ta một sự vật của em ở thời thơ ấu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nửa chu vi của hình chữ nhật đó là :
72 : 2 = 36 (m)
Nếu giảm 1/5 chiều dài và tăng 1/4 chiều rộng thì được 1 hình chữ nhật mới có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật cũ
=> 5/4 chiều rộng =chiều dài hay 4/5 chiều dài = chiều rộng
Ta có sơ đồ :
Chiều dài : l-----l-----l-----l-----l-----l
Tổng : 36m
Chiều rộng : l-----l-----l-----l-----l
Chiều rộng là : 36:(5+4)x4=16(m)
Chiều dài là:36-16=20 (m)
Diện tích của hình chữ nhật đó là :
20x16 =320 (m2)
Đáp số :320m2
4 bạn đó chiếm:
\(93,75\%-81,25\%=12,5\%=\frac{1}{8}\)(số học sinh cả lớp)
Số học sinh của lớp là:
\(4:\frac{1}{8}=32\)(học sinh)
Số học sinh giỏi của lớp là:
\(32x81,25\%=26\)(học sinh)
Đáp số: 26 học sinh
Chúc em học tốt.
mùa đông ;winter. mùa thu;auturm.mùa hè;summer .mùa xuân;spring
Mùa xuân: Spring
Mùa hè: Summer
Mùa thu:Autumn/ Fall
Mùa đông: Winter
Nửa chu vi mảnh đất hay tổng chiều dài và chiều rộng là:
\(500\div2=250\left(m\right)\)
Chiều dài là:
\(\left(250+50\right)\div2=150\left(m\right)\)
Chiều rộng là:
\(150-50=100\left(m\right)\)
Diện tích mảnh đất đó là:
\(150\times100=15000\left(m^2\right)\)
Đổi: \(30kg=0,3\)tạ.
Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ ngô là:
\(15000\div100\times0,3=45\)(tạ)
Số người thợ để làm xong công việc đó trong 1 ngày là:
120 x 60=7200 (người)
Số người thợ để làm xong công việc đó trong 40 ngày là:
7200:40=180 (người)
Số người thợ đến thêm là:
180-120=60 (người)
Đ/s:..................
Đó là Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường Quốc lộ 1A. “Dải lụa” ấy dã nuôi sống gần như nửa cái huyện Thạch Thành vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít, ấy vậy mà cuộc sống ở dây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mởn của cây lúa thời con gái thì đến màu vàng óng ả của mùa gặt, hết lúa lại khoai đến ngô, sắn, rau màu… cứ thế luôn nhuộm mới màu sắc cho dải đất này những sắc hương của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt.
Trước mắt, giờ lúa đang che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao thổi về thung lũng tạo nên những đợt sống lúa đuôi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những người đi ra thăm ruộng lúc ẩn, lúc hiện làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình vọt lên cao rồi sải cánh bay về một bụi cây nào đó trên đồi cao. Ở dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào.. Những luống bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại. Có những bắp mới cuốn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ cối, chắc khi cuộn hết nó phải nặng đến bốn, năm kí. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành. Những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuống mặt đường tạọ ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi “dải lụa” xanh này không biết chán. Mai đây khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, cười của những người nông dân “một nắng hai sương” đi thu hoạch lúa.
Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
hok tốt
Trên trái đất này, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn. Một kỉ niệm có thể chỉ là điều rất bình thường đối với người này nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc với người khác. Kỉ niệm mà tôi nhớ mãi là một ngày hè năm tôi lên mười.
Lần đó, cả nhà tôi tổ chúc đi nghỉ mát ở biển. Đêm trước ngày khởi hành, tôi thấy hơi lo, thao thức không yên vì tôi không biết bơi. Đến ngày hôm sau, tôi đem chuyện đó kể với ông. Ông bảo sẽ dạy tôi tập bơi. Tôi đã an tâm phần nào. Nhưng khi ra đến biển, tôi lại càng run. Nghĩ đến những cảnh chết đuối trong phim, tôi sợ hãi ôm chàm lấy mẹ.
Chiều hôm ấy, ông dắt tôi ra bờ biển. khi chạm vào nước biển, tôi có cảm giác lạnh người. Ra đến chỗ nước cao tới bụng tôi, ông dừng lại. Ông bảo tôi nhắm mắt lại rồi hít thở thật sâu. Tôi làm như ông bảo nhưng vẫn sợ những con sóng tung bót đập ồ ạt vào lưng và vào mặt. Ông bảo tôi hãy cảm nhận không khí của biển. Tôi sờ tay quờ vào mặt nước và có một cảm giác man mát, dễ chịu. Xung quanh tôi là những ngọn gió đang lồng lộng thổi. Tôi nghe đâu đây tiếng chim hải âu bay lượn, rồi tiếng sóng, tiếng trẻ con cười đùa, chạy nhảy trên cát. Cảm giác thanh bình bất chợt tràn về. Khi ỏ thành phố, tôi rất mệt mỏi với những tiếng còi xe và nhất là không khí khói bụi. Nhưng ở biển, tôi cảm thấy thật thoải mái. Tôi mở căng lồng ngực và hít một hơi thật sâu. Tôi cảm nhận được mùi mằn mặn phảng phất. Tôi thấy không còn sợ biển nữa. Ông tôi bảo: " Cháu phải làm quen với nước biển, sau đó tập nổi, rồi mới học bơi được". Nghe lời ông, tôi ngầm mình trong nước. Khi tôi đã cảm thấy thích thú với những đợt sóng xô dẩy, ông lại bảo:" Cháu hít thở thật sâu, sau đó thì cháu sẽ nổi được".
Tôi ra chỗ sâu đến cổ nhưng chân vẫn chạm trên cát, rồi thả lỏng cơ thể và hít thở thật sâu. Bất chợt, chân tôi không còn chạm vào cát nữa. Tôi mở mắt ra và ngạc nhiên vì thấy mình đã nổi. Tôi thích thú ôm lấy ông. Ông bảo tôi tiếp tục tập luyện. Tôi lại hít thở sâu, thả lỏng, hít thở sâu, thả lỏng,... Dần dần, tôi chỉ nhắm mắt lại và thả lỏng chân là có thể bồng bềnh nổi trên mặt nước. Không thể tả được nỗi sung sướng của tôi lúa đó.
Ngày hôm sau, tôi ra tập bơi cùng ông với một chiếc phao to. Theo lời ông hướng dẫn, tôi để hai tay trên chiếc phao rỗi đạp chân nhanh và liên tục. Tôi nhìn lên bầu trời. Những đám mây trắng và ông mặt trời như đang cúi xuống mỉm cười động viên tôi tập bơi. Tôi thích thú, càng lúc càng đạp mạnh. Hai chân tôi cứ thay nhau quẫy lung tung trong nước. Rồi ông đưa tôi ra chỗ nước sâu, đỡ tay dưới bụng nâng tôi lên trong nước. Ông bảo tôi vừa đạp chân, vừa gạt tay như gạt nước thifnguowfi sẽ được đẩy lên trong nước. Tôi liền quẫy cả tay lẫn chân, không theo một trật tự nào cả. Ông vẫn để tay vào bụng tôi, nâng tôi lên gần mặt nước, chỉ đủ cho cái mặt của tôi nổi lên. Khi tôi đã bắt đầu quen với việc quẩy cả tay lẫn chân, ông đặt tôi xuống và ra xa rồi bảo tôi bơi đến chỗ ông. Tôi hơi run nhưng cố gắng lấy hết can đảm quẫy liên tục tay chân. Bỗng tôi bị chìm xuống, nước xộc vào cả mũi, tai, miệng, tràn vào mắt khiến tôi thấy khó chịu và rất hoảng sợ. Tuy nhiên, tôi cứ cố gắng quẫy và không để chạm chân xuống dưới nước. Tối cứ quẫy liên tục cho đến khi tôi không còn nhìn thấy gì nữa...
Khi tỉnh dậy, tôi đang ở khách sạn, xung quanh là bố mẹ, ông bà. Hóa ra do nhịn thở lâu quá, tôi đã ngất lịm đi. Được một ngày, tôi khỏe hẳn, ông lại dẫn tôi ra biển. Biển hôm ấy lặng sóng. Tập một hồi lâu, tôi bắt đầu biết đạp chân một cách tuần tự. Và nhất là tôi đã cảm thấy tự tin và không sợ chìm. Lúc đầu, ông còn đỡ bụng tôi nhưng lúc sau, ông thả tay ra và tôi đã bơi được.
Sau chuyên đi kì diệu ấy, tôi đã họ thêm kiểu bơi ếch và kiểu bơi bướm. Tôi thật sự biết ơn ông vì ông đã tặng cho tôi món quà kì diệu. Ông đã giúp một cô bé không biết bơi và sợ biển thành cô bé bơi giỏi và sẵn sàng ra biển bất kì lúc nào. Món quà ông tặng tôi chính là bài học:"Cách tốt nhất vượt qua nỗi sợ hãi là trải qua chính nó"
Câu chuyện về những ngày đầu làm quen với nước và bắt đầu biết bơi ấy qua đi đã lâu nhưng tôi vẫn không bao giờ quên. Đối với tôi, kỉ niệm đó thật đẹp vì nó gắn với người ông yêu quý của tôi. Và hơn thế nữ, đó là bài học ông đã dạy tôi về cách vượt qua khó khăn và trở ngại.