K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày … tháng … năm …

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc khởi xướng một cuộc dã ngoại với sự tham gia của nhiều bạn trong lớp khi chưa xin phép gia đình, thầy, cô chủ nhiệm và nhà trường

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp 7G - cô Cẩm Vân cùng Ban giám hiệu Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em tên là: Phạm Quốc Hưng, học sinh lớp 7G Trường trung học cơ sở Sông Trí

Em xin phép tường trình về một sự việc như sau:

Vào chiều ngày 19 tháng 12 năm 2022, sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, em và các bạn cùng lớp đã cùng tập trung ở lớp học để trò chuyện. Lúc ấy, mọi người đều rất vui vẻ vì vừa thi xong, lại háo hức vì sắp đến Tết. Thế nên, em đã ngẫu hứng đề nghị cả lớp cùng nhau có một chuyến picnic để đón năm mới và giải tỏa những căng thẳng của kì thi vừa qua. Em gợi ý về việc sau khi ăn xong, thì mọi người cùng nhau tổ chức trò chơi như chương trình cắm trại vậy. Các bạn trong lớp đều nhanh chóng hưởng ứng đề nghị ấy. Một số bạn thì còn băn khoăn vì chưa xin phép giáo viên mà đã tổ chức một hoạt động tập thể như thế. Tuy nhiên, vì quá phấn khích nên em bỏ qua những nghi ngại ấy, và ra sức thuyết phục các bạn cùng tham gia với mình. Thế nên, cuối cùng, chuyến picnic đã có 32 bạn trên 35 bạn của cả lớp.

Em xin cam đoan những điều trên đều đúng với sự thật đã diễn ra. Hiện nay, em đã nhận thức được sai lầm của bản thân khi tự ý tổ chức đi dã ngoại của lớp mình như vậy. Em sẽ tự kiểm điểm bản thân, và xin hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.

Người viết tường trình

Hưng

Phạm Quốc Hưng

31 tháng 12 2022

                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                   ....., ngày.... tháng....năm....

                     BẢN TƯỜNG TRÌNH

   Về việc em chứng kiến một vụ bắt nạt ở trường học

        Kính gửi : Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo.

        Em tên là ....., học sinh lớp....., Trường THCS...., sau đây em xin trình bày với thầy cô và ban giám hiệu nhà trường 1 việc như sau:

      Viết nội dung mình chứng kiến vào đây.

Ví dụ: vào sáng thứ tư, trong lúc rachowi em có tình cờ bắt gặp 1 vụ bắt nạt giữa các anh lớp lớn với 1 em lớp 6 . Lúc đầu, các anh ấy có các hành vi như chửi bới, dọa nạt em lớp 6, khiến em ấy sợ hãi và lo lắng. Em và các bạn lớp khác ra xem nhưng không thể can ngăn được vì các anh ấy quá khỏe. Về sau chúng em và 1 số bạn khác nữa đi đến văn phòng nơi các thầy cô đang ngồi ở đó để cho thầy cô biết.

       Em xin cam đoan điều em vưa tường trình là đúng sự thật. Em mong thầy cô giáo sẽ sử phạt nghiêm khắc đối với những học sinh bắt nạt. Em xin cảm ơn ạ !

                                             Người viết tường trình 

                                                (Kí tên)

                                             ..................

4 tháng 1 2023

sọ dừa 

Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo. Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống. Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”. Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.

 

 

5 tháng 2 2023

Trong cuộc sống, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Và điều đó được gửi gắm qua nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” với nhân vật anh thợ mộc, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.

Như vậy, nhân vật người thợ mộc được xây dựng nhằm gửi gắm một bài học giá trị. Mỗi người hãy nhìn vào đó để không phạm phải sai lầm tương tự.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường.   Bài đọc: Đẽo cày giữa đường     Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.     Một hôm, có ông cụ nói:     - Phải đẽo cho cao, cho to thì mới...
Đọc tiếp

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường.

 

Bài đọc:

Đẽo cày giữa đường

    Xưa, có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.
    Một hôm, có ông cụ nói:

    - Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.

    Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao.

    Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói:

    - Đẽo thế này thì cày sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.

    Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng bày đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo:

    - Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cày bán cũng hết, tha hồ mà lãi.

    Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.

(NGUYỄN XUÂN KÍNH (Chủ biên), Truyện ngụ ngôn người Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014)

​​
12
28 tháng 12 2022

Tham khảo: 

Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một nhân vật tiêu biểu.

Trước hết người đọc thấy được trong truyện là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục. Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.

Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhậ lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.

Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.

 

5 tháng 2 2023

Trong cuộc sống, khi làm việc gì cũng cần phải có chính kiến, nếu không sẽ gặp phải thất bại. Và điều đó được gửi gắm qua nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Chuyện kể rằng có người thợ mộc dốc hết vốn để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên vệ đường. Nhiều người thường ghé vào xem. Có ông cụ nói rằng phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày. Người thợ mộc liền làm theo. Lại có bác nông dân ghé vào bảo phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày. Người thợ mộc cũng cho là có lí. Một lần, một người đến nói với người thợ mộc, ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi. Người thợ mộc nghe được nhiều lãi, liền đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Tất cả vốn liếng của người thợ mộc đều mất hết.

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” với nhân vật anh thợ mộc, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì thiếu hiểu biết mà nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là con người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân.

Như vậy, nhân vật người thợ mộc được xây dựng nhằm gửi gắm một bài học giá trị. Mỗi người hãy nhìn vào đó để không phạm phải sai lầm tương tự.

27 tháng 12 2022

Còn cái nịt

27 tháng 12 2022

111

 

27 tháng 12 2022

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật Võ Tòng.

Nhân vật này được khắc họa qua lời kể của cậu bé An trong tình huống theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng. Trước tiên, về tên tuổi, không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Về ngoại hình, chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ gan dạ.

Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài dị thường là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi. Sau khi đi ở tù về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Ở trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng. Nhưng mọi người đều quý mến chú bởi tính tình chất phác, thật thà, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nghĩ đến chuyện nhận được đền đáp.

Võ Tòng cũng là một người gan dạ, giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Không chỉ vậy, chú còn

Như vậy, nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất người. Đó là sự chân thành, thật thà, thẳng thắn; là sự quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ chu đáo; là sự hào phóng, tốt bụng; là lòng yêu nước nhiệt thành. Nhân vật này đã đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm.

25 tháng 12 2022

biện pháp tu từ:nhân hoá

 Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn

25 tháng 12 2022

biện pháp tu từ:nhân hoá

 Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn

25 tháng 12 2022

C. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)

25 tháng 12 2022

C. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)
Câu trả lời đây nhé

 

23 tháng 12 2022

Cây tre đã rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam thuở xưa. Đến với văn bản “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu được sự gắn bó cũng như tầm quan trọng của cây tre đối với cuộc sống của con người.Mở đầu văn bản, Thép Mới đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng đã giúp hình ảnh cây tre hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, chí khí như con người.Những câu văn tiếp theo, nhà văn đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre trong cuộc sống của con người. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện ở mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Hình ảnh so sánh đầy độc đáo: “Tre là cánh tay của người nông dân” giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của loài cây này. Ngay cả trong đời sống tinh thần, cây tre cũng đóng góp một phần to lớn: “Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già”.

Và hơn cả, cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Trong đoạn cuối, tác giả đề cập đến vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Cuộc sống hiện đại với những máy móc, công nghệ thế nhưng cây tre vẫn sẽ còn nguyên giá trị.

Với lối viết mộc mạc, chân tình nhưng giàu hình ảnh, “Cây tre Việt Nam” quả là một tác phẩm hay, giúp người đọc thêm yêu mến và trân trọng về loài cây của làng quê Việt Nam.

4 tháng 1 2023

Khi đọc tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam.

Nhà văn đã khẳng định tre chính là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Sau đó, hình ảnh cây tre được miêu tả: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.

Tiếp đến, Thép Mới đã giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó của cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Cây tre gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam như một người bạn tri kỷ.

Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.

Đoạn văn cuối cùng, tác giả đã đem đến sự lắng đọng khi nói về cây tre ở hiện tại. Dù cuộc sống có hiện đại hơn, thì tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình.

Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Người đọc thêm hiểu hơn về giá trị của cây tre Việt Nam trong đời sống vật chất và tinh thần.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam. Tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

   
CM
22 tháng 12 2022

Gợi ý viết bài văn biểu cảm về người bà: 

1. Mở bài:

- Giới thiệu về bà: 

+ Là bà nội của em.

+ Một mình sống ở quê.

+ Bà năm nay gần 80 tuổi.

- Cảm xúc của em đối với bà: kính trọng, thương yêu, biết ơn.

2. Thân bài:

- Kính trọng, thương yêu bà vì:

+ Bà là người phụ nữ hiền hậu, lúc nào cũng lo lắng cho con, cho cháu và đối xử tốt với bà con lối xóm.

+ Bà một mình sống ở quê nhà, dù bố mẹ muốn đón bà lên thành phố nhưng bà vẫn muốn ở sống ở quê hơn.

- Biết ơn bà vì:

+ Cả đời bà tần tảo hi sinh. Ông mất sớm, bà ở vậy nuôi bố em khôn lớn. Lúc em còn nhỏ, bà đã gác lại chuyện ruộng vườn để lên thành phố chăm bẵm em.

+ Bà luôn chắt chiu từng quả trứng, từng bó rau, cân gạo,… để gửi cho con, cháu.

- Kỉ niệm đáng nhớ của em với bà: được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích:

+ Bà không được học nhiều nhưng thuộc rất nhiều câu chuyện cổ tích.

+ Giọng bà ấm áp khiến cho câu chuyện càng trở nên lôi cuốn hơn.

+ Sau mỗi câu chuyện, bà lại đưa ra bài học ý nghĩa để khuyên răn em.

3. Kết bài:

- Bà luôn là người phụ nữ đặc biệt trong trái tim em.

- Em tự hứa với lòng sẽ về thăm bà nhiều hơn, quan tâm, yêu thương bà nhiều hơn.