Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu là dòng sông đẹp như sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Mã,... nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.
Buổi sớm, mặt hồ phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Những bãi mía, những nương dâu xanh tốt nằm im bên hai bờ sông như còn nằm ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm chuẩn bị ra khơi. Nắng lên, mặt nước lấp lánh những tia sáng mặt trời làm cho mặt nước đỏ đậm phù sa, cuồn cuổntôi xuôi theo dòng nước chảy. Tiếng người í ới, tiếng xe cộ xôn xao tấp nập, nhộn nhịp. Mọi người trên bến cảng bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu nối liền thành phố hai bên bờ sông hối hả người qua lại. Mọi người đến đây ngắm cảnh, đi lại, chụp ảnh bên bờ sông.
Khi hoàng hôn xuống, mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông thì như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Trong ánh hoàng hôn chiều cuối thu tím nhạt cảnh sông Hồng càng thêm thơ mộng, lãng mạn.
Em rất là yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
" Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền la sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.
“Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "
Hay
"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một xứ sở lạ kì.
Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.
Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.
1. Phần Mở bài
- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú.
- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.
- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).
- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.
2. Phần Thân bài
a) Miêu tả ngoại hình
* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám
Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.
Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...
- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.
* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt
- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.
- Khuôn mặt của ông phúc hậu.
- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.
- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.
- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.
- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.
- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.
b) Miêu tả hoạt động
- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.
- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.
- Ông bước những bước chậm rãi.
- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.
- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.
- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”
- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.
2. Phần Kết bài
- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.
- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thể hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì”
1. Phần Mở bài
- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việt Nam rất hay và rất lí thú.
- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.
- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).
- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.
2. Phần Thân bài
a) Miêu tả ngoại hình
* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám
Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.
Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.
- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...
- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.
* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt
- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.
- Khuôn mặt của ông phúc hậu.
- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.
- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.
- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.
- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.
- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.
b) Miêu tả hoạt động
- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.
- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.
- Ông bước những bước chậm rãi.
- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.
- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.
- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”
- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.
2. Phần Kết bài
- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.
- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thể hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giúp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì”
(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng:
a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.
b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...
c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến nh
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng:
a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.
b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...
c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước..,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến nh
ững ước mơ đó thành hiện thực.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta chắc hẳn luôn có những người bạn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và kề bên mỗi khi gặp chuyện vui cũng như chuyện buồn. Em cũng không phải là ngoại lệ, cũng có một người bạn thân luôn sẻ chia và giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn. Kha – đó là tên đứa bạn thân nhất của em.
Kha năm nay bằng tuổi em, cũng là mười tuổi. Kha có nước da trắng như trứng gà bóc cùng dáng người thanh mảnh. Lúc nào đến lớp bạn cũng gọn gàng trong bộ đồng phục áo trắng quần đen, mái tóc dài được búi gọn gàng sau gáy. Kha có khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt biết nói. Đôi mắt bạn to tròn lấp lánh ánh cười luôn cong cong như vầng trăng khuyết, nó như biết nói biết cười, biết sẻ chia mỗi khi em buồn và cổ vũ mỗi khi em gặp chuyện vui. Giọng nói của Kha trong trẻo như tiếng chim vàng oanh mỗi sáng, bạn đừng lầm tưởng rằng giọng nói ấy sẽ chua ngoa nhé. Bởi vì giọng nói ấy rất truyền cảm và vô cùng thu hút. Kha thường kể cho chúng em nghe những câu chuyện ma mà bạn ấy biết, với chất giọng ly kì hấp dẫn, nó luôn làm chúng em hét toáng mỗi khi đến đoạn cao trào. Đổi lấy một tiếng cười vang nhí nhảnh của nó là bộ mặt hoảng hồn của mấy đứa chúng em.
Thú thật lúc đầu em cũng không thích Kha bởi vì người đâu mà vừa học giỏi vừa xinh lại còn hát hay nữa. Không những thế ba mẹ lại rất hay lôi Kha ra để so sánh với em làm em cảm thấy rất bực bội cùng tủi thân bởi chẳng một đứa trẻ nào thích bị bố mẹ so sánh với bạn bè đâu, đặc biệt là trong khi đứa trẻ ấy còn không thích cô bạn kia nữa. Và có lẽ em vẫn sẽ ghét Kha như vậy nếu không có chuyện xảy ra lần đó.
Hôm ấy là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, từng cơn gió bấc rít gào bên ô cửa sổ khiến em run lên. Chẳng hiểu sao chiều hôm trước em còn khỏe mạnh, chạy từ đầu sân đến cuối sân chơi trò đuổi bắt với anh trai mà ngày hôm sau đã ốm đến không dậy nổi. Em mệt mỏi mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn bầu trời xám đen bên ngoài ô cửa, lòng nghĩ thầm cách để đến lớp mà không làm phiền ai. Mùa đông đến, em biến thành con sâu lười ham ngủ, chính vì vậy mà em luôn là nguời ngủ dậy muộn nhất nhà. Ba mẹ thường cùng anh trai em ăn sáng rồi đi học, đi làm em dậy sau nên sẽ ăn sáng sau rồi tự đi học. Nếu không phải hôm nay trường anh em tổ chức làm tình nguyện nên phải đi từ sớm thì nếu không anh sẽ không để em như thế này mà đến trường. Em đang đau đầu định bước xuống giường thì nghe thấy tiếng của Kha vọng từ bên ngoài vào:
- Lan ơi, cậu không đi bây giờ là cậu muộn học đấy!
Em muốn nói thật to cho nó rằng tớ đang bị ốm nhưng lời nói chẳng thể nào thoát ra khỏi cổ họng được. Chờ mãi không thấy ai trả lời, lại thấy đèn nhà em đang sáng, nó tò mò bước vào nhà không quên kèm theo câu: “Cháu xin phép ạ.”. Vào đến phòng em nó hoảng hốt chạy vào, hết sờ mặt lại sờ đến trán:
- Cậu sốt rồi, sao không gọi tớ vào, bố mẹ cậu đâu, anh trai cậu đâu sao cậu ở nhà một mình thế?
- Bố…mẹ…tớ…đi làm. Còn… còn anh tớ đi tình nguyện rồi…khụ..
- Cậu đã ăn sáng chưa? Rồi còn nhà cậu có thuốc không, để đâu chỉ tớ, tớ đi lấy.
Nhìn bộ dạng lo sốt vó của nó mà em ngỡ ngàng, bấy lâu nay em nghĩ Kha cũng chẳng ưa em vậy mà khi em ốm bạn liền lo lắng đến như vậy. Tự nhiên em cảm thấy mình đúng là một đứa bạn tồi, không nhận ra Kha tốt như thế nào mà chỉ theo suy nghĩ riêng của mình mà ghét bạn. Em ngại ngùng đón nhận sự giúp đỡ từ bạn mà vui sướng khi có một người bạn tốt như Kha. Sau khi nấu cháo cho em ăn, bạn còn giúp em uống thuốc và gọi điện xin phép cho cả hai chúng em cùng nghỉ bởi vì chăm sóc em đã khiến bạn muộn giờ học.
Từ hôm ấy ngày nào Kha cũng qua nhà giảng bài cho em, nhờ vậy mà em đã theo kịp bạn bè khi đi học trở lại mà không cần đến sự giúp đỡ của gia sư hay thầy cô phụ đạo thêm. Dù trước đây luôn ham chơi bỏ bê bài tập nhưng sau kỉ niệm lần ấy em đã chú ý hơn và nâng cao được điểm số khiến thầy cô và bố mẹ rất vui lòng. Tất cả là nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Kha, cuối học kì I vừa rồi chúng em đã đứng trong top 10 của lớp và được các thầy cô tuyên dương là đôi bạn cùng tiến đấy!
Em rất yêu quý cô bạn thân của mình và mong muốn tình bạn của chúng em cũng sẽ bển chặt qua thời gian để em có thể lưu lại được những kí ức tuổi học trò khi ở bên bạn bè và gia đình.
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
cau tham khao tren mang nhe chu nhieu qua minh khong viet noi
Một trong những nét đặc trưng của làng quê Việt Nam là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Đó là những hình ảnh tiêu biểu, thân thuộc ở mỗi làng quê Việt. Tuy nhiên, nói tới làng mà thiếu đi hình ảnh lũy tre đầu làng hoặc cuối xóm thì thật là thiếu xót cho mỗi ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê.
Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.
Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!
Nhà tôi ở gần cánh đồng làng, chỉ cách một con đường nhỏ và lũy tre xanh của nhà tôi là ra tới đồng. Vì thế, tuổi thơ của tôi luôn được chứng kiến những hình ảnh ấy vào những ngày mùa ở quê tôi. Những ông thợ cày thủa nào vào nhà tôi uống nước, hút thuốc lào với ông nội tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ. Mặc dù, tôi xa quê đã hơn hai mươi năm. Có những người còn sống, có những người đã khuất. Họ như vừa đi ra khỏi rìa làng như thể họ vừa vác cày ra đồng…
Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình tôi, của người dân quê tôi. Ở nơi ấy gắn bó một phần kí ức tuổi thơ của tôi. Đời cụ nội tôi sống, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. Làng tôi giáp với làng Thanh Mai, thanh niên làng Thanh Mai ngày xưa có tiếng là ngổ ngáo, trộm cướp. Ông nội tôi kể lại: - Đêm đêm, chúng kéo đàn kéo lũ ra làng mình trộm cướp, cứ vào nhà ai có gì là chúng uy hiếp và lấy sạch đồ đạc, của cải, nhà tôi gần đầu làng, luôn phải hứng chịu những cảnh cướp trộm như vậy. Bởi thế, các cụ thường căn dặn các cô con gái trước khi quyết định lấy chồng rằng: - Lấy ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. Chắc là với thâm ý, tránh những chuyện như tôi vừa kể ở trên.
Sau này, để phát quang cho nhà, cha tôi cùng một người bạn đã dùng hai quả bộc phá để đánh sập những lũy tre quanh nhà như bức tường thành kiên cố bao bọc quanh nhà từ bao nhiêu đời nay. Dưới lũy tre quanh nhà tôi, còn lộ ra mấy chiếc hầm cá nhân được cụ nội tôi đào từ hồi chống Pháp, dùng để trú ẩn sau những lần giặc Pháp càn vào làng, rồi hầm còn là nơi trú ẩn của những cán bộ đảng viên đầu tiên của xã tôi hoạt động cách mạng vào những năm 40 của thế kỉ XX. Năm tôi lên mười một, mười hai tuổi, tôi còn chui xuống hầm chơi trò ú tìm cùng đám trẻ con trong xóm. Hầm được đào kiểu hang ếch, trên có lát ván tre, chỉ đủ một người ngồi. Cũng tại những chiếc hầm này, ông nội tôi kể lại: - Có một chiến sĩ cộng sản đã từng được cụ nội tôi nuôi ăn ở tại hầm để hoạt động cách mạng, rồi một ngày nọ, người chiến sĩ ấy bị giặc Pháp theo dõi và tìm được nơi trú ẩn, cơ sở bị bại lộ, người chiến sĩ kia bị chúng bắt và tra tấn dã man, đau đớn quá, không chịu nổi, ông đành chỉ nhà cụ nội tôi có hầm chứa Việt Minh, cụ nội tôi lập tức bị giặc Pháp bắt và trói vào cột nhà, chúng dùng súng ngắn bắn trượt qua tai cụ nội tôi nhằm uy hiếp tinh thần và chúng bắt khai ra các đồng chí đã từng trú ẩn ở đây, ông nội tôi bị chúng bắt trói quặt cánh khuỷu, rồi chúng giẫm lên bụng, đổ nước xà phòng vào mồm, nhưng cả cụ nội tôi và ông nội tôi vẫn không chịu khai cho chúng bất cứ một thông tin nào của tổ chức. Tra tấn dã man như vậy nhưng chúng không có được thông tin gì cả, chúng bắt giam ông nội tôi xuống nhà tù Sơn Tây. Chúng đánh đập ông nội tôi khiến mặt mày sưng húp, những vết thâm đen do máu đọng lại khắp trên cơ thể, nhưng ông tôi quyết một lòng không khai… Mãi cho đến năm 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí tặng gia đình cụ tôi tấm Huy chương Kháng chiến để ghi nhận gia đình có công với cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc… Ảnh cụ nội tôi bị cơn lũ năm 1971 cuốn trôi đi mất trong tập album gia đình. Nay tôi treo tấm huy chương ấy có ghi tên cụ nội tôi thay di ảnh ở trên bàn thờ gia tiên, bên dưới là di ảnh ông nội và bà nội tôi. Người dân quê tôi, gia đình tôi sống đầm ấm trong lũy tre làng bao bọc như vậy đó!
Thủa nhỏ, chúng tôi còn mang quang ghánh đi quét lá tre rụng về để đun nấu. Khi ấy, cha tôi là công chức, hàng tháng có tem phiếu mua chất đốt, than phân phối nhưng vẫn không đủ chất đốt dùng đun nấu cho gia đình, lúc nhàn rỗi, anh em chúng tôi thường đi quét lá tre quanh xóm, hoặc ra sân trường quét lá xà cừ về nấu…
Thế hệ cụ tôi, ông nội tôi đã từng sống trong lũy tre làng vì đất nước liên tục xảy ra chiến tranh do Pháp xâm lược. Đến thế hệ cha tôi cũng phải xa làng lên đường đi đánh Mỹ, đất nước hòa bình cha tôi chuyển sang công tác ở Tỉnh, sau này về huyện… Đến thế hệ anh em tôi lớn lên, được cha mẹ nuôi ăn học, mỗi đứa lập nghiệp mỗi nơi, chẳng đứa nào chịu về làng. Mẹ tôi bực mà nói: Lũ chúng bay là quân bỏ làng! Vâng, làng và lũy tre gắn bó với chúng tôi như vậy đó. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng, một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.
Khoảng hơn chục năm gần đây, tôi thường xuyên về thăm quê, nhưng hình ảnh lũy tre làng đang dần vắng bóng trên quê hương tôi. Vừa rồi, có dịp đưa cô bạn đi chụp ảnh cưới ở làng Việt cổ Đường Lâm, cô du học ở Pháp từ năm 2001, đến 2006 thì học xong, nay tìm được người bạn đời trăm năm, nhớ về làng quê Việt, nên chọn bối cảnh nông thôn, dân dã để chụp những bức hình kỉ niệm trong trang phục lễ cưới với người bạn đời quốc tịch Pháp, chàng sống ở thành phố Lyon. Cô muốn chụp một tấm hình bên lũy tre làng. Nhưng tìm quanh làng Việt cổ chẳng thấy có lũy tre nào, đất chật, người đông, trồng tre không còn hợp thời nữa, nên người ta chặt bỏ hết, để trồng thứ cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và nét văn hóa thì đang mất dần theo thời gian. Còn cô bạn tôi, sau khi rời nước Việt sang Pháp sống với chồng mình, chắc sẽ rất nhớ hình ảnh lũy tre làng, nơi tuổi thơ của cô gắn bó một thời. Ôi! Hình ảnh lũy tre làng mai sau chắc chỉ còn tìm thấy trong những thước phim tư liệu, trong thơ ca, và trong các trang văn… mà thôi!
Tre từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong tiềm thức người dân lao động, nhất là những người xuất thân từ làng bản, dù đi xa đến đâu cũng không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng.
Tre thường mọc thành lũy thành hành, không bao giờ đứng một mình. Nhìn từ xa, lũy tre như những cách tay ôm dài trùm lên bóng làng bản, xóm thôn. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Lá dài, thon, nhọn, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
Cây tre đã góp phần tô điểm cho làng cảnh thêm tươi đẹp. Bên cạnh, cây đa, quá nước, sân đình, có lũy tre ôm ấp mái nhà càng làm cho khung cảnh quê hương trở nên thanh bình mang một vẻ đẹp riêng. Và cũng thật đẹp khi người xa xứ nghĩ về hình ảnh con trâu nhai cỏ bên dưới lũy tre làm hiện lên cả một khung cảnh cần lao yên ấm của dân lao động.
Tre gắn liền với làng cảnh như vậy, tre còn gắn liền với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương. Tre để lợp mái, làm nhà. Tre trở thành cán cày, cán cuốc theo người nông dân ra đồng. Trở thành rổ, thành rá, thành thùng cho những mùa gặt hái, những buổi đi chợ của chị em. Tre đồng hành cùng mọi lứa tuổi để làm vui cuộc sống, làm đồ chơi cho những em bé, làm điếu cày cho ngươi già,… Tre còn để gói bánh trưng xanh ngày tết làm ấm lòng người dân những ngày thiêng liêng:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
(Thép Mới)
Không chỉ vậy, tre còn là vũ khí lợi hại trong kháng chiến, gậy che, chông tre, mũi tên tre đã dựng lên thành Tổ Quốc, đánh đuổi mọi gót chân xâm lược bao đời, đồng hành cùng dân ta trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc. Chiến tranh đã đi qua nhưng những hình ảnh như Thánh Gióng bẻ tre ngoài sa trường làm cho quân giặc chết như ngả dạ thì còn mãi.
Ở tre có hết thảy những đức tính mà con người cần hoàn thiện: kiên cường, đoàn kết, thủy chung, can đảm, là biểu tượng cho con người, là niềm tự hào của dân tộc ta đã đi vào thơ ca trở thành đối tượng để ngợi ca, lưu giữ.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh đại diện của tính kiên cường, bất khuất của người Việt, là biểu tượng muôn đời của dân tộc Việt Nam- biểu tượng của một nền văn hóa Việt.
I. Mở bài: giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre
- Cây tre cao khoảng 5-8m
- Tre mọc theo từng khóm, từng chum
- Những cây tre có nhiều cành và gai nhọn
2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre
- Lá tre dài và dẹp, có nhiều long nhỏ trên mặt
- Lá tre màu xanh và mọc ra từ cành
- Lá tre nhọn
- Cành tre mọc ra từ thân tre
- Cành tre có nhiều gai sắc nhọn
- Cành tre có nhiều đốt nhỏ
c. Cây tre với đời sống người dân
- Cây tre rất hữu ích : làm rổ, mũng, trạc, dần, sàn,….
- Có thể dùng để trang trí
- Mang ý nghĩa tinh thần rất lớn
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
Ví dụ: cây tre có ý nghĩa rất lớn đối với người dân quê em. Cây tre mang ý nghĩa tinh thần và có nhiều hữu ích cho người dân.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về cây tre
Ví dụ: tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nông thôn nghèo khó. Chính vì thế những gì thân thuộc đối với tôi là cánh đồng xanh thắm, những cánh cò lả lơi, một dòng sông xanh biếc, và đặc biệt là những lũy tre xanh đầu làng.
II. Thân bài: tả cây tre
1. Tả bao quát về cây tre
- Cây tre cao khoảng 5-8m
- Tre mọc theo từng khóm, từng chum
- Những cây tre có nhiều cành và gai nhọn
2. Tả chi tiết về cây tre
a. Tả thân cây tre
Cây trek hi chưa thành cây là măng, măng có thể đem nấu ăn
Thân cây tre màu xanh, khi về già màu vàng
Thân cây tre thường cao khoảng 7m
Thân cây tre có nhiều nấc và mắc nhọn
Thân cây tre có nhiều đốt
b. Tả lá và cành của cây tre
- Lá tre dài và dẹp, có nhiều long nhỏ trên mặt
- Lá tre màu xanh và mọc ra từ cành
- Lá tre nhọn
- Cành tre mọc ra từ thân tre
- Cành tre có nhiều gai sắc nhọn
- Cành tre có nhiều đốt nhỏ
c. Cây tre với đời sống người dân
- Cây tre rất hữu ích : làm rổ, mũng, trạc, dần, sàn,….
- Có thể dùng để trang trí
- Mang ý nghĩa tinh thần rất lớn
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về cây tre
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.
Dàn ý tả con mèo
I. Mở bài
Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.
II. Thân bài
a. Tả hình dáng
- Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.
- Lông mèo dày và rất mượt.
- Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.
- Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.
- Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.
- Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.
b. Tả hoạt động, tính nết
- Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.
- Khi ăn từ tốn, gọn gàng.
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết luận
Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường chạy đến chỗ em mỗi khi em đi học về.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
Gợi ý:
- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.
- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.