Chữ gì bỏ dấu mà vẫn giữ nguyên nghĩa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Có một nơi dù đi năm châu bốn biển, dù có đặt chân đến bao nhiêu vùng đất mới đi chăng nữa thì ta vẫn muốn quay trở về. Ở đó có gia đình, có người thân và có cả một thời tuổi thơ hồn nhiên một đi không trở lại. Nơi ấy, ta gọi bằng một cái tên thân thương “nhà”. Mỗi con vật, mỗi người đều có một căn nhà, tôi cũng vậy. Và tôi rất tự hào về căn nhà của mình.
Nơi tôi ở nằm ngay ở đầu xóm. Từ xa nhìn lại có thể thấy màu xanh dương của ngôi nhà nổi bật giữa những căn nhà khác. Đó là một căn nhà hai tầng, không phải là to nhất nhưng với tôi thì nó đẹp nhất. Tôi rất thích màu xanh dương, màu xanh của ước mơ, của hi vọng, và nó rộng lớn như bầu trời vậy. Qua chiếc cổng màu lục là khoảng sân rộng. Đây chính là nơi vui chơi của chị em chúng tôi, là nơi thư giãn của mọi người. Xung quanh vườn là những chậu cây cảnh rất đẹp và quý do chính tay bố tôi chọn, trồng và hết lòng chăm sóc. Ở đó còn có một vài lồng chim, nhà của những chú vẹt, chim vàng anh, bên dưới là những chiếc ghế đá nhỏ xinh. Tôi luôn tự hào vì nhà mình có một khu rừng thu nhỏ như thế, có cây, có hoa, có chim chóc. Ngồi nơi ghế đá có thể nghe được tiếng chim, thưởng thức không khí trong thành, thoáng mát và để tâm hồn mình được thanh lọc nhiều hơn.
Qua khu vườn là bước vào nhà rồi. Đầu tiên là phòng khách được trang trí theo ý của bố tôi. Bố tôi là một nhân viên văn phòng nhưng khiếu thẩm mĩ lại rất giỏi. Bên trong được sơn màu trắng trang nhã. Bộ bàn ghế làm bằng gỗ lim được đặt ở góc bên trái. Bên trên có một bức tranh thêu khá lớn- tác phẩm của mẹ tôi. Đối diện là một chiếc gương lớn. Vì diện tích nhà không lớn nhưng với chiếc gương, căn phòng sẽ trở nên rộng rãi hơn. Trên chiếc kệ là những tấm huy chương của các thành viên trong đình, là những quà kỉ niệm của chúng tôi sau mỗi chuyến đi.
Bước tiếp sẽ là phòng ngủ của bố mẹ tôi, sau đó là căn bếp. Tất cả do mẹ tôi thiết kế. Mẹ tôi thích màu vàng nên hai phòng, không lí gì lại không sơn màu vàng. Phòng ngủ bố mẹ khá đơn giản với chiếc giường ngủ, đầu giường là chiếc tủ nhỏ, đối diện là bàn làm việc của bố mẹ. Bên cạnh là chiếc tủ đựng quần áo. Và ở một góc là chiếc bàn nhỏ trang điểm cho mẹ và tủ sách cho bố. Tôi rất thích chiếc tủ đầy ắp sách của bố, nhưng có vẻ chúng không hợp với tô thì phải. Căn bếp cũng là một màu vàng tươi mát với chiếc tủ lạnh, chiếc tủ bếp, bồn rửa và bàn ăn được sắp xếp một cách hài hòa, hợp lí.
Phòng của hai chị em chúng tôi ở trên tầng hai. Hai phòng tùy sở thích của hai chị em mà trang trí. Phòng của tôi được sơn màu xanh da trời rất đẹp. Tôi coi căn phòng của mình cũng là một điều đáng tự hào với một góc ảnh lưu lại những kỉ niệm, một góc cho tri thức- những cuốn sách, và còn có màu xanh của những cây sen đá, xương rồng ngoài cửa sổ và trên bàn học. Phòng em tôi- phòng một đứa con trai, chỉ có một màu trắng, là thế giới của những trò chơi, những siêu nhân, bắn súng và thể thao.
Dẫu căn nhà, mỗi phần do một người trang trí nhưng lại rất hài hòa và kết hợp với nhau rất tuyệt. Sau một ngày làm việc, học tập vất vả thì nơi đây chính là nơi để chúng tôi chia sẻ, yêu thương, quan tâm nhau, là nơi dù có đi đâu vẫn luôn hướng về.
Mỗi người đều có một mái ấm của riêng mình, một căn nhà nhỏ ấm cúng lưu giữ những tuổi thơ của mình. Em cũng vậy. Căn nhà của gia đình em là một căn nhà rất đẹp và khang trang.
Ngôi nhà của em là một căn nhà hai tầng thoáng mát và rộng rãi. Nhìn từ xa là có thể thấy tường nhà màu vàng chanh ấm áp cùng giàn hoa giấy nở rộ trên tường nhà. Tô điểm xung quanh là những cây xanh rợp bóng mát khiến cho ngôi nhà trở nên hài hòa và đẹp vô cùng. Chiếc cổng sắt lớn đã bảo vệ an toàn cho ngôi nhà này suốt bao nhiêu năm qua. Tiến qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Ở hai bên sân là những chậu cây cảnh, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được mẹ em chăm sóc cẩn thận.
Đi qua sân là đến căn nhà lớn. Đi qua cánh cửa gỗ là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế và chiếc ti vi. Ở bàn luôn được trang trí bởi một lọ hoa do mẹ em cắm. Mỗi ngày mẹ đều hái hoa trong vườn rồi đem về cắm trong lọ. Trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua thời gian, những chiếc giấy khen của em được đóng khung treo lên cẩn thận. Đi sâu vào bên trong là phòng bếp – nơi mà mẹ nấu những món ăn ngon cho bố con em thưởng thức mỗi ngày. Căn phòng đầy đủ đồ dùng, lúc nào cũng được mẹ em lau dọn sạch sẽ và sáng bóng.
Đi lên cầu thang chính là phòng ngủ của bố mẹ em, phòng ngủ của em và phòng thờ. Phòng ngủ của bố mẹ em khá lớn, bên trong không chỉ có chiếc giường mà còn có tủ quần áo, bàn làm việc của bố em và bàn trang điểm của mẹ em nữa. Phòng của bố mẹ em còn có cửa kính lớn, mở ra là sẽ ra ban công, đứng ở đó là có thể dễ dàng nhìn thấy khu vườn nhỏ tràn ngập hương thơm và sắc màu của mẹ con em.
Phòng ngủ của em thì lại bé hơn vì chỉ có một mình em thôi. Ở góc phòng có một chiếc bàn học xinh in hình Hello Kitty, một chiếc cửa sổ lớn hướng ra ngoài đường phố đông đúc nhộn nhịp. Cuối cùng chính là phòng thờ. Căn phòng này luôn tràn ngập mùi hương trầm, mang không khí trang trọng cổ kính bởi đây là nơi nhà em thờ tổ tiên cùng các vị thần. Mỗi ngày chủ nhật cuối tuần, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp căn nhà cho sạch sẽ. Khi rảnh rỗi, hai mẹ con lại thay đổi vài vật dụng trong nhà để thay đổi cách bài trí cho đẹp hơn.
Em rất yêu căn nhà của mình. Bởi đó là mái ấm, là nơi em lớn lên. Căn nhà không chỉ có ác dụng che mưa che nắng mà còn là nơi cất giữ tình yêu và kỷ niệm gia đình của em, là nơi đón em sau mỗi lần đi xa trở về.
I. Mở bài: giới thiệu nhân vật em định tả
Nhà em sống ở quê, cuộc sống giản dị và chan hòa. Nhà em có 4 người là ba mẹ, anh của em và em. Gia đình em rất yêu thương và chăm sóc nhau. Ba me luôn yêu thương và dạy chỗ chúng em nên em và anh rất yêu ba mẹ. an hem từ nhỏ đã học rất giỏi mà từ nhỏ đến giờ anh đều xa nhà để lên thành phố học, cuối tuần mới về nhà. Chính vì thế mà ba mẹ rất yeu thương anh, em cũng vậy.
II. Thân bài:
1. Tả bao quát
- Anh em nay năm 17 tuổi, học lớp 12
- Anh em cao 1m7
- Anh rất thương em, mỗi khi về nhà là mua bánh cho em
- Anh học rất giỏi, cả gia đình đều tự hào về anh.
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Anh có dáng người cao ráo
- Gương mặt đầy đặn và rất đẹp trai
- A có mái tóc mượt và để tóc rất mốt
- Anh ăn mặc rất giản dị nhưng rất hiện đại
- Anh có đôi mắt long lanh, hiền hoa
- Đôi môi dày nhưng rất đẹp và quyến rũ
- Mũi anh rất cao
b. Tả tính tình và sở thích
- Anh luôn yêu thương em và ba mẹ
- Luôn ân cần chăm sóc và dạy em học
- Luôn giúp đỡ việc nhà của mẹ khi rảnh rỗi
- Anh rất siêng học
- Anh thích mang giày, mặc áo sơ mi
- Anh rất thích ăn cá rán
- Tính tình anh ôn hòa, dễ chịu
- Luôn luôn tận tình giúp đỡ những ai khó khan
- Anh đá banh giỏi, hát hay, chơi đàn giỏi,….
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về anh trai
- Em rất quý và yêu mến anh
- Em sẽ cố gắng nỗ lực để được học giỏi như anh.
DÀN Ý CHI TIẾT CHO BÀI VĂN KỂ VỀ ANH TRAI CỦA EM
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về anh trai .
Trong gia đình, em là con út vì vậy em luôn nhận được tình thương yêu, sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là từ anh của em.
II. Thân bài
1. Giới thiệu khái quát
- Người anh trai yêu quý của em tên Quân.
- Anh hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học thủy lợi.
- Với em, anh giống như cha, luôn yêu thương, chở che cho em.
2. Tả ngoại hình
- Anh của em rất đẹp trai. Anh có dáng người cao ráo, hơi gầy.
- Anh có màu da hơi xạm đen một phần vì giống bố, một phần vì nắng.
- Anh thừa hưởng đôi mắt tinh anh của bố và sống mũi cao của mẹ. Cùng với nụ cười rạng rỡ, khiến anh trông thân thiện, dễ gần.
- Giọng anh hơi khàn, khá trầm nhưng lại đem đến cho người khác cảm giác ấm áp....
3. Kể về tính cách và tình cảm của anh với mình
- Anh là một người con hiếu thảo. Anh luôn cố gắng giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Anh chăm sóc em rất chu đáo khi bố mẹ bận rộn.....
- Anh là một học sinh giỏi. Anh luôn đạt kết quả cao ở lớp, được thầy cô yêu quý, bạn bè tin tưởng
- Anh là một người cởi mở hòa đồng. Anh luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn.
- Anh rất yêu thương em. Anh luôn nhường em những thứ em thích, chă sóc em rất chu đáo. Mỗi khi em buồn, anh lại chọc cho em cười, mua kẹo cho em. Anh cũng hay giúp đỡ em trong học tập, giúp em tiến bộ.
- Kể kỉ niệm( ngắn gọn):
- Một lần đi xe đạp không cẩn thận em bị ngã. Lúc anh phát hiện em đã bị mắng. Em đã khóc vì tưởng anh không thương mình nhưng sau này mới hiểu đó là vì anh lo lắng cho mình.
III. Kết bài .
- Thể hiện tình cảm của bản thân .
Em rất yêu quý anh Quân. Với em anh chính là một tấm gương để em học tập và noi theo. Bây giờ dù rất ít gặp anh nhưng tình cảm anh em vẫn mãi bền chặt.
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ **, và là người yêu nước sâu sắc.
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
đó chính là chữ tứ
vì tứ là 4 mà bớt dấu cũng thành tư =4
là chữ tứ - tư