K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau và cho biết đó là trạng ngữ gì? Đúng lúc ấy, người em đi làm về nhìn thấy cây cầu gỗ xinh đẹp bắc qua mương nước thì vô cùng cảm động. -Là trạng ngữ:.................... Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: Người anh mắt ngân ngấn lệ, ôm chặt lấy người em. Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép dưới đây: Đến với " Dế Mèn phiêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau và cho biết đó là trạng ngữ gì?

Đúng lúc ấy, người em đi làm về nhìn thấy cây cầu gỗ xinh đẹp bắc qua mương nước thì vô cùng cảm động.

-Là trạng ngữ:....................

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:

Người anh mắt ngân ngấn lệ, ôm chặt lấy người em.

Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép dưới đây:

Đến với " Dế Mèn phiêu lưu kí", các bạn nhỏ được lạc vào thế giới của những loài vật gần gũi, thân thương.

-Công dụng của dấu ngoặc kép:.......................

Câu 4: Hãy nêu tác dụng của dấu ngoạc đơn, dấu gạch ngang trong câu sau:

Chiến khu Cao-Bắc-Lạng lúc đầu gồm phần lớn tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn (1940-1941), sau mở rộng ra cả ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn (1943-1944).

Tác dụng của dấu ngoặc đơn:

Tác dụng của dấu gạch ngang: 

Mik cần gấp ạ, giúp mik vớii

1

câu 1:TRẠNG NGỮ CHỈ ĐÚNG LÚC ẤY LÀ TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN

CÂU 2:

chủ ngữ là người anh

vị ngữ là mắt ngân ngắn lệ, ôm chặt lấy người em

câu 3;

dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu tên riêng của tác phẩm :"dế mèn phiêu lưu kí ".việc sử dụng dấu ngoặc kép giúp nhấn mạnh và phân biệt tên tác phẩm với các thành phần khác trong câu.

câu 4:

tác dụng của dấu ngoặc đơn là được sử dụng để bổ sung thông tin 

tác dụng của dấu gạch ngang là dùng để ngăn cách, phân chia thành các phần trong câu

4
456
CTVHS
18 tháng 4

Con ngựa

18 tháng 4

con ngựa

21 tháng 4

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

18 tháng 4

Những hình ảnh nhân hóa là:

- Cửa sông  ; dù giáp mặt cùng biển rộng , cửa sông chẳng rứt cội nguồn.

- Lá xanh mỗi lần trôi xuống , bỗng nhớ một vùng núi non.

Qua đó , tác giả muốn ca ngợi tình cảm luôn gắn bó , thủy chung , không quên cội nguồn và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương.

18 tháng 4

khoan bài này lớp 5 tui mới học

17 tháng 4

con hạc

 

17 tháng 4

Con hạc

17 tháng 4

Câu 1: Trên bờ biển,...
Câu 2:Trạng ngữ:Ngoài sân,nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười    Chủ Ngữ:Bé Na thức dậy   Động từ:còn lại
Câu 3:nói,cúi xuống,mổ 

Tham khảo :

Giữa sân trường em có trồng một cây bàng rất lớn. Nó như một người lính kiên cường, bất chấp mưa gió để canh gác cho ngôi trường và chúng em.

Cây bàng này đã rất lớn tuổi rồi. Nghe bác bảo vệ nói rằng, từ khi mới xây trường thì cây đã sừng sừng ở đó rồi. Vì thế, cây rất cao lớn và đồ sộ. hơn cả tòa nhà ba tầng của trường. Thân cây lớn đến ba bạn học sinh mới ôm xuể. Lớp vỏ thô ráp, sần sùi, lằn thành từng khe rãnh lớn. Tán cây rợp bóng đủ cho cả lớp của em ngồi ở dưới đó. Vòm cây còn cao hơn cả tòa nhà ba tầng của trường. Vào mùa hè, chúng em thích nhất là được vui chơi dưới bóng mát của cây.

Lá bàng khá to, phải gấp đôi bàn tay của em. lá dày, xanh bóng, có thể dùng để làm quạt hoặc làm ô che nắng. Vào mùa thu, lá bàng chuyển sang màu vàng cam, màu đỏ rồi rụng xuống gốc, để lại cành cây trơ trọi. Để chờ khi mùa xuân đến, cây lại trổ thêm biết bao nhiêu chồi non lộc biếc, phủ xanh cho thân cây khẳng khiu.

Vẻ đẹp của cây bàng thay đổi suốt bốn mùa. Mỗi mùa có một cái thú vị riêng, nhưng dù là lúc nào em cũng yêu thích cả. Em mong rằng, cây bàng sẽ luôn tươi tốt như thế, đồng hành cùng ngôi trường của chúng em thêm thật nhiều năm nữa.

Tớ copy mạng đó  
15 tháng 4

TK:

Những ai đã từng đi học chắc hẳn không thể nào quên ngôi trường của mình. Từng tán lá hàng cây sẽ luôn nằm trong kí ức của người đó. Bàn ghế, bảng đen, lớp học,.. những cảnh sắc khuôn viên sân trường không phải là những gì đó quá xa lạ đối với bất cứ ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường. Và hình ảnh cây bàng sừng sững xòe tán lá cũng như vậy.

   Cây bàng được trồng nhiều ở khuôn viên trường học. Bởi những đặc điểm của nó phù hợp với khuôn viên trường. Cây bàng lớn rất nhanh, phát triển cực kỳ tốt. Vẫn còn nhớ từ khi tôi bắt đầu đi học, cây bàng đã to lớn lắm rồi. Nó cao vượt cả nóc trường tôi. Thân cây bàng xù xì cong queo chứ không thẳng đứng như cây bạch đàn. Thân cây bàng cũng to mấy vòng người ôm. Cây bàng ít cành tán, lên đến gần ngọn, cành mới bắt đầu đâm ra như những cánh tay vươn ra để đón nắng mặt trời. Chính vì lẽ đó mà cây bàng che phủ cả một góc sân giữa ngày hè oi ả, để chúng tôi có thể ngồi nghỉ chân dưới tán lá bàng rộng.

   Lá bàng xòe rộng như cái quạt mo của bà. Lá bàng mọc thành từng cụm, từng cụm với nhau. Lớp lá này chồng lớp lá khác không để lọt bất kỳ tia nắng nào xuống mặt sân. Lá bàng cứ xanh rờn trong nắng hạ mặc cho cái nắng ngoài kia có oi ả thế nào. Mùa hè là mùa lá bàng phát triển nhanh nhất, xanh nhất. Vào mùa đông, cây bàng rụng lá trơ trọi chỉ còn lại những cành khô đen sừng sững giữa trời đông. Nhưng chỉ cần chớm xuân, những búp lá non đã đâm ra tua tủa đỏ chót. Lúc còn nằm trong búp non, chưa ào ra đón lấp khí trời xuân sang, lá bàng non cứ nhọn hoắt màu đỏ gạch mơn mởn sức sống. Chừng như chỉ cần một cơn mưa xuân chúng sẽ túa ra, phát triển, như nhựa sống đang tràn về.

   Lại bắt đầu một chu trình sống mới, xuân rồi sang hạ lại sang thu. Mùa thu đến là mùa cây bàng đơm hoa kết quả. Hoa bàng mọc thành từng chùm nhỏ li ti giống như hoa xoài. Chúng mọc ra từ những búp, ngọn cây, chùm lá xanh rờn xòe ra xung quanh lại thêm hoa bàng nở, hoa bàng có màu vàng càng làm cho cây bàng thêm rực rỡ. Hoa bàng rất dễ rụng, chỉ cần một đợt gió nhỏ, làn gió nhẹ lướt qua, hoa cũng có thể rụng. Những bông hoa li ti rụng xuống vàng cả một góc sân.

   Hoa tàn là lúc quả đâm ra. Quả bàng có hình bầu dục. Lúc mới thành quả, quả bàng nhìn rất cứng, có thể cảm nhận được điều đó khi nhìn thấy những quả bàng xanh rì. Đợi chúng to hơn một chút, chúng tôi sẽ lấy xuống đập ra để ăn cái nhân của quả bàng. Quả thực nếu ai đã trải qua một thời gian như thế mới thấy thèm cái hương vị ấy một lần nữa. Hoặc là chúng tôi sẽ hái xuống để cốc đầu nhau. Lúc quả bàng còn xanh non, nhân của nó rất cứng, cốc đầu nhau rất đau, đau điếng người sưng u trán. Nhiều hôm không tránh được bị bạn cốc nhiều về sưng u một cục tròn thế lại bị mẹ mắng cho một trận, nhưng hôm sau vẫn trêu đùa nhau.

   Quả bàng khi chín dần chuyển sang màu vàng. Quả chín rồi, lớp màu vàng ấy lại có vị ngọt ngọt thơm thơm. Lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi lại hái xuống ăn. Lá bàng chúng tôi hái xuống làm quạt khi trời nóng, quả bàng chúng tôi nghịch ngợm, thân bàng chúng tôi chơi trốn tìm. Cây bàng đã gắn liền với những trò chơi của tuổi thơ tôi. Làm sao có thể quên được hình ảnh loài cây gắn liền với những năm tháng học sinh thơ ngây, tinh nghịch.

   Cây bàng, một loài cây được trồng phổ biến trong khuôn viên trường học. Đâu chỉ làm đẹp cho khuôn viên trường, cây bàng còn là trò chơi, là bóng mát, là thức quả ngon lành của chúng tôi mỗi dịp tựu trường. Cái không khí nô đùa dưới bóng cây cùng bạn bè, những lần bị cốc sưng u đầu rồi cả khi thưởng thức cái hương vị quả bàng… Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí tôi!

15 tháng 4

A. con dao

15 tháng 4

Quê hương em ở Thái Bình, là vùng quê nông thôn thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nơi đây có cảnh chiều cực kỳ bình yên, nhất là những buổi chiều mùa hè.

Mọi người thường có câu "Thái Bình thẳng cánh cò bay" ý chỉ nơi đây có những cánh đồng bằng phẳng, rộng lớn mênh mông. Em thích nhất là thời điểm buổi chiều ở quê hương, mỗi chiều em đều sẽ đạp xe trên con đê bao quanh ngôi làng của em để nhìn ngắm toàn bộ khung cảnh quê hương. Không phải đứng trên nhà cao tầng, đi trên đê mới là cách ngắm được toàn cảnh quê hương yên bình. Một bên là ngoài đê có dòng sông uốn lượn nước chảy êm đềm dịu mát cùng với những cánh đồng phù sa màu mỡ trồng đủ các loại hoa màu, ruộng nương. Một bên là những ngôi làng bên trong đê, nhà với nhà mọc san sát nhau, quần tụ, ấm cúng.

Ánh nắng chiều chiếu rọi khiến chiếc bóng của em nhỏ bé nằm dài trên bờ đê, chốc chốc lại gặp đàn bò lững thững đi trên đê trở về. Chiều mùa hè tuy bớt nắng nhưng vẫn nóng, bù lại rất lộng gió, vì thế mà các bạn nhỏ thi nhau đạp xe lên trên đê thả diều. Mùa hè sẽ không còn là mùa hè nếu thiếu tiếng ve và tiếng diều sáo vi vu. Từ trên đê nhìn về phía ngôi làng, ánh nắng buổi chiều nhuốm vàng mọi bức tường, mái ngói và cả làn khói mờ đang bốc lên trong những căn nhà nhỏ.

Em đạp xe về nhà, trên đường đi luôn miệng chào hỏi các bác đi làm đồng về, kết thúc một buổi chiều mùa hè bình dị.

15 tháng 4

cảm ơn

 

15 tháng 4

tham khảo
Thiên nhiên ban tặng cho con người những khung cảnh tuyệt vời. Đối với tôi, không gì bằng cảnh quê hương trong buổi chiều hè thật tuyệt vời. Ánh nắng đã dịu đi, không còn quá chói chang. Mặt trời trông giống như một quả cầu khổng lồ mệt mỏi từng bước chìm xuống đất. Dưới đồng ruộng, những bông lúa chín nặng đang hướng theo cánh gió mát. Hương thơm của lúa chín mang đậm hơi thở của làng quê, khiến mọi người ngửi thấy đều say đắm. Trên đường làng, tiếng xe cộ vang lên nhộn nhịp. Mọi người đang vội vàng trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Quê hương của tôi thật yên bình và thanh bình.
nhớ cho 1 tick