BA PHO TƯỢNG Có vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng ba pho tượng giống hệt nhau và cho biết giá trị của chúng khác nhau. Vị tiểu vương muốn thử các quần thần của hoàng đế thông thái đến đâu. Nhận được món quà, hoàng đế cho quần thần xem xét nhưng không ai tìm ra sự khác nhau giữa ba pho tượng. Tin đồn về ba pho tượng bí hiểm lan khắp kinh thành. Một chàng thanh niên...
Đọc tiếp
BA PHO TƯỢNG
Có vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng ba pho tượng giống hệt nhau và cho biết giá trị của chúng khác nhau. Vị tiểu vương muốn thử các quần thần của hoàng đế thông thái đến đâu.
Nhận được món quà, hoàng đế cho quần thần xem xét nhưng không ai tìm ra sự khác nhau giữa ba pho tượng. Tin đồn về ba pho tượng bí hiểm lan khắp kinh thành. Một chàng thanh niên nhà nghèo nhưng chăm học biết tin, liền nhờ tâu với hoàng đế cho chàng xem tượng để đoán ra điều bí mật.
Hoàng đế triệu chàng vào cung. Chàng quan sát ba pho tượng từ mọi phía và phát hiện ra rằng tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng. Chàng lấy một cọng rơm luồn vào tai pho tượng thứ nhất thì thấy đầu cọng rơm nhô ra ở miệng tượng. Khi làm như vậy với pho tượng thứ hai thì đầu cọng rơm nhô ra ở lỗ tai bên kia, còn pho tượng thứ ba thì đầu cọng rơm cứ chui mãi vào trong bụng tượng. Chàng trai bèn nói với hoàng đế:
- Tâu hoàng đế, những pho tượng này cũng có đặc điểm như người. Pho tượng thứ nhất giống loại người nghe thấy chuyện gì đều đem kể cho người khác. Loại người này không thể tin cậy được. Giá trị của pho tượng này rất thấp. Pho tượng thứ hai giống loại người nghe tai này lại lọt qua tai kia, chẳng hiểu được gì. Đó là loại người đầu óc rỗng tuếch. Còn pho tượng thứ ba giống loại người nghe được điều gì đều giữ lại trong lòng để suy ngẫm. Đây chính là pho tượng có giá trị nhất.
Hoàng đế nghe vậy rất hài lòng, bèn ra lệnh cho cận thần viết thư trả lời vị tiểu vương kia. Còn chàng trai thông minh thì được ban tặng nhiều vàng bạc và đưa về kinh thành để nuôi dạy thành người tài.
Truyện cổ Ấn Độ Theo bản dịch của Nguyễn Chi Mai
Câu 8. Tìm câu trong bài có từ mang nghĩa chuyển, gạch chân từ đó.
Trả lời:
Các Bn giúp mik! Mik cần trước 16h 50 nha! Thanks
Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Cái trống được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt bằng đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ ra chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn. Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang.
Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái. Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em.
Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy cô, bạn bè vui biết bao nhiêu.