K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

em ko hiểu?

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

3 tháng 1 2022

đường đời :D

3 tháng 1 2022

Đường đời

3 tháng 1 2022

. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung:

Ông Hòn Rấm cười bảo :

- Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà !

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại :

- Nung ấy ạ ?

- Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

2. Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không, chúng được dùng làm gì ?

Gợi ý:

Con đặt câu hỏi vào trong hoàn cảnh diễn ra câu chuyện để trả lời.

Trả lời:

Hai câu hỏi cùa ông Hòn Rấm không hề được dùng để hỏi về điều chưa biết.

Thực ra câu hỏi: Sao chú mày nhát thế? là để chê trách cu Đất.

Câu hỏi sau: Chứ sao? là để khẳng định nhấn mạnh là đất có thể nung trong lửa được.

3. Trong Nhà văn hóa, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo: "Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?". Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

Gợi ý:

Trong trường hợp này câu hỏi không dùng để hỏi mà nhằm mục đích khác, con hãy suy nghĩ xem đó là mục đích gì?

Trả lời:

Câu hỏi chỉ để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.

II. Luyện tập

1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: "Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này."

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?"

c) Chị tôi cười : "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ?"

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?"

Gợi ý:

- Câu hỏi có thể được dùng để thể hiện:

+ Thái độ khen chê

+ Sự khẳng định, phủ định

+ Yêu cầu, mong muốn

Trả lời:

Các câu hỏi đã cho dược dùng để:

a. Mẹ yêu cầu con nín khóc.

b. Thể hiện sự chê trách.

c. Chị chê em vẽ ngựa không giống.

d. Bà cụ yêu cầu, nhờ cậy, giúp đỡ 

2. Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói: "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng thú vị.

Gợi ý:

Con đọc kĩ từng trường hợp rồi đặt câu sao cho phù hợp.

Trả lời:

Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho

a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?

b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?

c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?

d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?

3. Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi đặt câu hỏi sao cho phù hợp.

Trả lời:

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?. Về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: “Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: “Đánh đàn cũng hay đấy chứ?” Thấy vậy bạn em bĩu môi: “Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: “Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không

4 tháng 1 2022

Sorry nhé mình trả lời lại cho nè

Các câu đó nhằm mục đích hỏi han, quan tâm, hỏi để biết

3 tháng 1 2022

Tính từ trong câu trên là : láng bóng ,êm 

4 tháng 1 2022

Các tính từ đó là: vàng, láng bóng, êm

Nhớ k cho mình nha!!! Chúc bn học tốt!!!

3 tháng 1 2022

vứt con hưu ra nhét con voi vào :-)

3 tháng 1 2022

bỏ con hươu ra,cho con voi vào, đóng cửa tủ lạnh 

3 tháng 1 2022

cao dong dỏng và bé tí nha em

Hk tốt và nhớ nhen ^^

3 tháng 1 2022

em ơi em copy bài đó lên đây đc ko, chị ko có sách ở đây để đọc r tl em dou ^^

ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - CUỐI  KÌ 1.Năm học 2021-2022. (ĐỀ 1)1. Đọc thầm và làm bài tập BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ    Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.    Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - CUỐI  KÌ 1.

Năm học 2021-2022. (ĐỀ 1)

1. Đọc thầm và làm bài tập

BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ

    Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.

    Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm.Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.

Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.

                                                                                        Theo Lâm Ngũ Đường

1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?

  A. Thiên nhiên         B. Đất sét       C. Đồ ngọc              C. Con giống

2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự?

 A. Tinh tế               B. Chăm chỉ           C. Kiên nhẫn             D. Gắng công

3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì?

A. Pho tượng cực kì mỹ lệ                        B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo
C. Pho tượng như toát lên sự ung dung    D. Pho tượng sống động đến lạ lùng

4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi?

 A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình

 B. Có tài nặn con người y như thật ngay từ nhỏ.     

 C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề                 

 D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần

5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

  A.Ung dung, sống động, mỹ lệ.

  B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng.

  C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn        

  D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ.

6. Trong câu: "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn" có :

A.  Một tính từ. Đó là từ: …………………………………………………………........

B.  Hai tính từ. Đó là từ: ………………………………………………………….........

C.  Ba tính từ. Đó là từ: …………………………………………………………..........

D.  Bốn tính từ. Đó là từ: ………………………………………………………….......

7. Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì?

A. Để hỏi       

B. Nói lên sự khẳng định, phủ định 

C. Tỏ thái độ khen chê.   

D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn

8. Hãy tìm một câu thành ngữ , tục ngữ nói về cử chỉ cao đẹp của nhân dân cả nước quyên góp ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung bị thiên tai , bão lụt.

………………………………………………………………………………………......

………………………………………………………………………………………......

9. Danh từ trong câu "Nắng thỏa sức chạy và lan mình đến nơi nó thích." ?

A. chạy                                         B. thích                              

C. Nắng                                         D. nó

10. Chủ ngữ trong câu Nắng len vào từng nhánh lá, chen vào cánh hoa :

   A. Nắng len vào                                 B. Nắng

   C. Nắng len vào từng nhánh lá          D. Nhánh lá

_______________________________________________________

(ĐỀ 2)

A. Đọc thầm và làm bài tập

HẠ NẮNG

         Hè về.Trường tôi đã vắng bóng học trò. Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại. Nắng len vào từng nhánh lá, chen vào cánh hoa. Những chùm nắng rạo rực nhảy múa trên cây phượng và những ngôi nhà cao tầng. Nắng thỏa sức chạy và lan mình đến nơi nó thích. Nắng chỉ sợ mây. Duy nhất những chùm mây xốp mới có thể che chắn nắng. Mà mây thì không phải lúc nào cũng có. Mặc dầu biết chói chang nhưng nắng nóng vẫn khiến người ta bất ngờ. Bốn bề chỉ có nắng và nắng, đất trời chói chang nắng nóng. Tôi đi trên con đường làng, thấy rơm rạ nằm vùi thỉnh thoảng lại được tung hứng và bay lên bởi những cơn gió tinh nghịch. Trẻ chăn trâu chơi trò chốn tìm quanh những cây rơm. Bốn bề ngát hương cỏ và mùi rơm rạ. Hình như đất trời chỉ tập trung sắc màu vào mùa. Vì vậy rơm rạ vàng ươm, nắng vàng rực. Hoa cúc vàng tươi. Sắc cúc đã bị nắng hè nhuộm thẫm, chứ không mơ màng như mùa thu. Sắc vàng chắt chiu và dồn lại như được đem ra từ cổ tích, cho không gian mờ ảo, sương khói.

                                                                                                 Theo HẢI LINH

 

Câu 1: Bài văn viết về mùa nào trong năm ?

            A. Mùa xuân                          B. Mùa hè                         

C. Mùa thu                              D. Mùa đông
Câu 2: Loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong bài văn ?

A.        Hoa hồng                                B. Hoa mai                       

C. Hoa cúc                                    D. Hoa phượng

Câu 3: Những đứa trẻ chăn trâu đã chơi trò chơi gì ?

A. Bịt mắt bắt dê                          B. Thỏ nhảy                     

C. Kéo co                                      D. Chốn tìm

Câu 4: Trong đoạn văn trên, nắng sợ gì ?

A. Mây                                          B. Mưa                               

C. Cây                                           D. Nhà

  Câu 5 : Từ đỏ trong câu "Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại" là?

      A. Danh từ riêng                                B. Danh từ chung              

C. Động từ                                          D.Tính từ

 Câu 6: Đặt câu với các động từ chạy, ăn theo mẫu câu "Ai làm gì ?"

a).............................................................................................................................

b).............................................................................................................................

_________________________________________________________

(ĐỀ 3)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: 

Bầu trời ngoài cửa sổ.

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

                                                                                                 TríchNguyễn Quỳnh

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1: ( 0,5 điểm)  Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì ?

       A. Đầy ánh sáng .

       B. Đầy màu sắc .

       C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc .

Câu 2: ( 0,5 điểm) Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì ?

A.        Chỉ vàng anh.

B.         Ngọn bạch đàn.

C.         Ánh nắng trời.

Câu3: ( 1 điểm)Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” ?

       A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi  trong không gian .

       B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà .

       C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà .

Câu 4: ( 1 điểm)Câu hỏi “ Sao chú vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì ?

A.        Thái độ khen ngợi .

B.         Sự khẳng định.

C.         Yêu cầu, mong muốn .

Câu 5: ( 1 điểm)Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ .

A.        Óng ánh, bầu trời

B.         Rực rỡ, cao

C.         Hót, bay

Câu 6: ( 1 điểm)Trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Bộ phận nào là vị ngữ ?

A. Bỗng chốc đâm những “búp vàng”

B. Đâm những “búp vàng”

C. Cao vút ấy

Câu 7: ( 1 điểm) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh )

A.        Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

B.         Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.

C.         Tiếng chim hót như những chuỗi vàng  lọc nắng bay đến với Hà.

Câu 8: ( 1 điểm)  Câu “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà .”

A. Hai động từ (là các từ…………………………………)

B. Ba động từ (là các từ…………………………………)

C. Bốn động từ (là các từ…………………………………)

________________________________________________________________

            (ĐỀ 4)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu của bài tập bên dưới.

Chiếc diều sáo

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

Năm 1965, chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

-                   Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

-                   Chiến đấy thật ư con?

Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

-                   Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc).

 

Câu 1:Thuở nhỏ, Chiến là một câu bé như  thế nào?

A.        Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B.         Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều và chơi diều giỏi nhất làng.

C.         Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều, chơi diều rất giỏi.

D.        Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết chơi diều.

          Câu 2:Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào?

A.        Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ; không nhận ra Chiến.

B.         Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ; bị lẫn, không nhận ra Chiến.

C.         Thương nhớ, trông mong tin tức; vui mừng khi thấy Chiến trở về.

D.        Thương nhớ, ngóng trông, bị lẫn.

 

          Câu 3:Tại sao Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng?

A.        Vì bà đã đẩy anh ra.

B.         Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

C.         Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

D.        Vì anh thấy tội nghiệp bà.

          Câu 4:Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và nhận ra Chiến?

A.        Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.

B.         Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.

C.         Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.

D.        Bà nhìn thấy Chiến chơi thả diều cùng các bạn nhỏ trong làng.

   Câu 5: Gạch dưới tính từ trong các câu sau: “Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên”.           

            Câu 6: Đoạn 1 của bài trên có 4 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 4 từ láy đó?

A.        Lớn lên, thanh thản, ngân nga, vi vút.                      

B.         Thanh thản, bà bắc, ngọt ngào, vi vút.

C.         Thanh thản, ngân nga, ngọt ngào, vi vút.

D.        Lớn lên, ngọt ngào, vi vút, thanh thản.

             Câu 7: Đặt câu hỏi với mục đích khen, chê.

...........................................................................................................................

_______________________________________________________________

            (ĐỀ 5)

Về thăm bà

        Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:

       - Bà ơi!

      Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

       - Cháu đã về đấy ư?

       Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

       - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

       Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

       - Cháu đã ăn cơm chưa?

       - Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

       Bà nhìn cháu, giục:

       - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!

       Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.

        Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

                                                                          (Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào?

 a. Ồn ào, sôi động.                 

 b. Nhộn nhịp, sôi động.               

 c. Yên lặng, mát mẻ.

 d. Tất cả ba đáp án trên.

Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già?

 a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

 b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

 c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

 d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.

Câu 3: Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà ?

    a.  Có cảm giác thong thả, bình yên.

    b. Có cảm giác thanh thản, bình yên.

    c. Có cảm giác được bà che chở.

    d.Có cảm giác thanh thản, bình yên được bà che chở.

Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? 

    a. Vì Thanh vẫn còn bé.

    b. Vì từ nhỏ Thanh vẫn luôn được bà săn sóc yêu thương.

    c. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.

    d. Cả hai đáp án b và c                       

Câu 5: Qua bài em thấy tình cảm của Thanh đối với bà như thế nào ?   

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

_______________________________________________________

(ĐỀ 6)

CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY

    Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

     Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

    - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

     Cây sậy trả lời:                                                  

    - Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

     Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

                                                                              Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài.

 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:

1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

  A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

  B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

  C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

  D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm)

Thông tin

Trả lời

A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy.

Đúng / Sai

B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ .

Đúng / Sai

3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)

  A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão

  B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.

  C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.

  D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.

4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa?(0.5 điểm)

  A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.

  B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.

  C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.

  D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.

5. Nêu nội dung câu chuyện?(1 điểm)

............................................................................................................................................................

6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

............................................................................................................................................................

_________________________________________________________________

            (ĐỀ 7)

 

Đọc thầm bài :

Bông sen trong giếng ngọc

         Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

   Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

   Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2).

   Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước).

                                                                                                     Thái Vũ

(1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa

(2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ chức

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:

Câu 1. Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào? 

a-           Là người đen đủi, xấu xí.

b-          Là người đẹp trai, thông minh.

c-            Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ.

d-          Là người thông minh, học giỏi nhất trường.

Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ?  

a-           Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất.

b-           Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt.

c-            Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân.

d-          Vì bài của Mạc Đĩnh Chi chưa đủ điểm đỗ.

Câu 3. Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?   

a-           Vì vua thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường.

b-          Vì vua cho Mạc Đĩnh Chi thi lại.

c-            Vì vua đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay.

d-          Vì vua nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông.

Câu 4. Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”?

a-           Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý.

b-          Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới đẹp.

c-           Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý.

d-          Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó.

Câu 5. Em hãy nêu nội dung bài văn trên. 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Cho câu: Cậu học chăm chỉ, miệt mài trở thành học trò giỏi nhất trường.

Câu trên có các tính từ là………………………………………………………………

      Câu 7. Em hãy đặt một câu hỏi với mục đích yêu cầu, đề nghị. 

..........................................................................................................................................

Câu 8: Tìm từ có tiếng chí điền vào chỗ chấm trong câu sau:  

a.             Tâm là người bạn …………………..của tôi.

b.            Được bạn bè giúp đỡ, Vinh càng …………………. học hành.

Câu 9: Ghi lại một câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.

………………………………………………………………………………………

 

* TẬP LÀM VĂN:

* Ôn tập văn miêu tả đồ vật: Yêu cầu viết hoàn chỉnh thành một bài văn theo 3 đề sau.

Đề 1. Tả 1 đồ dùng học tập của em.

Đề 2. Tả 1 đồ chơi mà em yêu thích.

Đề 3. Tả 1 đồ dùng trong  gia đình em.

 các bn giúp mik với

2
3 tháng 1 2022

hết hả:0

3 tháng 1 2022

à ko ừm phần đọc hiểu bn bỏ qua với phần văn cũng bỏ qua thôi

3 tháng 1 2022

Đề bài đâu bạn?

3 tháng 1 2022
Diện tích hình thang abcd là:
3 tháng 1 2022

là sao
???

3 tháng 1 2022

LÀ PHẢI TẢ NHỮNG BỘ MÀU SẮC CỦA MÌNH