K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2023

- Tên của bài thơ "Tiếng vọng hòa bình"

- Vần có trong bài thơ: "ôi" ( hồi - rồi ), "ât" ( vật - mất )

- Hình ảnh có trong bài thơ: "cảnh vật", "bóng người", "chiến trường", "áo", "hòa bình", "Tổ quốc".

15 tháng 10 2023

Bài thơ " Hương nhãn" của Trần Đăng Khoa với những câu thơ đơn giản, nhẹ nhàng. Nó như một câu chuyện kể về mùa nhãn chín. Hàng năm cứ đến mùa nhãn chín thì sẽ có người anh về thăm nhà và trèo lên để vặt nhãn. Năm nay nhãn lại chín rồi nhưng không thấy người anh về thăm nữa. Cây nhãn đó là vượt qua khó khăn, khi bom giội nhưng nhãn vẫn chín rộ. Hương nhãn bay phảng phất bên bàn học làm người em nhớ đến anh trai đang còn chiến đấu nơi xa. Không chỉ người em mà mẹ cũng luôn thao thức để chờ anh về, mong ngóng anh.

14 tháng 10 2024

Ngu

 

 

15 tháng 10 2023

rất vui

 

 

15 tháng 10 2023

người mẹ thao thức nhớ con mà ko ngủ đc, buồn bã nhớ lại người anh đang đi xa.

16 tháng 10 2023

Đọc bài thơ em cảm nhận được trọn vẹn trái tim của vị lãnh tụ vĩ đại dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh đội viên chợt tỉnh giấc trong đêm, khi trời đã về khuya nhưng Bác vẫn ngồi đó, chưa ngủ có lẽ vì lo nỗi nước nhà, việc trên chiến trường chưa thể xử lí hết. Nhưng Bác vẫn dùng hành động của mình để quan tâm đến những anh đội viên. Hành động Bác đi “dém chăn” với bước chân nhẹ nhàng để bộ đội không tỉnh giấc khiến tôi thật ấn tượng. Một vị lãnh tụ với nhân dân không có một chút xa cách. Bác giống như người cha luôn suy nghĩ, chăm lo cho những đứa con. anh đội viên đòi Bác phải đi ngủ sớm, Bác đã bộc bạch lí do còn thức là vì thương đoàn dân công ta lại càng thêm cảm phúc tấm lòng bao la của con người vĩ đại ấy. Chỉ qua những sự việc bình thường với lối diễn đạt giản dị, trong sáng đã khắc họa thành công bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn dành cho nhân dân ta.

15 tháng 10 2023

15 tháng 10 2023

Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã mang đến cho tôi những cảm xúc sâu sắc và đầy tình cảm. Bài thơ này đã khắc họa một cảnh tượng đơn giản nhưng đầy ý nghĩa - tiếng gà trưa. Khi đọc bài thơ, tôi cảm nhận được sự yên bình và thanh thản của buổi trưa. Tiếng gà reo vang qua từng câu thơ, tạo nên một không gian thơ mộng và êm đềm. Đó là tiếng gà trưa, tiếng gà đánh thức những kỷ niệm tuổi thơ, những kỷ niệm về quê hương và những ngày tháng tươi đẹp. Bài thơ còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về sự gắn kết và tình yêu thương gia đình. Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh mà còn là biểu tượng của tình yêu thương và sự chăm sóc từ người thân. Đó là một tình yêu chân thành và vô điều kiện, một tình yêu mà chúng ta luôn mong muốn có trong cuộc sống. Với những cảm xúc này, tôi không thể không bày tỏ sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với bài thơ "Tiếng gà

15 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm, em lại càng thêm yêu mến những người lính - bộ đội cụ Hồ - những người đã bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc. Hình ảnh anh lính với tuổi xuân xanh "chưa một lần yêu" nhưng quyết tâm "đi vào rừng xanh" trong những năm tháng khói lửa đã làm chúng ta thêm cảm phục bởi lí tưởng sống cao đẹp. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, người lính trẻ vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Anh hi sinh nơi núi rừng Trường Sơn nhưng mãi được đồng đội, nhân dân thương nhớ. Những hình ảnh hào hùng mà cũng giản dị của anh "Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh" còn in mãi trong tâm trí nhân gian. Với hình ảnh thơ gần gũi cùng cách gieo vần chân, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ. Bằng các biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh không về nữa" đã góp phần bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn của đồng đội, của nhân dân. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi trẻ nhiệt huyết, về sự bất tử của những người lính - những người đã góp phần tạo nên Việt Nam hòa bình.

15 tháng 10 2023

Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể thiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”,… trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu… Còn mê thả diều”. Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành” khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bi thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc họa hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Anh hóa thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh… mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tưởng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gìn giữ. Những sắc màu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuântuổi thơ, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ để làm nên đất nước muôn đời.

12 tháng 10 2023

chắc là quan điểm đồng tình ý bn =))