giải giúp tớ câu 2 ạ, tớ cảm ơn!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới”. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách. Chính phủ liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống. Ý thức học tập tích cực chính là động lực đưa con người đến thành công.
Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân.
Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học. Họ thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc học. Họ không biết học để làm gì? Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
Học sinh vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.
Bạo lực học đường ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường. Tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Trong đó, hơn 5.000 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau. Đã có khoảng 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì tội đánh nhau…
Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường có thể xuất phát từ nhiều lí do. Có thể do mâu thuẫn, hiềm khích hay những lí do nhỏ nhặt khác. Song điều đó phản ánh sự xuống cấp trầm trọng của nền tảng đạo đức, thái độ, lối sống và ý thức học tập yếu kém của học sinh.
Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng là mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
Các phương tiện giải trí ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn thời gian của học sinh. Việc sa đà vào mạng xã hội, game,… khiến cho học sinh lơ là việc học tập. Sự xâm nhập của các trào lưu lệch lạc phá hỏng niềm đam mê học tập. Đặc biệt là tâm lí xã hội về vai trò của học tập. Những bất công trong xã hội khiến cho nhiều học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công.
Suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường họ, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
Một vài giáo viên suy thoái nhân cách khiến học sinh mất niềm tin vào trường học. Học sinh không còn yêu mến môn học. Việc học tập trở nên căng thẳng, đáng sợ.
Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh. Điều đó khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa thực sự được chú trọng.
Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động. Học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến giờ học nhàm chán. Hiện tượng học chay, học vẹt làm học sinh chán nản, buông bỏ việc học.
Vấn đề hỗ trợ tâm lí cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ. Sự khủng hoảng tâm lí lứa tuổi khiến các em bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không có động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn niềm vui và hứng thú nữa.
Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mất ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.
Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao trong trường học. Bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội. Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến. Tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng. Xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học. Khi được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất sẽ cải thiện được chất lượng nguồn lực lao động. Giáo dục phát triển, con người có học thức, tệ nạn xã hội sẽ giảm. Họ đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa. Lấy thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, có tính giáo dục cao thu hút học sinh.
Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang có sự thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm. Bởi vậy, học sinh thường có hành động bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân. Từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ. Học sinh biết hướng đến lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao.
Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhở, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ. Lấy học tập tích cực làm mục đích phấn đấu. Tạo niềm vui trong học tập để bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
Không học tập thì không trở thành người tốt. Không phấn đấu sẽ không có thành công trong cuộc sống. Một người vô học sẽ bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc. Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối. Họ sẵn sàng dùng tiền để mua chuộc, tham nhũng, hối lộ để có lợi ích. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công. Chỉ có tri thức mới giúp ta tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới”. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách. Chính phủ liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống. Ý thức học tập tích cực chính là động lực đưa con người đến thành công.
Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân.
Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học. Họ thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc học. Họ không biết học để làm gì? Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
Học sinh vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.
Bạo lực học đường ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường. Tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Trong đó, hơn 5.000 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau. Đã có khoảng 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì tội đánh nhau…
Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường có thể xuất phát từ nhiều lí do. Có thể do mâu thuẫn, hiềm khích hay những lí do nhỏ nhặt khác. Song điều đó phản ánh sự xuống cấp trầm trọng của nền tảng đạo đức, thái độ, lối sống và ý thức học tập yếu kém của học sinh.
Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng là mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nên nghĩa.
Các phương tiện giải trí ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn thời gian của học sinh. Việc sa đà vào mạng xã hội, game,… khiến cho học sinh lơ là việc học tập. Sự xâm nhập của các trào lưu lệch lạc phá hỏng niềm đam mê học tập. Đặc biệt là tâm lí xã hội về vai trò của học tập. Những bất công trong xã hội khiến cho nhiều học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công.
Suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường họ, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
Một vài giáo viên suy thoái nhân cách khiến học sinh mất niềm tin vào trường học. Học sinh không còn yêu mến môn học. Việc học tập trở nên căng thẳng, đáng sợ.
Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh. Điều đó khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa thực sự được chú trọng.
Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động. Học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến giờ học nhàm chán. Hiện tượng học chay, học vẹt làm học sinh chán nản, buông bỏ việc học.
Vấn đề hỗ trợ tâm lí cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ. Sự khủng hoảng tâm lí lứa tuổi khiến các em bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không có động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn niềm vui và hứng thú nữa.
Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mất ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.
Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao trong trường học. Bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội. Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến. Tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng. Xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học. Khi được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất sẽ cải thiện được chất lượng nguồn lực lao động. Giáo dục phát triển, con người có học thức, tệ nạn xã hội sẽ giảm. Họ đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa. Lấy thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, có tính giáo dục cao thu hút học sinh.
Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang có sự thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm. Bởi vậy, học sinh thường có hành động bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân. Từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ. Học sinh biết hướng đến lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao.
Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhở, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ. Lấy học tập tích cực làm mục đích phấn đấu. Tạo niềm vui trong học tập để bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
Không học tập thì không trở thành người tốt. Không phấn đấu sẽ không có thành công trong cuộc sống. Một người vô học sẽ bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc. Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối. Họ sẵn sàng dùng tiền để mua chuộc, tham nhũng, hối lộ để có lợi ích. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công. Chỉ có tri thức mới giúp ta tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
Làm thế nào để vượt qua khó khăn
Cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc đối mặt với khó khăn, nhưng cách chúng ta đối diện và vượt qua chúng sẽ quyết định sự trưởng thành và thành công của bản thân. Đầu tiên, cần giữ vững tinh thần lạc quan và niềm tin vào bản thân. Khi bạn tin rằng mọi vấn đề đều có cách giải quyết, bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn để tiếp tục cố gắng. Thứ hai, hãy chia sẻ vấn đề của mình với người thân, bạn bè hoặc những người bạn tin tưởng. Lời khuyên từ họ có thể mang lại cho bạn góc nhìn mới mẻ hoặc những giải pháp thiết thực. Ngoài ra, việc học hỏi từ những khó khăn trước đây cũng rất quan trọng. Hãy xem đó là cơ hội để rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và phát triển bản thân. Cuối cùng, đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm khi cần thiết. Khó khăn là một phần không thể thiếu trong hành trình trưởng thành, nhưng chỉ cần kiên nhẫn và không từ bỏ, bạn sẽ vượt qua và tiến lên phía trước.
Buổi sáng ngày hôm đó là một ngày trời nắng nhẹ và mát mẻ rất dễ chịu. Em đi đến trường bằng chiếc xe đạp màu hồng yêu thích của em. Khi đang trên con đường làng thân quen, em đã bắt gặp thấy một em nhỏ bị ngã xe ở bên ven đường. Em nhỏ ấy đang khóc, đầu gối, bàn chân của em bị trầy xước. Quần áo của em cũng bị bẩn lấm lem toàn bụi đất. Chiếc xe đạp màu vành bên cạnh em cũng đã bị cong vành ở bánh trước. Lúc này sắp đến giờ vào lớp, mặc dù em rất vội nhưng em vẫn dừng xe lại để đỡ em nhỏ dậy và phủi quần áo cho em nhỏ. Em an ủi, dỗ dành để em nhỏ nín khóc. Em dắt chiếc xe đạp bị cong vành của em nhỏ gửi ở một quán nước ven đường gần đó, sau đó đèo em nhỏ đến trạm y tế. Đến nơi, cô y tá đã nói rằng em nhỏ không có bị việc gì. Cô y tá còn tìm cách liên lạc với người nhà em nhỏ. Khi bố mẹ em nhỏ đến trạm y tế để đón, hai bác đã cảm ơn em. Sau đó, em chào tạm biệt mọi người rồi vội vàng đạp xe đi đến lớp học nhưng em đã bị muộn giờ học. Em xin phép cô giáo vào lớp và trình bày nguyên nhân với cô giáo em đi học muộn, thật may là cô giáo không hề trách em mà khen em ngoan ngoãn, tốt bụng, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn
Vất vả là từ láy, thuộc kiểu láy một phần, láy âm đầu.
Bồng bế là từ ghép và nó là từ Hán Việt
Học ăn, học nói, học gói, học mở" là câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết để thể hiện tầm vai trò, quan trọng của việc học xuyên suốt quá trình trưởng thành, khôn lớn của mỗi một con người. Như vậy, để hoàn thiện bản thân về kiến thức, năng lực, phẩm chất, con người cần không ngừng nỗ lực, học hỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng dù học tập theo con đường nào, chúng ta cũng luôn phải giữ vững tinh thần tự học. Như chúng ta đã biết, học là quá trình tìm tòi, tiếp thu tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm do thế hệ đi trước đúc rút và để lại. Có nhiều phương pháp để con người thực hiện mục đích này như: học qua thầy cô, học qua bạn bè, học từ sách vở,... Dù tiếp nhận tri thức bằng cách nào thì tinh thần tự học cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tinh thần tự học là sự chủ động, tích cực trong con đường tìm hiểu, tiếp nhận tri thức một cách độc lập, từ đó hình thành những kĩ năng và kinh nghiệm cho bản thân. Tự học thể hiện cao độ tinh thần ham học hỏi của con người và đối lập hoàn toàn với cách học thụ động, học vẹt. Trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy được vai trò, ý nghĩa của tinh thần tự học thông qua rất nhiều tấm gương ham tìm tòi và học hỏi. Khi ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ có hai bàn tay trắng và vốn hiểu biết về văn hóa, truyền thống dân tộc. Nhưng với khát vọng giải phóng dân tộc vĩ đại, sau hơn ba mươi năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Để phát huy tác dụng của tinh thần tự học, mỗi một con người cần ý thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc học, từ đó nâng cao tinh thần học hỏi. Khi tiếp nhận một tri thức mới, chúng ta cần tích cực tư duy, suy nghĩ để nắm bắt tri thức sâu hơn, vững vàng hơn. Như vậy, tinh thần tự học luôn có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. Là những học sinh, chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý thức, tinh thần chủ động, tự giác trong học tập.
Mời Trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Đây là tác phẩm được viết theo thể thơ đường thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt với niêm luật:
B - T - B
T - B - T
T - B - T
B - T - B
Đây là tác phẩm được viết theo thể thơ đường thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt với niêm luật:
B - T - B
T - B - T
T - B - T
B - T - B
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường
Tín hiệu internet chập chờn khiến bố tôi không thể làm việc được
Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, các em sẽ được học nhiều bài thơ viết về dòng sông quê hương, như Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Bè xuôi sông La (Vũ Duy Thông), Dòng sông mặc áo (Nguyễn Trọng Tạo). Và trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, chúng ta sẽ được đến với con sông Vàm Cỏ Đông yêu thương của nhà thơ Hoài Vũ qua bài thơ Vàm cỏ Đông. Bài thơ ca ngợi dòng sông Vàm cỏ Đông, nói lên niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả với dòng sông quê hương. Tình yêu tha thiết ấy được khơi mở từ một câu hỏi đối với “em” – người con gái miền Bắc:
Câu hỏi như để giới thiệu rằng nếu ở miền Bắc quê em có sông Hồng đỏ nặng phù sa, thì ở miền Nam quê anh cũng có dòng sông Vàm cỏ Đông. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, các từ “sông Hồng” và “em” không chỉ là một danh từ cụ thể, mà đấy là một nửa đất nước. Nửa phía Bắc, tác giả lấy biểu trưng là sông Hồng, nửa phía Nam, ở đây là sông Vàm cỏ Đông.
Bài thơ gồm ba khổ thơ, cả ba khổ đều chứa chan những cảm xúc, nỗi nhớ, niềm tự hào và cả ân tình ân nghĩa của nhà thơ đối với con sông Vàm Cỏ Đông.
Câu hỏi như để giới thiệu rằng nếu ở miền Bắc quê em có sông Hồng đỏ nặng phù sa, thì ở miền Nam quê anh cũng có dòng sông Vàm cỏ Đông. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, các từ “sông Hồng” và “em” không chỉ là một danh từ cụ thể, mà đấy là một nửa đất nước. Nửa phía Bắc, tác giả lấy biểu trưng là sông Hồng, nửa phía Nam, ở đây là sông Vàm cỏ Đông.
Bài thơ gồm ba khổ thơ, cả ba khổ đều chứa chan những cảm xúc, nỗi nhớ, niềm tự hào và cả ân tình ân nghĩa của nhà thơ đối với con sông Vàm Cỏ Đông.
Khổ 1: Tình yêu tha thiết của nhà thơ với con sông quê hương
Nhà thơ đứng trên dòng sông quê hương, đứng ở mảnh đất quê hương mình mà nghĩ tới quê em “ở tận sông Hồng” xa lắm, em có biết rằng “Quê hương anh cũng có dòng sông”. Câu thơ vừa như lời kể, vừa như câu hỏi, hỏi để mà so sánh, để giới thiệu dòng sông quê hương: đó là con sông Vàm cỏ Đông, một nhánh của sông Vàm cỏ. Nhà thơ đã dành những tình cảm thiết tha, trìu mến khi nói về dòng sông quê hương. Với cảm xúc dạt dào chan chứa tình cảm yêu thương, gắn bó, nhà thơ cất lên tiếng gọi: “Vàm cỏ Đông! Ơi Vàm cỏ Đông!”.
Tiếng gọi tha thiết của nhà thơ có sức ngân vang, làm xao xuyến tâm hồn con người. Bởi tác giả gọi con sông không phải để trò chuyện mà đó là âm vang của cõi lòng thương mến, thanh âm trong trẻo ấy sẽ theo nhà thơ đi suốt cuộc đời. Câu thơ là điểm nhấn cho khổ thơ mở đầu nói riêng và toàn bài thơ nói chung.
Khổ 2: Vẻ đẹp của con sông quê hương
Sau tiếng gọi thiết tha, khổ thơ tiếp theo đưa ta xuôi theo dòng nước. Từ “đây” như để khẳng định, giới thiệu con sông quê mình, chắc chắn không thể lẫn với một con sông nào khác. Nhà thơ miêu tả con sông không phải trong khoảnh khắc, mà là ấn tượng về con sông đã, đang và bao đời nay quanh năm bốn mùa vẫn chảy trôi. Độ trong vắt của nước sông được gợi ra từ hình ảnh “Bốn mùa soi từng mảnh mây trời”.
Con sông nào mặt nước cũng soi bóng mây trời, thơ mộng, đẹp đẽ, vời vợi nỗi nhớ thương của những con người nặng tình với quê hương xứ sở. Cả khổ thơ bốn câu, ba câu trên ngắt nhịp 3/4. Câu cuối khổ, nhịp thơ thay đổi 2/3/2 cùng với từ láy “chơi vơi” ở cuối câu thơ đã tạo nên nhạc điệu ngân nga, thứ nhạc điệu của tâm hồn, của tình yêu quê hương tha thiết, nồng đượm.
Khổ 3: Hình ảnh dòng sông nuôi dưỡng mảnh đất quê hương
Nếu ở khổ thơ trên, tác giả giới thiệu vẻ đẹp của sông Vàm cỏ Đông thì đến khổ thơ thứ ba, nhà thơ nói về những ân tình đối với con sông. Dòng sông đồng thời cũng giống như “dòng sữa mẹ” nuôi dưỡng cho mảnh đất bốn mùa hoa trái ngát hương. Dòng sữa mẹ nuôi con khôn lớn, và dòng sông chở che, bồi đắp phù sa, tưới tắm, làm cho đất đai màu mỡ, làng mạc trù phú, con người no đủ. Nhà thơ miêu tả con sông với lòng biết ơn sâu nặng, con sông không chỉ được so sánh với dòng sữa mẹ làm “xanh ruộng lúa, vườn cây” mà còn được so sánh với tình mẹ bao la, con sông nước đầy “ăm ắp như lòng người mẹ” tràn đầy tình yêu thương đối với các con.