K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2024

ko biết

28 tháng 5 2024

Nước muối.

28 tháng 5 2024

nước muối nha bạn

=>> Hii các bạn, dạo này Hà An ít onl lém mà onl thì cx k rep tin nên mong các bạn thông cảm hộ Hà An nhé <3: Chuyện là thấy vốn từ viết văn của nhiều người ít quá nên nay Hà An rảnh xíu thì onl lên giúp mn nèee!  Biết là k phải ai cx thế nhưng mà để giúp các bạn có điểm văn cao hơn thì nên biết những cụm từ thay thế này các bạn nha! Cho Hà An xinn lũi nhiều vì k đăng trc thi cho mn tham...
Đọc tiếp

=>> Hii các bạn, dạo này Hà An ít onl lém mà onl thì cx k rep tin nên mong các bạn thông cảm hộ Hà An nhé <3:

Chuyện là thấy vốn từ viết văn của nhiều người ít quá nên nay Hà An rảnh xíu thì onl lên giúp mn nèee! 

Biết là k phải ai cx thế nhưng mà để giúp các bạn có điểm văn cao hơn thì nên biết những cụm từ thay thế này các bạn nha!

Cho Hà An xinn lũi nhiều vì k đăng trc thi cho mn tham khảo, mà mn cố học mấy e này trong hè để lên lớp cx tốt mà hen ^^

Vốn từ ít ở đây k pải mn hong pít nói seo mà nó có nghĩa là dùng từ ngữ đơn giản quá, bài văn khó đạt điểm sáng tạo. Vd: Cô giáo em tên là... Cô giáo em năm nay... hoặc là ngôi trường em tên là.... Em thích ngôi trường vì... v.v

{Bài này được tham khảo từ sách Mở rộng vốn từ, nâng tầm diễn đạt, mn có thể tìm đọc trên tiktokshop. Giá tiền in trên bìa sách: 99 k. Mn tìm mua nhé ạ!}

Rồi, vào việc nè. Hà An sẽ cung cấp cho mn 1 số từ thay thế giúp bài văn của mn sinh động, sáng tạo hưn nhe:>

MỞ RỘNG VỐN TỪ, NÂNG TẦM DIỄN ĐẠT:

Thay vì viết:

Thầy cô

Hãy viết:

Người lái đò thầm lặng, người thắp lửa khát vọng, người ươm mầm xanh, người gieo chữ, người dẫn đường cho thế hệ học sinh

Thay vì viết:

Học sinh

Hãy viết:

Thời áo trắng, lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường, tuổi phượng hồng, lớp trẻ, thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi trẻ xung kích tuổi trẻ tiên phong, lớp măng non, cánh chim non mang hoài bão, ước mơ, nhiệt huyết, những chú chim non chập chững muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ

Thay vì viết

Bố, mẹ

Hãy viết:

Người hùng vĩ đại trong cuộc đời con, đấng sinh thành, người hi sinh thầm lặng cho gia đình, người che chở con giữa dông bão cuộc đời...

Thay vì viết:

Mùa đông

Hãy viết:

Mùa gió bấc mưa phùn, mùa rét ngọt, mùa gió lạnh tràn về, mùa của những hơi ấm trao nhau, mùa của những đôi bàn tay siết chặt

Thay vì viết:

Mùa hè

Hãy viết:

Mùa của những chùm hoa nắng, mùa thi, mùa chia li, mùa hoa học trò, mùa của những tiếng ve ngân, mùa hoa phượng

Thay vì viết:

Mùa thu

Hãy viết:

Mùa của những nàng thơ đi ngang phố, cây cầu nối từ hạ sang đông, thơ của đất trời, mùa của lá vàng, mùa gió heo may, mùa của nỗi buồn mang mác, mùa tựu trường...

Thay vì viết:

Mùa xuân

Hãy viết:

Mùa của trăm hoa đua nở, mùa thắm sắc đào mai, mùa của những chồi non lộc biếc...

Vì 1 bài k thể viết hết [An mỏi tay qa mn ưii] nên nếu mn cần tìm từ nào, xin hãy để ở bình luận, mình sẽ cho mn bt từ mà mn cần tìm nhs. Các từ có trên bài đều là các từ thông dụng, có thể mn sẽ cần đó nhenn:> =)

Cảm ơn vì đã đọc ạa! ^^ Hãy góp ý và hãy cho mình biết từ mà các bạn cần nhé <3333

:33

*Bài này có thể hợp với mọi độ tuổi, nhất là các bạn cấp 1 cấp 2

14
25 tháng 5 2024

Cảm ơn em nhé!

25 tháng 5 2024

@Trần Nguyễn Phương Thảo, onl thì e cx k rep tin nên chị thông cảm hộ e nhé ạ! Hiện tại e đang cs 1 số viếc riêng ạ!

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40 Họ và tên…………………………… Lớp…. Bài 01. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau: a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 40
Họ và tên…………………………… Lớp….
Bài 01
. (01 điểm) Gạch chân từ khác loại trong những nhóm từ sau:

a. nhanh chóng, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh trí b. hoa lá, tươi tốt, nhà kho, leo trèo
c. cánh diều, cánh quạt, cánh chim, cánh đồng d. chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương, nỗi niềm

Bài 02. (01 điểm) Xác định các nhận xét sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào ô trống.

Nhận xét Đúng Sai
1. Anh hai, hai anh đều là những từ ghép.
2. Nhóm từ im lìm, thưa thớt, yên ắng là những từ đồng nghĩa.
3. Từ nhân dân là từ ghép Hán Việt.
4. Câu Năm nay, Nam như cao hơn năm ngoái. sử dụng biện pháp so
sánh.

Bài 03. (4,5 điểm) Đọc đoạn văn sau trong bài Đất Cà Mau của Mai Văn Tạo:
(1) Cà Mau đất xốp. (2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3) Trên cái
đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của
trời. (4) Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải
cắm sâu vào lòng trong lòng đất. (5) Nhiều nhất là đước. (6) Đước mọc san sát đến tận mũi đất
cuối cùng, thẳng đuột nhưng hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. (7) Nhà cửa dựng dọc theo
những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. (8) Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng
thân cây đước.

a. Tìm trong câu (2) và (4) rồi điền vào chỗ trống:
- Từ ghép tổng hợp:……………………………………………………………………………
- Từ ghép phân loại:…………………………………………………………………………...
- Từ láy:………………………………………………………………………………………..
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ
thẳng đuột:……………………………………………………...
c. Tác dụng của dấu phẩy trong câu (7):………………………………………………………
d. Tìm trong đoạn văn: Các câu đơn:…………………….Các câu ghép:…………………….
e. Đoạn văn sử dụng phép liên kết nào?....................................................................................
f. Xác định thành phần câu trong những câu sau:

(2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.
(3) Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn
thịnh nộ của trời.

g. Câu văn số (6) sử dụng biện pháp tu từ gì? Nhờ đó giúp em hình dung gì về cây đước?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………............................

Bài 04. (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau:

Nắng khẽ vươn tay ngà
Vén chăn mây bừa bộn
Còn lem nhem góc nhà
Bóng đêm vừa chạy trốn
Hê! Một hai ba bốn
Nào vẫy cánh, xoạc chân
Gà con tập thể dục
Trước khi chơi đánh vần.
(
Trích Tinh khôi ngày mới - Nguyễn Ngọc Hưng)

a. Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Gạch chân từ ngữ thể hiện biện pháp đó.
…………………………………………………………………………………………………
b. Có nên thay từ
vén trong đoạn thơ bằng từ kéo hay không ? Vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… …………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
c. Em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
………………………………………………………………………………………………… ……
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Bài 05. (1,5 điểm) Viết một đoạn văn nói về vẻ đẹp của Hà Nội và tình cảm của em dành cho
mảnh đất Thủ đô yêu dấu.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

0
14 tháng 5 2024

Ngăn cách TN,CN với VN

Mik chưa chắc lắm. Tk ạ!

14 tháng 5 2024

Ngăn cách trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ nha bạn

Tick cho mình 

12 tháng 5 2024

tử vong

vì vong hồn ko thể chết

12 tháng 5 2024

đồng hồ chết

12 tháng 5 2024

Làm ca sỹ 

12 tháng 5 2024

Làm ca sỹ 

11 tháng 5 2024

Chắc C

12 tháng 5 2024

Chọn đáp án c. Phép thế, phép nối và phép lặp
Giải thích:

- Phép lặp: Từ "tình yêu" được lặp lại ở cả hai câu, tạo mối liên kết về nội dung giữa hai câu.
- Phép thế:
+ "cả ba chúng tôi" (câu 1) được thế bằng "ở đâu" (câu 2) để tránh lặp từ ngữ.
+ "thành công và giàu sang" (câu 2) được thế bằng "tình yêu" (câu 1) bằng cách sử dụng phép ẩn dụ.
- Phép nối: Từ nối "bởi vì" ở đầu câu 2 thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa hai câu.

DT
7 tháng 5 2024

Một trong những mùa mà tôi luôn ấn tượng và khắc sâu trong ký ức là mùa thu. Khi mùa thu đến, mọi thứ dường như được phủ lên một màu sắc ấm áp và lãng mạn, tạo nên một bức tranh tuyệt vời của sự thanh bình và sự thư thái.

Bầu trời trong mùa thu thường rất trong xanh, trải dài mênh mông và không một đám mây nào, nhưng cũng có những buổi chiều khi mây trắng bồng bềnh bắt đầu xuất hiện, tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng và mộng mơ. Những ánh nắng vàng óng ả vỗ về trên những hàng cây lá vàng rực, khiến cho không gian trở nên ấm áp và đầy mê hoặc.

Mùa thu cũng mang đến hương vị của những trái cây chín mọng, những quả bóng bay lượn trên cành và tiếng lá rơi rụng nhẹ nhàng xuống mặt đất. Cảm giác se lạnh nhẹ nhàng của gió thu thổi qua làm cho tâm hồn trở nên bình yên, nhưng cũng đầy hứng khởi.

Điểm đặc biệt của mùa thu là sự biến đổi của cảnh quan xung quanh. Các công viên và đường phố dần chuyển sang gam màu ấm áp và sắc vàng, khiến cho mọi người cảm thấy như mình đang sống trong một bức tranh tự nhiên đẹp đẽ.

Với tôi, mùa thu không chỉ là một mùa trong năm, mà còn là thời điểm để dừng lại, thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc sống.

29 tháng 6 2024

Đối với em, mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Vào thu, tiết trời mát mẻ và dễ chịu. Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Em có thể ngước nhìn và ngắm trời cao thật lâu mà chẳng lo bị những ánh nắng gay gắt làm chói mắt. Mùa thu còn mang theo những cơn gió nhẹ nhàng, hơi se lạnh mỗi lúc sáng sớm. Đường phố ngập trong sắc vàng của cây mùa thay lá. Mùa thu đẹp đến nao lòng như vậy đấy! Em rất yêu mùa thu và luôn đón chờ mỗi độ thu về.