự đã đặt ra một mệnh đề đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm.

Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc và các lĩnh vực nghệ thuật khác, trước hết, văn học là một bộ môn nghệ thuật. Văn học tuân thủ các nguyên tắc của một bộ môn nghệ thuật ngôn ngữ với kết cấu phức tạp và chặt chẽ của nó. Nó mang đậm đặc trung của bộ môn nghệ thuật. Bởi thế, nó hướng đến chức năng giải trí, làm thỏa mãn nhu cầu cảm nghiệm của con người. Nhưng đối với văn học đích thực, nó vượt lên trên điều đó khi tồn tại và phát triển. Đối tượng chủ đạo của văn học là con người và hiện thực cuộc sống. Hai đối tượng ấy được soi chiếu qua mọi góc độ trong sự tương quan phức tạp, đa chiều.

Nói văn học là nhân học là một nhận định hoàn toàn đúng đắn và giàu tính nhân văn. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người. Văn học nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.

Đọc những bài ca dao bình dị trong kho tàng văn học dân tộc ta hiểu rõ đời sống tâm tư, tình cảm của những người lao động nghèo khó mà nghĩa tình, khát khao cuộc sống yên bình, tươi đẹp. Những bài ca dao ngắn ngủi, mềm mại đâu chỉ là một hình thức nghệ thuật đơn thuần mà chứa trong nó là cả một thế giới được lưu giữ cẩn thận và bền lâu.

Qua hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố ta hiểu người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám luôn khao khát có một cuộc sống yên bình trong cuộc sống vốn đầy rẫy sự bất công. Đối với họ, nghèo khổ không thực sự đáng sợ. Cái đáng sợ hơn đó là tai họa có thể giáng xuống đầu họ bất cứ lúc nào mà họ thì hoàn toàn không có khả năng phòng bị hay phản kháng. Ta cũng hiểu ra ý nghĩa của cái nhan đề Tắt đèn, vừa tinh tế vừa đầy cảm thương của nhà văn đối với số phận con người.

Đọc truyện ngắn Cô bé bán diêm ta cũng thấy rõ niềm khát khao được sống hạnh phúc bên người thân yêu của cô bé bán diêm nghèo khổ. Cái lạnh của đêm noen không đáng sợ bằng sự lạnh lẽo trong lòng cô bé và tình đời, tình người trong cuộc đời này.

Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo về con người; nó hình thành những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người. Với văn học, chất liệu đầu tiên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật. Nhân vật văn học không ai khác chính là những con người trong cuộc sống. Trở thành đối tượng phản ánh của văn học, con người hiện ra sinh động, chân thực trong mỗi tác phẩm. Tất cả chứa đựng tính nhân học của văn học.

Đọc tác phẩm ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngóc ngách nội tâm, từng biểu hiện tình cảm, hiểu đúng hơn và nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn vốn bị cái bề ngoài bao phủ. Và chính cái “thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn” ấy thể hiện rõ nhất cái “nhân học” của văn chương.

Qua nhân vật Thúy Kiều cho ta thấy được sự vận động tinh thần của nàng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Lúc vui tươi, hạnh phúc. Lúc lại khổ đau, tủi nhục đến vô hạn. Lúc bế tắc, tuyệt vọng cùng cực. Chính điều đó khiến ta biết cảm thông, chia sẻ và đồng cảm với thân phận và cuộc đời khổ nhục của nàng. Và từ đó càng căm ghét hơn cái xã hội bất nhân tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách nhân phẩm con người; tước đoạt quyền sống, quyền làm người của những con người nhỏ bé trong xã hôi.

Chính văn học đã phát hiện và tôn vinh những phẩm chất quý báu ở con người vốn bị cuộc đời trần trụi che phủ. Sự thấu nhận từ thực tế đôi khi bị sai lệch nhưng trong tác phẩm, người đọc có thể bình tĩnh thấu suốt điều đó một cách rõ ràng.

Nhờ tác phẩm Chí Phèo mà ta biết rằng trong chính những kẻ xấu xí nhất trần gian, trái tim cũng biết rung động vì yêu. Qua nhân vật AQ ta mới biết rằng trong cuộc đời cũng có lắm kẻ có phép thắng lợi tinh thần một cách đáng thương. Văn học đã cho ta cái nhìn thấu suốt vào đời sống con người mà không một nghệ thuật nào làm được. Văn học tìm kiếm, phát hiện và ngợi ca những điểm sáng ở họ, vốn từ lâu đã bị cuộc đời che phủ.

Có thể trong cuộc đời Nguyễn Du đã không làm được điều đó, Nhưng với văn học, ông đã đi rất xa, vượt lên trên mọi sự thấp hèn, vươn đến hoài vọng, ước mơ. Ông mở ra cho người đọc một tầm nhìn bao quát và toàn diện về bức tranh xã hội đương thời và con đường đi tìm lẽ sống của nhân vật. Có những điều chỉ có văn học mới làm được. Không còn nghi ngờ gì nữa, sản phẩm tạo ra trong quá trình tương tác đó chính là “nhân học” – tình yêu thương con người và cuộc sống. Kể cả kết quả sau cùng của nó cũng vì con người mà tồn tai.

Văn học còn là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả. Tác phẩm thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người.

“Văn học là nhân học” là một ẩn ý súc tích như bản chất của văn học. Văn học là khoa học về con người. Không phải là cái con người  sihn học mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Tư tưởng ấy không chỉ là lí thuyết suông mà nó biến thành hành động, trở thành động lực thúc đẩy hành động. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người, đồng thời cũng là để học cách làm người. Phải chăng đó chính là điều M.Gorki muốn nói với chúng ta – những người đã phần nào đặt chân vào ngưỡng cửa văn học?

  • Kết bài:

Đến với văn chương là bước vào thế giới của tình người. Tác phẩm chính là điểm gặp gỡ đầu tiên giữa nhà văn và đọc giả thông qua thế giới nhân vật sinh đông, phong phú. Để văn học là nhân học thì cả nhà văn và người đọc đều phải “kết dính” trong tình yêu thương con người vô hạn và vĩnh hằng. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê khốp). Và hiển nhiên tác phẩm văn học cũng chính là nhân học, là khoa học về con người.

  • Nghị luận về lòng nhân ái
  • Nghị luận: Văn học và tình thương “Cái cốt lõi của văn học là lòng nhân ái” (Rasul Gamzatop)
  • Làm sáng tỏ nhận định: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ nầy tầm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác”
10 tháng 10 2021

Thất Tịch, theo văn hóa phương Đông,, nhất là các nước Đông Á, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản. Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước

10 tháng 10 2021

Bạn hỏi gg đi, nếu là mình viết thì dài lắm.

10 tháng 10 2021

tham khảo :

1) Mở bài gián tiếp: 

"Chiều nay ghé Hồ Gươm
Ngắm Tháp Rùa rêu phủ
Hàng liễu xanh lá rủ
Soi bóng hồ… xôn xao"..

Câu thơ trên cứ âm vang mãi trong lòng em. Nó gợi lên niềm tự hào, yêu thương da diết một vùng đất ngàn năm văn hiến: Thăng Long - Hà Nội. Mảnh đất có bao nhiêu di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm - viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.

2) Kết bài mở rộng: Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, Hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Em cảm thấy quê hương đất nước mình đẹp quá. Đẹp như một bài thơ, một bản nhạc và một bức tranh chỉ có ở nơi em được sinh ra và lớn lên.

TL:

MB :

khi những tiếng ve đã ngắt trên các hàng cây ; khi những đóa hoa phượng tàn dần trên các màu lá xanh mướt, khi chúng e chuẩn bị đồ dùng học tập cho năm học mới thì lúc ấy đã sang đầu thu.

KB :

Mùa thu, một mùa đầy kỉ niệm với những ước mơ và hoài bão của cái tuổi chuẩn bị bước chân vào cấp 2, bước ngoặt đầu đời đầu tiên với những thành công mới, thành tích mới. Quang cảnh màu thu ngày nào chợt hiện ra trong đầu e, thật đẹp. Dù mai sau e có đi , hình ảnh của 1 màu thu đẹp đẽ và thơ mộng vẫn mãi đọng lại trong kí ức của em. 

_HT_

mik viết văn ko hay cho lắm, mong bn thông cảm.